Thuyết minh báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Thực tế công tác kế toán, chu trình kế toán bán hàng – ghi nhận doanh thu – thu tiền tại công ty tnhh minh phát năm 2020 (Trang 146 - 160)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MINH PHÁT

2.5. CHU TRÌNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.5.5. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?

Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, cung ứng – kinh doanh cũng như kết quả marketing của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà những bản báo cáo khác không thể mô tả rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chuẩn xác hơn về tình hình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Thuyết minh BCTC gồm các nội dung căn bản sau:

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Kỳ kế toán, tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán. Các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đang áp dụng. Các chính sách kế toán áp dụng.

Thông tin bổ sung cho những khoản mục được trình bày trong bảng CĐKT. Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong báo cáo KQHĐKD. Thông tin bổ sung cho khoản mục được trình trong báo cáo LCTT.

Mục đích của Bản thuyết minh BCTC:

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một phần không thể tách rời của BCTC. Các doanh nghiệp dùng thuyết minh BCTC để mô tả chi tiết các dữ liệu, thông tin đã được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể biểu thị những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, khoa học và hợp lý về Báo cáo tài chính.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thu Hằng

Khi lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp cần lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định về pháp luật của Chuẩn mực kế toán về việc “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính này. Khi lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (kể cả dạng tóm lược và dạng đầy đủ)

công ty phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực, cách lập bản thuyết minh BCTC.

Cơ sở lập thuyết minh BCTC:

Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo.

Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán yếu tố hoặc bảng tổng hợp chi tiết với liên quan;

Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính từ các năm trước, tốt nhất là nên giống với năm liền kề trước đó;

Căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.

 Thuyết minh BCTC năm 2020 của công ty TNHH Minh Phát:

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Năm 2020

I- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Hình thức sở hữu vốn:

Công ty TNHH Minh Phát là công ty trách nhiệm hữu hạn với vốn điều lệ là 1.000.000.000 đồng.

2. Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại dịch vụ

3. Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động của Công ty gồm mua và bán các mặt hàng sau

Nhóm SVTH: 09DHKT5│52  Page 151│165

Mẫu số: B09-DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thu Hằng

 Các loại nhựa: Nhựa Polyurethan (PU) nguyên sinh, Nhựa PU C-43, Nhựa PU CF 60, Nhựa PU PR 304, Nhựa PU SF,….

 Phụ tùng, bộ phận của máy ghép màng nhựa: Bộ lọc keo, Cáp truyền tín hiệu điều khiển, Bộ điều khiển tốc độ Mô tở, Đầu Phối Trộn Keo, Màn hình HMI, Má Chặn Keo, Van khí nén…

 Phụ tùng của van màng: Màng ngăn Diaphragm bằng cao su EPDM,….  Bộ phận của máy in ống đồng: Bơm chân không, dao gạt mực, Khí gas Propan

 Bộ phận của thiết bị xử lý nước thải: đầu trộn tĩnh, ống bọc đầu trộn tĩnh, ống trộn tĩnh…

 Bộ phận của thiết bị lọc khí gas: Lõi lọc khí PTEE,….

4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường:

Chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường của Công ty là 12 tháng

5. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính c' ảnh hưởng đến báo cáo tài chính riêng:

Trong năm kế toán, hoạt động của Công ty không có đặc điểm đáng kể nào có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Hoạt động của Công ty diễn ra bình thường ở tất cả các kỳ trong năm.

II- KỲ KẾ TOÁN, ĐƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN

Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)

III- CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG 1. Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Thông tư 200/2014 TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 03 năm 2016 của Bộ tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thu Hằng

2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán:

Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành

IV- CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP

1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền

Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền: Là toàn bộ số tiền hiện có của Công ty tại thời điểm báo cáo gồm: Tiền mặt tại quỹ, Tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn),..

Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định pháp luật, Công ty đánh giá lại số dư ngoại tệ: Theo tỷ giá mua ngoại tệ thực tế của ngân hàng thương mại nơi Công ty thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

2. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu Nguyên tắc ghi nhận:

Các khoản thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của Công ty:

 Phải thu khách hàng: Các loại phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán giữa Công ty và người mua như bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý/ nhượng bán tài sản, tiền bán hàng xuất khẩu của bên uỷ thác thông qua bên nhận uỷ thác;

 Phải thu nội bộ: Các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

 Phải thu khác: Các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua – bán.

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thu Hằng

Phân loại các khoản phải thu khi lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc như sau

 Các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất được phân loại là ngắn hạn

 Các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi còn lại trên 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh được phân loại là dài hạn

3. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Hàng tồn kho ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp,…

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho

4. Nguyên tắc ghi nhận và các khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng

5.Nguyên tắc chi phí trả trước và chi phí khác

Chi phí trả trước: Chi phí trả trước phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí khác: Chi phí khác dùng cho các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính.

Phân loại các chi phí trả trước khi lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc như sau:

 Số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước được phân loại là ngắn hạn.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thu Hằng

 Số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước được phân loại là dài hạn.

Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Các loại chi phí trả trước nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính.

Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý.

6. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả

Tiêu chí phân loại các khoản phải trả

 Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua bán hàng hóa, dịch vụ, tài sản. Khoản phải trả bao gồm các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác.

 Phải trả nội bộ: Các khoản phải trả không mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hoá, dịch vụ, tài sản và khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận uỷ thác

 Phải trả khác là các khoản phải trả còn lại không được phân loại là phải trả khách hàng, phải trả nội bộ.

Khoản phải trả được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải trả, theo dõi chi tiết kỳ hạn trả, theo dõi chi tiết theo nguyên tệ:

 Các khoản phải trả có thời gian đáo hạn còn lại dưới 12 tháng (dưới một chu kỳ sản xuất kinh doanh) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính thì được phân loại là nợ ngắn hạn

 Các khoản phải trả có thời gian thanh toán trên 12 tháng hoặc trên 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh được phân loại là dài hạn

Khi lập Báo cáo tài chính, các khoản phải trả được tái phân loại lại theo nguyên tắc này. Công ty thực hiện đánh giá lại các khoản phải trả người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Công ty

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thu Hằng

chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, hoặc nơi Công ty thường xuyên có giao dịch.

Công ty sẽ ghi nhận ngay một khoản phải trả khi có bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất chắc chắn xảy ra, theo đúng nguyên tắc thận trọng.

Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn giá trị nghĩa vụ phải thanh toán. Dự phòng nợ phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành.

7. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Các khoản chi phí thực tế phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng phần chênh lệch.

8. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận khoản dự phòng phải trả

Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày lập Báo cáo tài chính. Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó. Khoản chênh lệch giữa số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết lớn hơn số dự phòng phải trả lập ở kỳ báo cáo được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ trừ khoản chênh lệch lớn hơn của khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được hoàn nhập vào thu nhập khác trong kỳ

9. Nguyên tắc ghi nhận các khoản vay

Nguyên tắc ghi nhận các khoản vay Giá trị khoản vay được ghi sổ theo từng lần giải ngân và trả nợ. Các khoản vay được hạch toán chi tiết và theo dõi từng đối tượng cho vay, cho nợ, từng khế ước vay nợ, từng loại tài sản vay nợ, kỳ hạn vay nợ và đồng tiền vay nợ.

Khi lập Báo cáo tài chính số dư các khoản vay bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bán của ngân hàng nơi Công ty có giao dịch vay.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 

GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thu Hằng

10. Nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế chênh lệch so với lợi nhuận kế toán là do điều chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán, các chi phí không được trừ cũng như điều chỉnh các khoản thu nhập không phải chịu thuế và các khoản lỗ được chuyển.

11. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

Nguyên tắc ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu. Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu. Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ (-) các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện:

 Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua.

 Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

 Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

Một phần của tài liệu Thực tế công tác kế toán, chu trình kế toán bán hàng – ghi nhận doanh thu – thu tiền tại công ty tnhh minh phát năm 2020 (Trang 146 - 160)