STT NỘI DUNG 1MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý2 3 4 5
UY TÍN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
1 Thực hiện đủ và đúng các chi tiết trong hợp đồng mua bán ( các cam kết của chủ đầu tư )
2 Các dự án được công bố rõ ràng và minh bạch về tính pháp lý
3 Giải đáp mọi thắc mắc một cách rõ ràng về thông tin các dự án ( tiến độ xây dựng dự án )
4 Chủ đầu tư có một quá trình phát triển tốt, không vướng vào bất kì sự cố nào
GIÁ CẢ CỦA DỰ ÁN
5 Giá mua của các dự án phù hợp với khả năng tài chính của anh/chị
6 Giá mua của các dự án phù hợp với mặt bằng chung xung quanh dự án
7 Giá mua của các dự án có tính cạnh tranh so với mặt bằng chung xung quanh dự án
8 Giá mua của các dự án không bị ảnh hưởng đến các chiêu trò quảng cáo
TÍNH PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
9 Các dự án đều có đủ giấy phép xây dựng
10 Các dự án đều có đầy đủ giấy tờ chứng minh sử dụng đất, sở hữu đất
11
Các dự án có đầy đủ các quy định về xây dựng gắn với dự án ( các hạn chế về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các công trình xây dựng khác gắn với các dự án: tình trạng cho thuê, thế chấp, tình trạng tranh chấp nhà, sự hạn chế quyền sở hữu chung,..)
VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN
13 Vị trí của các dự án có khả năng sinh lời cao đối với anh/chị
14 Vị trí của dự án mang lại nhiều lợi ích, cơ hội phát triển cho anh/chị
15 Kích thước và diện tích của dự án phù hợp với nhu cầu, mong muốn của anh/chị
16
Tình trạng môi trường xung quanh dự án được đảm bảo và không bị ô nhiễm
HẠ TẦNG VÀ TIỆN ÍCH CỦA DỰ ÁN
17 Hệ thống giao thông và hạ tầng xung quanh dự án rất tiện lợi
18 Khả năng liên kết của dự án ( gần trường học, bênh viện, khu du lịch, khu kinh tế, trung tâm thương mại,.. ) rất tốt 19 Các tiện ích của dự án ( nội khu, ngoại khu ) đã đáp ứng
đúng và đủ nhu cầu của anh chị
20 Thông qua các dự án, anh/chị cảm nhận chất lượng cuộc sống của mình đang ngày càng tăng lên
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐẦU TƯ
21 Các dự án của LinkHouse Miền Trung đáp ứng được nhu cầu của anh/chị
22 Anh/chị quyết định đầu tư vào các dự án của LinkHouse Miền Trung
23 Khi LinkHouse Miền Trung có những dự án mới, anh chị có tiếp tục muốn đầu tư
24 Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân,.. của mình về những dự án của LinkHouse Miền Trung
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị rất nhiều. Chúc anh/chị thành công trong cuộc sống.
3.2.3.2 Xác định kích cỡ mẫu khảo sát
Kích thước mẫu nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu là 24 x 5 = 120. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện và kích thước mẫu đủ lớn thì trong nghiên cứu kích thước mẫu được lựa chọn là 250 mẫu.
3.2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu khảo sát
Bài nghiên cứu này gồm các phương pháp phân tích dự liệu khảo sát như sau: phân tích thông kê mô tả, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy.
Thống kê mô tả: là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể. Thống kê mô tả được chia thành xu hướng tập trung và đo lường biến động. Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi các đo lường biến động bao gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch.
Thang đoCronbach’s Alpha: Trong nghiên cứu định lượng, việc đo lường các nhân tố sẽ rất khó khăn và phức tạp, không thể chỉ sử dụng những thang đo đơn giản ( chỉ dùng 1 câu hỏi quan sát đo lường ) mà phải sử dụng các thang đo chi tiết hơn ( dùng nhiều câu hỏi quan sát để đo lường nhân tố ) để hiểu rõ được tính chất của nhân tố lớn. Do vậy khi lập bảng câu hỏi nghiên cứu, chúng ta thường tạo những biến quan sát x1,x2,x3,x4,x5,.. là biến con của nhân tố A nhằm mục đích thay vì đi đo lường cả một nhân tố A tương đối trừu tượng và khó đưa ra kết quả chính xác thì chúng ta đi đo lường các biến quan sát nhỏ bên trong rồi suy ra tính chất của nhân tố. Như vậy, khái niếm “thang đo” trong cụm kiểm định độ tin cây thang đo ý muốn nói đến một tập hợp các biến quan sát con có khả năng đo được, thể hiện tính chất của nhân tố mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào tất cả các biến quan sát x1,x2,x3,x4,x5,.. chúng ta đưa ra để đo lường nhân tố A đều hợp lý, đều phản ánh được khái niệm, tính chất của A. Do vậy cần phải có một công cụ giúp kiểm tra xem biến quan sát nào phù hợp và biến quan sát nào không phù hợp để đưa vào thang đo. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là công cụ chúng ta cần. Công cụ này giúp ta kiểm tra xem các biến quan sát của nhân tố mẹ ( nhân tố A ) có đáng tin cậy hay không , có tốt không. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố tốt
thể hiện rằng các biến quan sát chúng ta liệt kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ, chúng ta đã có một thang đó tốt cho nhân tố mẹ này.
Nhân tố khám phá EFA: phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp “k” biến quan sát thành một tập “F” ( với F < k ) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau. Thay vì đi nghiên cứu 20 đặc điểm nhỏ của một đối tượng, chúng tả chỉ đi tìm hiểu 4 đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm lớn này gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự tương quan với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn cho người nghiên cứu. Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, chúng ta đang đánh giá mối quan hệ giữa tất cả các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, chứ không xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở các nhân tố khác. Trong khi đó, EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm ( các nhân tố ) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
Phân tích tương quan Pearson: mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1 ( lưu ý, hệ số r chỉ có ý nghĩa khi sig nhỏ hơn 0.05 ): Nếu r càng tiến về 1, -1 thì tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ, tiến về 1 là tương quan dương, tiền về -1 là tương quan âm; Nếu r càng tiến về 0 thì tương quan tuyến tính càng yếu; Nếu r = 1 thì tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng; Nếu r = 0 thì không có mối quan hệ tương quan tuyến tính. Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra. Một, không có mối quan hệ tuyến tính nào giữa hai biến. Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến.
Phân tích hồi quy: Trong một bài nghiên cứu, một bài luận văn, bước chạy hồi quy SPSS cho phần nghiên cứu định lượng là cực kỳ quan trọng. Nó giúp xác định được nhân tố nào đóng góp nhiều / ít / không đóng góp vào sự thay đổi của biến phụ thuộc, để từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết và kinh tế nhất.
3.3 Kết quả nghiên cứu
3.3.1 Kết quả Phân tích thống kê mô tả
Hình 5: Kết quả chạy thống kê mô tả biến “Giới tính”
Kết quả phân tích mô tả về “Giới tính" cho thấy , trong 250 mẫu nghiên cứu, tỷ lệ là Nam giới chiếm 67,20% ( tương ứng 168 người tham gia làm mẫu ) và tỷ lệ là Nữ giới chiếm 32,80% ( tương ứng 82 người tham gia làm mẫu khảo sát ).
Hình 6: Kết quả chạy thống kê mô tả biến “Độ tuổi”
Kết quả phân tích mô tả về “Độ tuổi” cho thấy, trong 250 mẫu nghiên cứu, tỷ lệ người có độ tuổi Từ 18 – 22 tuổi chiếm 4,80% ( tương ứng với 12 người ), tỷ lệ người có độ tuổi Từ 22 – 30 tuổi chiếm 32,40% ( tương ứng với 81 người ), tỷ lệ người có độ tuổi Từ 30 – 40 tuổi chiếm 39,60% ( tương ứng 99 người ), tỷ lệ người có độ tuổi Trên 40 tuổi chiếm 23,20% ( tương ứng với 58 người ).
Hình 7: Kết quả chạy thống kê mô tả biến “Công việc hiện tại”
Kết quả phân tích mô tả về “Công việc hiện tại” cho thấy trong 250 mẫu nghiên cứu, tỷ lệ người có nghề nghiệp là Công chức / viên chức Nhà Nước chiếm 30,40% ( tương ứng với 76 người ), tỷ lệ người có nghề nghiệp là Công nhân chiếm 18,80% ( tương ứng với 47 người ), tỷ lệ người có nghề nghiệp là Thương nhân / Hộ buôn bán chiếm 35,60% ( tương ứng 89 người) và tỷ lệ người có nghề nghiệp là Nghề nghiệp khác chiếm 15.20% ( tương ứng với 38 người ).
Hình 8: Kết quả chạy thống kê mô tả biến “Thu nhập hàng tháng”
Kết quả phân tích mô tả về “Thu nhập” cho thấy trong 250 mẫu nghiên cứu, tỷ lệ người có thu nhập Từ 3 – 7 triệu đồng / tháng chiếm 8,00% ( tương ứng với 20 người ), tỷ lệ người có thu nhập Từ 7 – 12 triệu đồng / tháng chiếm 34,00% ( tương ứng với 85 người ), tỷ lệ người có thu nhập Từ 12 – 20 triệu đồng / tháng chiếm 36,80% ( tương ứng với 92 người ) và tỷ lệ người có thu nhập Trên 20 triệu đồng / tháng chiếm 21,20% ( tương ứng với 53 người ).
Kết quả thống kê mô tả về “Đã từng đầu tư” cho thấy, trong 250 mẫu nghiên cứu, tỷ lệ người Đã từng đầu tư chiếm 49,60% ( tương ứng với 124 người ),tỷ lệ người Có ý định đầu tư chiếm 43,20% ( tương ứng với 108 người ) và tỷ lệ người Chưa từng và không có ý định đầu tư chiếm 7,20% ( tương ứng với 18 người ).
3.3.2 Kết quả Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
BIẾN UY TÍN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
Bảng 6: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Uy tín của nhà đầu tư”
Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .791 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted UT1 10.95 5.180 .698 .705 UT2 11.02 5.498 .688 .752 UT3 10.99 5.294 .664 .738 UT4 11.00 5.667 .652 .759
Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều phù hợp ( >= 0,3 ). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.791 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
BIẾN GIÁ CẢ CỦA DỰ ÁN
Bảng 7: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Giá cả của dự án”
Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .703 4 Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted GC1 10.81 4.965 .602 .609 GC2 10.78 5.618 .597 .710 GC3 10.86 5.205 .578 .647 GC4 10.85 4.818 .572 .581
Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều phù hợp ( >= 0,3 ). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.703 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
BIẾN TÍNH PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
Bảng 8: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Tính pháp lý của dự án” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .698 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PL1 10.95 4.638 .677 .541 PL2 10.87 5.871 .660 .722 PL3 10.95 5.361 .626 .676 PL4 10.99 4.801 .580 .571
Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều phù hợp ( >= 0,3 ). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.698 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
BIẾN VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN
Bảng 9: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Vị trí của dự án” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .668 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted VT1 11.05 5.140 .642 .577 VT2 11.09 5.078 .636 .625 VT3 11.13 5.675 .621 .655 VT4 11.12 4.701 .540 .536
Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều phù hợp ( >= 0,3 ). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.668 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
BIẾN HẠ TẦNG VÀ TIỆN ÍCH XUNG QUANH DỰ ÁN
Bảng 10: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến “Hạ tầng và tiện ích xung quanh dự án” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .688 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HT1 11.02 5.051 .655 .620 HT2 10.98 5.164 .643 .653 HT3 10.99 5.082 .626 .625 HT4 10.95 4.846 .578 .591
Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều phù hợp ( >= 0,3 ). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.688 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
3.3.3 Kết quả Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập, ta thu được kết quả như sau:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị là 0.884 > 0.5, vậy phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu
Kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity có giá trị là 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến có tương quan với nhau trong nhân tố.