Đặc điểm của các triệu chứng chung trong TVĐĐ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng cùng gây hội chứng đuôi ngựa (Trang 58 - 60)

- Mức độ kém:

4.2.1.Đặc điểm của các triệu chứng chung trong TVĐĐ.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2.1.Đặc điểm của các triệu chứng chung trong TVĐĐ.

- Đau CSTL có tính chất cơ học, đau CSTL thường là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, đau tăng khi cột sống chịu tải trọng cơ học tăng (khi đứng, đi lại và vận động nhiều) và đau giảm hoặc hết khi cột sống hết tải trọng cơ học là do sự dịch chuyển đột ngột của khối lượng dịch thể đĩa đệm ra sau chèn Ðp dây chằng dọc sau kết hợp với bao khớp bị đè Ðp và giằng xé nhưng cần cảnh giác đau CSTL với các bệnh khác như viêm cột sống, khối u ở tuỷ, các bệnh thoái hoá cột sống... Triệu chứng đau CSTL chiếm tỷ lệ 97,44% phù hợp với các tác giả Hồ Hữu Lương [23] và Đặng Ngọc Huy [12].

- Co cứng cơ cạnh sống và biến dạng cột sống (chiếm 46,15% và 61,54%) đã tạo ra những tư thế chống đau như lưng thẳng, vẹo người, lệch người khi đi và ngủ ở những tư thế nằm xấp, ngồi ngủ không giám nằm ngửa. Đây là những tư thế chống đau theo cơ chế phản xạ của CSTL khi có đoạn vận động bị tổn thương làm cho rễ thần kinh được giảm bớt sự đè Ðp của đĩa đệm. Kết quả trên phù hợp với tác giả Bùi Ngọc Tiến [35] và Ngô Thanh Hồi [11].

- Hạn chế vận động cột sống cũng là tư thế chống đau của bệnh nhân được đánh giá bằng nghiệm pháp khoảng cách ngón tay – mặt đất hoặc dấu hiệu Schober, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi có 20/39 bệnh nhân thực hiện được với kết quả dương tính 100%, số bệnh nhân còn lại bị liệt không đứng được nên chúng tôi không xác định được.

- Các dấu hiệu về rễ thần kinh thắt lưng - cùng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán định khu khi có tổn thương chèn Ðp thần kinh. Đặc trưng của xung đột đĩa – rễ do khối thoát vị chèn Ðp rễ thần kinh và gây viêm dính rễ thần kinh với các tổ chức xung quanh gây ra các dấu hiệu kích thích rễ thần kinh thắt lưng - cùng. Đau theo rễ thần kinh chiếm 100% và các dấu hiệu căng Ðp rễ thần kinh như dấu hiệu Làsegue dương tính 87,18% và dấu hiệu Valleix 76,92%. Theo các tác giả Vũ Quang Bích [1] và Ngô Thanh Hồi [11] thì các triệu chứng rễ thần kinh có giá trị chẩn đoán vị trí chèn Ðp các rễ thần kinh cao. Đau rễ thần kinh trong TVĐĐ đơn thuần thường đau một rễ hoặc hai rễ còn TVĐĐ gây HCĐN thường đau nhiều rễ thần kinh do khối TVĐĐ lớn (thể giả u) chèn Ðp đuôi ngựa.

- Rối loạn cảm giác theo dải rễ thần kinh có thể giảm, mất hoặc dị cảm, thường Ýt khi mất hoàn toàn mà giảm cảm giác nông ở khu vực khoanh da tương ứng với rễ thần kinh, rối loạn cảm giác thường xuất hiện sau giai đoạn kích thích rễ và hay gặp trong HCĐN. Theo Vũ Hùng Liên cho đó là biểu hiện của tình trạng rối loạn vận mạch bắt đầu nặng và khởi đầu cho teo cơ, bại liệt.

- Rối loạn phản xạ gặp 100% số bệnh nhân. Giảm và mất phản xạ gân gối do tổn thương rễ L3, L4, giảm và mất phản xạ gân gót do tổn thương rễ S1 và khi tổn thương rễ L1, L2 mất phản xạ đùi – bìu, tổ thương rễ S3, S4, S5 mất phản thắt hậu môn. Triệu chứng này không đặc hiệu cao do kỹ thuật khám và

khả năng đáp ứng phụ thuộc vào ngưỡng phản xạ của từng bệnh nhân khác nhau.

- Rối loạn dinh dưỡng biểu hiện rõ nhất là teo cơ, thường teo cơ chày trước, cơ chày sau, cơ tứ đầu đùi, cơ mông to một số bệnh nhân chân chỉ còn da bọc xương, da khô và một số bệnh nhân thì ngược lại chân to ra do phù thiểu dưỡng, da chân bong vảy hay vã mồ hôi. Những rối loạn này là do tình trạng chèn Ðp thần kinh lâu ngày làm giảm hoặc mất khả năng dẫn truyền vận động, cơ không hoạt động hoặc hoạt động kém, máu nuôi dưỡng lưu thông Ýt gây lên phù. Trong trường hợp này thường teo cơ nhanh do chèn Ðp thần kinh ngoại vi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng cùng gây hội chứng đuôi ngựa (Trang 58 - 60)