- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được
15 Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta M.) 5 0,433 22,34 ++
4.4.2.2. ảnh hưởng của địa hình
Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu, đất và nguồn thức ăn của sâu hại. Vị trí độ cao tương đối thể hiện ở các thuật ngữ quen thuộc như “chân đồi”, “sườn đồi”, “đỉnh đồi”, các hướng dốc (huớng phơi) là đặc điểm quan trọng của địa hình.
Để thấy được ảnh hưởng của vị trí độ cao tương đối tới mật độ của loài sâu hại chủ yếu, chúng tôi thể hiện số liệu trong biểu sau:
Biểu 4.11: ảnh hưởng của vị trí độ cao tương đối tới mật độ sâu hại
Loài sâu
Vị trí TĐ Sâu đục nõn Vòi voi nâu
Sườn đồi 0,31 0,42
Chân đồi 0,86 5,76
Từ biểu trên cho thấy sâu hại đều có mật độ giảm dần theo độ cao, càng lên cao mật độ càng giảm. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mật độ ở đây cũng không lớn lắm, nguyên nhân là do khi trồng thực nghiệm ở đây có địa hình không quá phức tạp, là địa hình đồi núi thấp. Sở dĩ có sự khác nhau về mật độ ở 2 vị trí chân đồi và sườn đồi là do có sự khác nhau về tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Lát Mexico ở vị trí chân đồi và sườn đồi. Các vị trí khác nhau thường có độ dốc và độ dầy tầng đất khác nhau nên đã ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây. ởvị trí chân đồi thường có độ dầy tầng đất cao hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn. Vì vậy ở vị trí chân đồi tình
hình sinh trưởng của cây cũng tốt hơn mà các loài sâu hại thường có xu hướng tập trung ở những nơi có cây sinh trưởng tốt, do đó nhiều thức ăn, ngược lại khi cây sinh trưởng kém thì khả năng đề kháng đối với sâu bệnh cũng giảm. Như vậy độ cao có ảnh hướng đến sự biến động của các loài sâu hại chủ yếu.