Đặc điểm của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng cùng gây hội chứng đuôi ngựa (Trang 54 - 58)

- Mức độ kém:

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của bệnh nhân.

4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân

- Lứa tuổi: Qua bảng 1 thấy số bệnh nhân bị TVĐĐ gây HCĐN gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20-50 (61,54%), trong đó tập trung ở lứa tuổi 41-50 (28,20%). Đây là lứa tuổi lao động, điều này cho thấy khi con người trưởng thành cũng là lúc đĩa đệm bắt đầu có sự thoái hoá về sinh lý và nó kết hợp với các yếu tố chấn thương cấp hoặc các vi chấn thương hàng ngày mà gây nên TVĐĐ. Lứa tuổi dưới 20 không có bệnh nhân nào. Tỷ lệ bệnh nhân ở lứa tuổi lao động (20-50) trong nghiên cứu này thấp hơn so với các tác giả Bùi Ngọc Tiến ở độ tuổi 20-50 là 91,43% [35], Hồ Hữu Lương ở độ tuổi 20-50 là 91,80% [23] và Trần Hùng Phong 82,2% [30], nhưng lứa tuổi trên 50 lại cao hơn điều này càng chứng tỏ tuổi càng cao thì sự thoái hoá càng tăng. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,36 tuổi phù hợp với tác giả Morgenstern R là 47,4 tuổi [70] và Sak L.D là 47 tuổi [79].

- Giới: Theo số liệu ở biểu đồ 1 thấy tỷ lệ nam giới bị TVĐĐ (79,49%) cao hơn nữ giới (20,51%) với tỷ lệ Nam/Nữ = 3,87/1 trong đó tuổi trung bình của nam giới là 47,58, của nữ giới là 46,5. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với tác giả Vũ Hùng Liên với tỷ lệ Nam/Nữ = 3.14/1 [17] và Radulovic D tỷ lệ Nam/Nữ là 36/11= 3,27/1 [75]. Tỷ lệ Nam bị bệnh nhiều hơn nữ thì càng chứng tỏ nam giới thường đảm nhận các công việc chính, nặng nhọc trong gia đình cũng như trong xã hội nên thường gặp các chấn thương hoặc vi chấn thương tác động lên cột sống và đĩa đệm làm cho quá trình thoái hoá nhanh càng dễ gây ra TVĐĐ.

4.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân

Yếu tố nghề nghiệp liên quan đến sự xuất hiện bệnh là một vấn đề phức tạp không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tuy vậy, trên góc độ lâm sàng chóng tôi chỉ quan sát đặc điểm nghề nghiệp như một yếu tố liên quan đến bệnh. Theo mét số tác giả như Ngô Thanh Hồi [11] chỉ có một số loại hình nghề nghiệp có tư thế sai lệch thường xuyên cho cột sống và các loại hình nghề nghiệp thường xuyên phải chịu tải trọng cơ học mà CSTL phải chịu đến một ngưỡng nào đấy, chóng sẽ là yếu tố gây đau thắt lưng - hông do TVĐĐ. Nh- vậy nghề nghiệp chỉ là yếu tố thuận lợi gây TVĐĐ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy TVĐĐ gây HCĐN ở nhóm lao động nặng chiếm 61,54% còn nhóm lao động nhẹ chiếm 38,46%, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (P< 0,05) giữa hai nhóm nghề nghiệp. Theo Ngô Thanh Hồi nghề nghiệp ở nhóm lao động nặng chiếm 76,81% [11], theo Vũ Hùng Liên lao động nặng 79,73% [17], còn theo Hồ Hữu Lương lao động nặng chiếm 39% [23]

4.1.3.Thời gian mắc bệnh

Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi bệnh nhân nhập viện để phẫu thuật tập trung ở nhóm 1-5 năm (41,03%) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ Hùng Liên (48,35%) [17] và Đặng Ngọc Huy (49,01%) [12], nhưng thời gian bị bệnh ở nhóm trên 5 năm (43,59%) lại cao hơn Vũ Hùng Liên (29%) và Đặng Ngọc Huy (23,27%). Như vậy thời gian bị bệnh của nhóm nghiên cứu dài hơn TVĐĐ thông thường, điều này cho thấy bệnh nhân không hiểu biết về bệnh lý TVĐĐ, điều trị không đúng phương pháp, kéo dài làm cho thời gian bị bệnh lâu, bệnh nhân đã có những biến chứng nặng như rối loạn về vận động ( teo

cơ, liệt chân), cảm giác, đại tiểu tiện.., có những lúc các triệu chứng giảm do điều trị hoặc nghỉ nghơi sau đó lại tái phát.

4.1.4. Cách thức khởi phát và hoàn cảnh xảy ra bệnh

Bệnh khởi phát sau chấn thương và vận động sai tư thế chiếm 46,15% và bệnh khởi phát tự nhiên chiếm 53,85%. Có sự liên quan giữa hoàn cảnh khởi phát và cách thức khởi phát ( P < 0,05 ; r = 0,67). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Vũ Quang Bích [1] và Trần Văn Léc [22]. Không phải TVĐĐ nào cũng xảy ra sau chấn thương hoặc vận động sai tư thế, có những TVĐĐ xảy ra tù nhiên do quá trình thoái hoá kéo dài, mà chấn thương chỉ làm cho TVĐĐ xảy ra nhanh hơn và nặng thêm trên cơ sở đã có quá trình thoái hoá cột sống. Những sang chấn và quá tải cơ học đã thật sự trở thành yếu tố khởi phát TVĐĐ, còn các trường hợp TVĐĐ hình thành từ từ trong các điều kiện không chấn thương và trọng tải không vượt qua giới hạn sinh lý thì vai trò của thoái hoá đĩa đệm là chủ yếu.

Bệnh án minh họa 1:

Họ và tên: Đoàn Văn Th Tuổi: 73 Sè BA lưu trữ: 792/2005 Ngày vào viện: 28/05/05 Ngày ra viện: 17/06/05 Bệnh sử: Bệnh nhân xuất hiện bí đái và yếu hai chân sau trượt chân ngã đập lưng xuống bậc hè, kèm theo đau CSTL và lan xuống 2 chân, được người nhà đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu và đặt sonde tiểu rồi được chuyển đến khoa ngoại thần kinh Viện 103.

Khám lâm sàng:

- Bệnh nhân không tự đứng và đi lại được - Dấu hiệu Lasègue (+) phải 400, trái 300.

- Dấu hiệu chuông bấm (+) và điểm Valleix đau cả hai bên - Teo đều cơ cẳng chân hai bên.

- Phản xạ gân gối và gân gót hai bên mất. - Liệt mềm hai chân kiểu ngoại vi độ 1. - Tê bì TSM.

- Bí tiểu đã đặt sonde và đại tiện khó.

Ảnh minh hoạ số 1: Bệnh nhân Đoàn Văn Th bị HCĐN cấp tính. Trên T2 cắt dọc CSTL thoái hoá nặng, có nhiều mám gai xương thân đốt sống, các đĩa đệm từ L2- L3 đến L5-S1 giảm tín hiệu, đĩa đệm L4- L5 thoát vị ra sau chèn Ðp bao rễ thần kinh rõ. Trên T2 cắt ngang đĩa đệm L4- L5 thoát vị ra sau trung tâm và chèn Ðp bao rễ thần kinh rõ.

Chẩn đoán HCĐN hoàn toàn do TVĐĐ L4- L5 trung tâm. Đã được mổ lấy đĩa đệm L4-L5, trong mổ thấy bao rễ thần kinh bị chít hẹp, màng cứng mỏng, viêm dính nhiều giữa dây chằng vàng và bao rễ thần kinh. Khi vén bao rễ thấy đĩa đệm thoát vị ra sau trung tâm, lồi căng, bao xơ chưa bị rách.

Sau phẫu thuật 15 tháng bệnh nhân vận động hai chân khá (độ 4), đi lại được nhưng còn yếu, còn đau hai bàn chân và tê bì TSM, đại tiểu tiện còn khó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng cùng gây hội chứng đuôi ngựa (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)