Nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY PETEC (Trang 45 - 47)

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2019 giảm 1.25 triệu đồng tương ứng là giảm 0,19% so với năm 2018 Sang năm 2020 thì vốn chủ sở hữu tăng 263 triệu đồng tương

2.2.2. Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường là một bước rất quan trọng để phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu và đó cũng là bước cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, bởi nguồn lực của mỗi doanh nghiệp là có hạn trong khi nhu cầu đòi hỏi của khách hàng là vô hạn. Vì vậy, việc nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin rất quan trọng để hỗ trợ từ việc phát hiện ra thị trường mục tiêu cho đến việc hoạch định một chiến lược tiếp thị bán hàng có hiệu quả. Khách hàng của Công ty bao gồm: người tiêu dùng, đại lý, nhà bán lẻ,… Phòng kinh doanh tổng hợp sẽ thu thập thông tin ở các cửa hàng, của người tiêu dùng báo về và tình hình thực tế hiện có của Công ty. Sau đó phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng thị trường. Sau đó lập dự án về số lượng hàng hóa kinh doanh, thời gian và địa điểm kinh doanh sao cho hợp lý và lượng khách hàng có thể tham gia và tiêu thụ hàng hóa của Công ty. Từ đó sắp xếp nhận hàng sao cho phục vụ nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất.

Cũng giống như những doanh nghiệp khác Công ty Petec cũng tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua 3 nội dung cơ bản:

Nghiên cứu cầu sản phẩm:

- Đặc thù của Công ty cổ phần Petec là kinh doanh mua bán trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy việc nghiên cứu cần cụ thể và chi tiết hơn cho từng sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Để nghiên cứu cầu của sản phẩm thì Công ty phân thành hai loại đó là: sản phẩm và dịch vụ. Trên cơ sở đó xác định những nhóm khách hàng có cầu với từng sản phẩm, dịch vụ của Công ty dựa vào các yếu tố như là giới tính, nghề nghiệp, thu nhập,... và nhu cầu của từng nhóm khách hàng vào từng thời điểm. Bên cạnh đó nghiên cứu cầu để tìm hiểu và giải thích những phản ứng của người tiêu dùng trước những chiến lượcmarketing của Công ty, các phản ứng của đối thủ cạnh trạnh, ngoài ra còn nhằm để giải thích được những thay đổi trong nền kinh tế như là tăng trưởng hoặc là suy thoái kinh tế.

Cụ thể ở mặt hàng Xi măng: Sản phẩm Xi măng của Công ty hầu như đã được người tiêu dùng trong địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung ưa chuộng và tin dùng. Mỗi khu vực thị trường này thì đều có những đặc điểm riêng vì vậy Công ty đã phân chia thị trường Xi măng theo khu vực địa lý để nghiên cứu và nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Đây được coi là nơi chiếm lĩnh thị phần lớn nhất trong các thị trường, một phần là do nơi đây có trụ sở chính của Công ty nên có điều kiện thuận lợi hơn cho việc hoạt động cũng như là chỉ đạo kinh doanh. Bình Định cũng được xem một trong năm tỉnh của vùng kinh kế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Người tiêu dùng ở khu vực này thích những sản phẩm đã có uy tín, thương hiệu trên thị trường, đảm bảo chất lượng tốt nhưng giá cả cũng phải ở mức “chấp nhận được”.

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, Bình Định cũng không ngoại lệ. Nhu cầu về nhà ở cũng như là những địa điểm vui chơi giải trí, cà phê,...mọc lên ngày càng nhiều, cùng với đó là chính sách xây dựng nông thôn mới của Nhà nước đang trong giai đoạn gấp rút, tạo mọi điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Đây hứa hẹn sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng xi măng tại thị trường này.

+ Thị trường Phú Yên: So với thị trường Bình Định thì thị trường này còn nhiều mặt yếu thế hơn. Với địa thế tiếp giáp với tỉnh Bình Định, việc thông thương mua bán có thể xem là rất thuận lợi cho cả hai bên, cùng với đó là đặc điểm về các nhóm khách hàng cũng có thể dễ dàng nghiên cứu và nắm bắt. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Phú Yên còn yếu và chậm, nổi bật là bên phương diện du lịch nhưng vẫn còn đang phát triển nhỏ lẻ chưa chuyên nghiệp. Vì vậy, đời sống nói chung của người dân Phú Yên còn thấp, họ khá chú trọng về chất lượng nhưng lại khá nhạy cảm về giá của các sản phẩm tiêu dùng nói chung và về sản phẩm xi măng nói riêng.

+ Thị trường Gia Lai: đây là thị trường có mức thu nhập dân cư bình quân tháng đứng thứ hai trong bốn thị trường, vì vậy dân cư ở Gia Lai khá thoải mái về việc tiêu xài, có xu hướng thích sản phẩm có chất lượng, uy tín và sẵn sàng bỏ tiền mua sản phẩm với giá cao để đảm bảo chất lượng. + Thị trường Kom Tum: về thị trường này thị đặc điểm khá giống với thị trường Gia Lai, tuy nhiên, Kon Tum lại tương đối khác biệt với Gia Lai về thu nhập cũng như là xu hướng tiêu dùng của dân cư. Bên cạnh đó, các chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước cho khu vực nơi đây cũng đóng góp tích cực cho hoạt động tiêu thụ xi măng của Công ty.

Nghiên cứu cung sản phẩm:

Ngoài việc Công ty nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, thì Công ty còn quan tâm đến những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ, so sánh để định giá, phát triển sản phẩm, tìm nguồn hàng, nhà phân phối và đưa ra hoạt động xúc tiến bán hàng hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh, để thu

Trong lĩnh vực xăng dầu thì Công ty hiện có Petrolimex, PV oil, Petimex,... là một trong số những đối thủ cạnh tranh lớn ở hiện tại.

Trong lĩnh vực xi măng thì hiện tại Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, điển hình như là: Công ty TNHH xây lắp Quy Nhơn (sản phẩm Xi măng Công Thạnh, Hạ Long, Sông Gianh), Công ty TNHH Thương mại Thu Hương (Vissai, Kaito), Công ty TNHH Thương mại Trung Dư (Xi măng Cẩm Phả), Công ty CP – TM – DV Quy Nhơn (xi măng Hà Tiên, Đông Lâm), Công ty CP VLXD Đà Nẵng – Quy Nhơn (Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn), Doanh nghiệp tư nhân Vân Hòa (Xuân Thành),..

Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ:

Dựa trên số liệu thu thập được về thông tin khách hàng cũng như là nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, tình hình tăng trưởng của thị trường hiện tại, các xu hướng và triển vọng của thị trường, cùng với đó là đánh giá lại nguồn lực, tiềm năng của Công ty và cơ hội dành cho sản phẩm của Công ty trên thị trường mà Công ty sẽ quyết định sẽ thiết kế mạng lưới tiêu thụ sao cho hợp lý, hiệu quả và đạt doanh số tối ưu nhất.

Công ty phân đoạn thị trường theo 2 tiêu thức:

- Phân đoạn theo địa lý: Khách hàng trong tỉnh và khách hàng ngoài tỉnh.

- Phân đoạn theo nhóm khách hàng: Khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Công ty đã lựa chọn Bình Định là thị trường mục tiêu của mình dựa trên các kết quả đánh giá phân đoạn thị trường cũng như là tiềm năng của thị trường này đối với lợi thế sản phẩm và đặc biệt là dịch vụ của Công ty. Công ty cũng ưu tiên phát triển mở rộng thị trường ra các tỉnh vùng lân cận như: Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi,... đây được coi như là các thị trường mục tiêu của Công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY PETEC (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w