tỉnh Điện Biên đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM
Căn cứ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh Điện Biên đang áp dụng đúng quy trình đối với hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch gồm các bước cụ thể như sau:
Chuẩn bị thanh tra
Hàng năm, dựa trên kế hoạch của Thanh tra NHNN TW, Thanh tra Chi nhánh sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra các NHTM trình Giám đốc phê duyệt. Căn cứ để xác định nội dung thanh tra trong từng cuộc thanh tra là kế hoạch thanh tra hàng năm, tình hình của đơn vị sắp thanh tra, các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và yêu cầu của công tác quản lý đối với các NHTM trong từng thời kỳ.
Trong bước chuẩn bị thanh tra, một cán bộ thanh tra viên sẽ được giao nhiệm vụ nắm bắt tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra thông qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các thông tin có liên quan. Thời gian để nắm bắt tình hình không quá 15 ngày làm việc, sau khi kết thúc việc nắm bắt tình hình, trong vòng 05 ngày làm việc, thanh tra viên sẽ phải lập báo cáo trình Chánh thanh tra. Báo cáo được lập phải nêu rõ được tình hình hoạt động của đối tượng được thanh tra; các kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ quan hữu quan; các vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu vi phạm pháp luật… Trong nội dung báo cáo cũng cần đề xuất được các nội dung cần thanh tra, phương pháp thanh tra, số lượng nhân sự cần có cho cuộc thanh tra.
Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, báo cáo nắm bắt tình hình, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên sẽ ra quyết định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra do Giám đốc chỉ định, có thể là Chánh thanh tra hoặc Phó chánh thanh tra. Để cuộc thanh tra được tiến hành thuận lợi, đạt kết quả cao cần có sự chuẩn bị đầy đủ từ kinh phí, phương tiện vật chất…
Tiến hành thanh tra
- Công bố quyết định thanh tra: Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra sẽ có trách nhiệm chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra đến NHTM được thanh tra.
- Đoàn thanh tra có quyền yêu cầu NHTM được thanh tra báo cáo; cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra hoạt động tín dụng như:
+ Chính sách, quy trình nội bộ về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; cam kết ngoại bảng; phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng.
+ Bảng cân đối kế toán chi tiết tháng, năm trong thời kỳ được thanh tra. + Sổ nhật ký quỹ trong thời kỳ thanh tra; sao kê dư nợ cho vay tại chi nhánh; sao kê các khoản tín dụng nội bộ đối với các thành viên Hội đồng quản trị, cán bộ cấp quản lý, các cổ đông lớn…
+ Danh sách các khách hàng có dư nợ cho vay, hồ sơ khách hàng, chứng từ hạch toán.
+ Danh sách các tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý; tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng.
+ Báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. + Báo cáo chi tiết tình hình mua bán nợ.
- Đoàn thanh tra sẽ tiến hành lựa chọn khách hàng trọng tâm:
+ Khách hàng có dư nợ vay lớn trong thời kỳ thanh tra.
+ Khách hàng có dư nợ được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5. + Khách hàng được trích lập dự phòng cụ thể thừa, thiếu. + Khách hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản.
+ Dư nợ được kiểm tra tối thiểu bằng 50% dư nợ nội bảng của NHTM được thanh tra.
- Tiến hành thanh tra:
Bước 1: Với mỗi khách hàng kiểm tra các nội dung chủ yếu như: + Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
+ Kiểm tra việc phân tích và đánh giá khả năng tài chính, phân tích tình hình kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Kiểm tra xếp loại khách hàng.
+ Kiểm tra việc lập hạn mức tín dụng, bảo lãnh. + Kiểm tra việc phê duyệt cấp tín dụng, bảo lãnh.
+ Kiểm tra hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, việc giải ngân và giám sát sử dụng vốn vay.
Bước 2: Kiểm tra việc phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro.
+ Kiểm tra các quy định nội bộ về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
+ Xác định mức độ chính xác của số liệu phân loại nợ trong thời kỳ thanh tra, đối chiếu với các báo cáo.
Bước 3: Chất vấn cán bộ có liên quan
Trong quá trình thanh tra, nếu nhận thấy có những vấn đề cần được làm rõ, cán bộ thanh tra có thể tiến hành chất vấn cán bộ có liên quan. Việc chất vấn phải lập thành biên bản.
Bước 4: Lập biên bản kiểm tra
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, các chứng từ thu thập được trong quá trình kiểm tra, biên bản chất vấn cán bộ có liên quan, nếu nhận thấy có hành vi vi phạm thì cán bộ thanh tra tiến hành lập biên bản. Biên bản được lập phải ghi rõ, trung thực diễn biến vụ việc xảy ra, đối chiếu với các quy định của pháp luật để từ đó xác định xem việc cấp tín dụng của NHTM được thanh tra có sai phạm hay không.
Bước 5: Lập biên bản vi phạm hành chính
Qua quá trình thanh tra, nếu xét thấy NHTM được thanh tra có phát sinh vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đoàn thanh tra tiến hành các thủ
tục để lập biên bản vi phạm hành chính.
Kết thúc cuộc thanh tra
- Lập báo cáo kết quả thanh tra
Sau khi kết thúc việc tiến hành thanh tra, các thành viên trong đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công việc được giao cho trưởng đoàn thanh tra. Từ đó, tổng hợp đưa ra Báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của Nhà nước trong hoạt động cho vay của NHTM được thanh tra.
+ Đưa ra đánh giá chung về chất lượng tín dụng của NHTM được thanh tra. + Đối chiếu, xác minh được tính chính xác số liệu của từng khách hàng được kiểm tra, so sánh với các số liệu báo cáo của đơn vị.
+ Xác định rõ dư nợ được thanh tra so với dư nợ của chi nhánh; dư nợ có sai phạm so với dư nợ được thanh tra của chi nhánh.
+ Xác định chính xác nhóm nợ của từng khách hàng được kiểm tra. Phân loại và tính dự phòng cho các khoản vay đã được điều chỉnh sang các nhóm nợ khác với số liệu báo cáo của ngân hàng.
+ Xác định các vi phạm (nếu có), mức độ, tính chất, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng vi phạm.
+ Xác định mức độ rủi ro, tổn thất, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn. + Kết luận và kiến nghị xử lý đối với tập thể, cá nhân có vi phạm.
Khi kết thúc thanh tra Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh tiến hành công bố và công khai kết luận thanh tra tại cuộc họp kết thúc với NHTM.
Khi tác giả tiến hành khảo sát đánh giá việc thực hiện quy trình thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên đã cho kết quả như sau:
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát đánh giá việc thực hiện quy trình thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên
Phần khảo sát dành cho cán bộ NHNN
TT Nội dung khảo sát
Thang điểm đánh giá
Từ cao xuống thấp: 5 cao nhất – 1 thấp
nhất Điểm trung bình Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Khá cao (4) Cao (5)
1 Quy trình thanh tra được
xây dựng đầy đủ, khoa học 0 0 50 40,91 9,09 3,59
2
Mức độ đầy đủ của việc thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra
0 0 68,18 18,18 13,64 3,45
3 Quyết định thanh tra là hợp lý 0 0 27,27 63,64 9,09 3,82 4
Số lượng thành viên đoàn thanh tra đủ đáp ứng yêu cầu công việc
0 18,18 72,73 9,09 0 2,91
5
Mức độ quan tâm của lãnh đạo đơn vị đối với cuộc thanh tra
0 0 36,36 54,55 9,09 3,73
6 Mức độ quan tâm của cán bộ
đơn vị đối với cuộc thanh tra 0 0 81,82 18,18 0 3,18 7
Mức độ cung cấp thông tin tài liệu của đơn vị liên quan đến nội dung thanh tra
0 0 77,27 22,73 0 3,2
8 Tính chính xác, đầy đủ của
kết luận thanh tra 0 0 59,09 22,73 18,18 3,59
9
Mức độ ảnh hưởng của kết luận thanh tra đến hoạt động của đơn vị được thanh tra
0 0 77,27 13,64 9,09 3,32
10
Việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra
0 40,91 54,55 4,54 0 2,64
Phần khảo sát dành cho cán bộ NHTM
TT Nội dung khảo sát Thang điểm đánh giá
Từ cao xuống thấp: 5 cao nhất – 1 thấp
Điểm trung
nhất bình Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Khá cao (4) Cao (5)
1 Quy trình thanh tra đượcxây dựng đầy đủ, khoa học 0 0 56,82 31,82 11,36 3,55 2 Quyết định thanh tra là hợp
lý 0 0 43,18 50 6,82 3,64
3
Số lượng thành viên đoàn thanh tra đủ đáp ứng yêu cầu công việc
0 18,18 56,82 20,45 4,55 3,11
4
Mức độ quan tâm của lãnh đạo đơn vị đối với cuộc thanh tra
0 20,45 25 31,82 22,73 3,57
5 Mức độ quan tâm của cán bộ
đơn vị đối với cuộc thanh tra 0 18,18 34,09 27,27 20,46 3,5 6
Mức độ cung cấp thông tin tài liệu của đơn vị liên quan đến nội dung thanh tra
0 0 59,09 36,36 4,55 3,45
7
Việc nghiên cứu, xác minh thông tin tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
0 0 52,27 40,91 6,82 3,55
8 Tiến độ thực hiện thanh tra
của đoàn thanh tra 0 0 22,73 70,45 8,82 3,84
9 Tính chính xác, đầy đủ của
kết luận thanh tra 0 0 63,64 31,82 4,54 3,41
10
Mức độ ảnh hưởng của kết luận thanh tra đến hoạt động của đơn vị
0 0 68,18 20,45 11,37 3,43
11 Mức độ thực hiện kết luận,
kiến nghị thanh tra tại đơn vị 0 0 65,91 20,45 13,64 3,48
Nhìn vào kết quả của bảng khảo sát có thể thấy quy trình thanh tra tại chỗ được đánh giá tương đối tốt. Về cơ bản quy trình thanh tra tại chỗ của NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên khá đầy đủ, khoa học tuy nhiên việc thực hiện theo các bước, các nội dung yêu cầu của quy trình đôi khi chưa được bài bản, còn làm tắt, làm gộp dẫn đến một số kết luận thanh tra vẫn còn hạn chế, bất cập. Các cuộc thanh tra đều nhận được sự quan tâm của lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên và lãnh đạo các đơn vị được thanh tra. Tuy nhiên do thiếu cán bộ thanh tra nên việc ra quyết định thanh tra NHTM nào đôi khi gây khó khăn cho lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh. Việc xem xét đưa ra quyết định thanh tra cần dựa trên kế hoạch thanh tra hằng năm của Ngân hàng Trung ương, chu kỳ hoạt động thanh tra, tình hình hoạt động thực tế của các NHTM trên địa bàn. Nguồn nhân lực bố trí cho các đoàn thanh tra còn thấp nên việc thanh tra đôi khi chỉ mang tính chất điển hình, không thể kiểm tra,