Định hướng phát triển ngành hàng không trong những năm tới

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ MẶT ĐẤT SÂN BAY VIỆT NAM – CHI NHÁNH NỘI BÀI (Trang 27)

Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đều cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Số lượng khách hàng có thể tài trợ cho việc đi lại bằng đường hàng không ngày càng tăng lên. Đặc biệt, nhu cầu dịch vụ hàng không ngày càng cao của các nước thu nhập trung bình tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các nền kinh tế mới nổi tại Châu Mỹ Latin, Trung Đông & Bắc Phi, Châu Phi hạ Sahara. Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là thị trường lớn nhất (33%), tiếp theo là Châu Âu (23%) và Bắc Mỹ (20%). Việt Nam cũng nằm trong tâm điểm của xu hướng phát triển này. Mặt khác, giá dầu giảm trong thời gian qua sẽ tạo tiền đề giảm giá vé máy bay, khiến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng trưởng tốt hơn những dự báo trước đây.

Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam xếp thứ 82 về chỉ số cơ sở hạ tầng hàng không và xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia ASEAN. Việt Nam đang dần nâng cao vị trí xếp hạng với những khoản đầu tư đáng kể. Trong Chiến lược phát triển ngành GTVT, Việt Nam sẽ có 26 sân bay vào năm 2020 và hiện đang trong quá trình phát triển mở rộng 2 sân bay căn cứ Hà Nội, TPHCM cùng với sân bay quốc tế mới Long Thành sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2020. Và đến năm 2020, hàng không Việt Nam sẽ có hoạt động khai thác quốc tế thường lệ đến toàn bộ các cảng hàng không (CHK) quốc tế được công bố; tăng tần suất trên các đường bay hiện tại đến toàn bộ các CHK nội địa, với tối thiểu 7 chuyến/tuần. Tất cả các hãng hàng không đều có hoạt động khai thác thường lệ trên tất cả các đường bay phục vụ KT-XH.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ MẶT ĐẤT SÂN BAY VIỆT NAM – CHI NHÁNH NỘI BÀI (Trang 27)