Hoàn thiện nội dung thanh tra

Một phần của tài liệu THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 89 - 90)

Hiện nay, hầu như các cuộc thanh tra trên địa bàn đều được tổ chức thực hiện trên diện rộng với nhiều nội dung nghiệp vụ, mang tính định kỳ hơn là đi vào kiểm tra sâu sát, mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá chung chung. Chưa có sự thống nhất giữa các Trưởng đoàn thanh tra khi phân công, theo dõi nội dung công việc và cách thức tiến hành thanh tra, dẫn đến việc vài kết luận chỉ ra được thực trạng, có đánh giá nguyên nhân nhưng trong từng hồ sơ cụ thể lại chưa kết luận rõ đúng sai theo quy định nào của pháp luật, chưa quy trách nhiệm cho tập thể, cá nhân để xảy ra những sai phạm đó, có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của NHTM hay không. Bởi vậy để có thể nâng cao chất lượng công tác thanh tra hoạt động tín dụng tại các ngân hàng, thanh tra chi nhánh cần xây dựng được nội dung thanh tra thống nhất cho từng chuyên đề thanh tra dựa trên cơ sở hướng dẫn chung của Cơ quan

TTGSNH. Đối với công tác thanh tra hoạt động tín dụng, ngoài các nội dung thanh tra Chi nhánh đã thực hiện tại Chương 2 cần lưu ý đến một số vấn đề như:

- Hoạt động thanh tra của Chi nhánh cần chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ của các NHTM bởi nó được xem là phòng tuyến đầu tiên phòng ngừa rủi ro cho chính các NHTM, bổ trợ cho hoạt động thanh tra chi nhánh trong quá trình phòng ngừa và khống chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Xác định nội dung thanh tra đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành về thanh tra các TCTD, cụ thể trong lĩnh vực tín dụng là thanh tra cấp tín dụng, đầu tư tài chính và các tài sản có khác. Đối với các cam kết ngoại bảng như các khoản bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại TCTD khác, cam kết trong nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác (bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu…) cần được chú trọng hơn vì chúng rất dễ gây ra rủi ro mà bản thân các NHTM lại ít chú ý đánh giá rủi ro của các khoản cam kết này. Ví dụ như đối với nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác, khi hoàn cảnh kinh doanh khó khăn có thể đẩy khách hàng đến việc vi phạm thảo thuận. Lúc này các ngân hàng sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và khoản bảo lãnh được chuyển thành khoản cho vay bắt buộc, nguy cơ trở thành nợ xấu đối với các khoản nợ này cũng rất cao. Do đó không được lơ là, xem nhẹ và phải hết sức chú ý đối với những khoản bảo lãnh ngân hàng đã cam kết với khách hàng.

Một phần của tài liệu THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w