Trong 3 tháng đầu năm 2020, mức độ quan tâm đến thị trường BĐS giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và 18% so với quý 4/2019.
Đây là mức quan tâm BĐS thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, trong đó thị trường BĐS Miền Trung giảm nhiều nhất, lên đến 46% so với cùng kỳ 2019.
Dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19 nhưng thị trường BĐS có thể phục hồi và tăng trưởng giao dịch trở lại từ cuối quý 3, đầu quý 4/2020.
Trong 3 tháng qua, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh BĐS (gồm cả chủ đầu tư, môi giới) đăng ký mới đều giảm. Số lượng tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều môi giới không có thu nhập; các chủ đầu tư tạm hoãn hoặc hủy kế hoạch bán hàng,..
Số lượng dự án BĐS mở bán mới cũng tương đối ít trong quý này. Trong quý 1/2020, toàn thị trường có 4 dự án mới mở bán tại miền Bắc, 1 dự án mới được mở bán tại miền Trung và 2 dự án mới được mở bán tại miền Nam.
Tuy nhiên lượng tin đăng bán BĐS giảm nhiều hơn cho thuê. Cụ thể, tổng lượng tin đăng bán trong quý 1/2020 chỉ đạt 18% so với quý 4/2019 là 82%. Lượng tin đăng sản phẩm cho thuê tương ứng là 20% và 80%. Trong đó, lượng tin đăng chung cư giảm 27%; nhà mặt phố giảm 34%; nhà trọ, phòng trọ giảm 3%.
Xét về mức độ quan tâm BĐS theo khu vực địa lý, so với quý 4/2019, trong quý 1/2020, Tp.Hồ Chí Minh giảm 24%, Đà Nẵng và Nha Trang giảm 22%, Hà Nội giảm 7%,..
Xu hướng BĐS 2020 chuyển dịch từ TP lớn đến các tỉnh lân cận có tốc độ phát triển mạnh
Năm 2019 được cho là một năm trầm lắng của thị trường BĐS Việt Nam khi cả nguồn cung cũng như các giao dịch thành công đều giảm. Những vấn đề về pháp lý, cơ
sở hạ tầng, tín dụng trong BĐS và đặc biệt là nhiều sự việc liên quan đến tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân tại chung cư, condotel… đã ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với thị trường.
Bước sang năm 2020, nhiều giải pháp đã được cơ quan chức năng đưa ra nhằm kích cầu cho BĐS. Đặc biệt, một trong những vấn đề "nóng" trong năm qua là tính pháp lý của sản phẩm codotel đã được Bộ Xây dựng ban hành vào ngày 31/12/2019. Cùng với đó, chính quyền các địa phương cũng vào cuộc mạnh mẽ hơn trong việc thanh tra, kiểm tra các dự án, giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Theo Tiến sỹ Võ Trí Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh), BĐS năm 2020 sẽ có những tín hiệu khởi sắc, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng phân khúc và thị trường. Với việc quỹ đất nội thành dần cạn kiệt tại hai thị trường trọng điểm là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, "sức nóng" sẽ chuyển dần sang các tỉnh thành lân cận có tốc độ tăng trưởng mạnh về BĐS như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên…. Các khu vực này thành này đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, do vậy nhu cầu mua bất động sản với nhiều mục đích như có thể ở, kinh doanh và từ đầu tư, đầu cơ tích trữ.
Báo cáo mới nhất của Hội Môi Giới BĐS Việt Nam (VARs) đã phân tích khá chi tiết về tình hình thị trường BĐS của từng khu vực trong năm 2019. Trong đó, Thanh Hóa và Nghệ An mặc dù là hai thị trường đi sau nhưng được đánh giá phát triển sôi động nhất cả nước trong năm 2019, các dự án đấu giá đất nền có tỉ lệ hấp thụ cao (trên 70%), tạo tiền đề để tiếp tục phát triển mạnh mẽ năm 2020. Trong bối cảnh các thị trường lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… đang dần bão hòa thì tại những khu vực này, quá trình đô thị hóa được diễn ra nhanh chóng, tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng ngày càng cao nên nhu cầu BĐS cũng vì thế mà tăng cao.
BĐS 2020: Đất nền tại các khu đô thị mới gần trung tâm hành chính tỉnh, thành phố vẫn là "vua"
Theo các chuyên gia, đất nền vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo của thị trường được các nhà đầu tư quan tâm nhất trong năm 2020. Quan niệm của người Việt từ xưa đến nay luôn muốn đầu tư vào đất nền nhờ tính sở hữu lâu dài. Tuy nhiên giá đất có tăng
hay không còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và sự phát triển kinh tế của khu vực đó. Thời gian gần đây, trong khi các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…, các quỹ đất có vị trí đẹp dần một khan hiếm thì ở các thành phố như Vinh, Thanh Hóa,… nhiều dự án vẫn may mắn sở hữu vị trí đẹp, nằm ở vị trí trung tâm – nơi đang chứng kiến sự phát triển, sầm uất rất thuận tiện cho giao thương và kinh doanh buôn bán.
Đặc biệt, thành phố Thanh Hóa đang là "điểm đến" được nhiều chủ đầu tư BĐS lớn nhắm đến nhờ vị trí cửa ngõ vào khu vực Bắc Trung Bộ, chỉ cách Hà Nội 150km. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng cùng hệ thống giao thông được đầu tư ngày càng đồng bộ. Ngoài đại lộ Nguyễn Hoàng, trục chính của thành phố với 4 làn xe rộng rãi còn phải kể đến trung tâm hành chính mới với vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 09/12/2019. Những công trình này đã góp phần thay đổi diện mạo của thành phố Thanh Hóa cũng như khiến thị trường BĐS tại khu vực này trở nên "nóng" trong thời gian qua.