Môi trường vĩ mô và môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh sản xuất và kinh doanh vinfast (Trang 30)

2.2.1 Môi trường vĩ mô:

Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đối với công nghiệp hỗ trợ ô tô hiện nay còn rất sơ sài, chưa thể hiện được sự quyết tâm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô, cũng như chưa thể là công cụ hữu hiệu khuyến khích sự phát triển của ngành.

Ngày 06 tháng 4 năm 2016, Quốc hội đã ban hành Luật số 106/2016/QH13, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho các loại ô tô dưới 24 chỗ là từ 5 – 150%. Luật Thuế giá trị gia tăng ban hành ngày 3/6/2008 quy định ô tô là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%. Như vậy, ô tô đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lại chịu thêm thuế VAT 10%. Đây là một dạng thuế chồng thuế, không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp ô tô trong nước mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô của Việt Nam. Từ đó, giá xe ô tô tại thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng, khiến sức mua thị trường bị sụt giảm.

Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) được ký kết, với cam kết EU sẽ mở cửa thị trường ô tô cho Việt Nam. Theo đó, ô tô con thuộc nhóm 87023 đang hưởng thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) 10% sẽ giảm về 0% sau 7 năm, còn linh kiện ô tô có thuế nhập khẩu từ 3 - 4% sẽ được cắt bỏ ngay khi EVFTA có hiệu lực. EVFTA không chỉ tạo cơ hội cho việc nhập khẩu ô tô về Việt Nam mà còn tạo cho xe lắp ráp xuất khẩu sang EU. Những chiếc ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam như VinFast sẽ hưởng thuế xuất khẩu bằng 0% nếu đạt được tỷ lệ nội địa hóa theo quy định. Như vậy VinFast sẽ nhận được những cơ hội vô cùng lớn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày 16/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ, trong đó bổ sung Chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước với một số điều kiện nhất định. Mặc dù có tác động khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô nội địa, tuy nhiên chưa có các quy định nhằm khuyến khích sản xuất sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô tương ứng.

Theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu tại Quyết định số 16/2019/ QĐ-TTg (ban hành ngày 28.3.2019). Bắt đầu từ ngày 1.1.2021, áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới này đối với thị trường ôtô Việt Nam. Đây cũng là một lợi thế của VinFast trong việc nghiên cứu và phát triển xe thân thiện với môi trường.

2.2.1.2 Economic (kinh tế)

Tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV/2020, kinh tế vĩ mô nước ta trong quý I/2021 tiếp tục duy trì ổn định. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát nặng nề ở một số địa phương và vùng trọng điểm kinh tế phía nam là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, đã đặt ra không ít thách thức cho chính phủ và doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất công nghiệp chưa thể phục hồi nhanh như thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra do một số ngành phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước trên thế giới hiện chưa kiểm soát được dịch bệnh.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020, cho thấy sự thích nghi, khả năng chống chịu và xu thế phục hồi của nền kinh tế ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, vừa qua Chính phủ trình Quốc hội các chỉ tiêu chủ yếu cho giai đoạn 2021-2025, dựa vào những chỉ tiêu kinh tế này, VinFast sẽ có được một bối cảnh tương lai tươi đẹp trong thị trường Việt Nam. Cụ thể chỉ tiêu như sau:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700 - 5.000 USD.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm. - Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%.

2.2.1.3 Social (Văn hóa - Xã hội)

Theo Tổng cục thống kê, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 7,019. TP. HCM đứng thứ hai với 6,537.Hà Nội ở vị trí thứ ba với 5,981. Theo sau là các tỉnh có thu nhập trên 5 là Đồng Nai, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Bà Rịa Vũng Tàu và Quảng Ninh đứng ở hai vị trí cuối cùng trong top 10, với thu nhập khoảng hơn 4,5 (đơn vị: triệu đồng/người/tháng).

Với tốc độ tăng trưởng, cùng với cơ cấu dân số trẻ và trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam ngày càng tăng cao. Thị trường Việt Nam sẽ là một thị trường màu mỡ cho VinFast. Song song đó, với tinh thần dân tộc mạnh mẽ: yêu nước – đoàn kết của Việt Nam từ xa xưa đến nay, thì VinFast lại càng có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Do hầu như các đối thủ từ ngoại quốc, VinFast là doanh nghiệp sản xuất ôtô; xe máy đầu tiên của Việt Nam.

Thêm vào đó, người dân ngày càng quan tâm đến các vấn đề về môi trường tại Việt Nam. Đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay, khi họ sống và phát triển trong thời đại kỹ thuật số. Họ có mối quan tâm tới môi trường với tư duy khôi phục hệ sinh thái. Đây là một yếu tố rất có lợi cho VinFast, khi doanh nghiệp này có chiến lược sản phẩm xanh thân thiện với môi trường.

2.2.1.4 Technological (công nghệ)

Việt Nam có tên trên bản đồ công nghệ thế giới là nhan đề bài viết mới đây trên báo Mercury News ở khu vực thung lũng Silicon (Mỹ) nói về ngành công nghệ thông tin Việt Nam.

Theo báo này, sau nhiều năm chạy sau các cường quốc công nghệ ở châu Á, cuối cùng Việt Nam đã giành được một vị trí trên bản đồ công nghệ thế giới.

Việt Nam với một lực lượng kỹ thuật viên trẻ và thông minh đang đĩnh đạc tiếp bước những người tiên phong, mà nhiều người trong số đó đã rời bỏ những vị trí công việc tốt tại thung lũng Silicon để về Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực này.

Một minh chứng dễ dàng nhận thấy, là các doanh nhiệp như SamSung, Apple đang dần lựa chọn Việt Nam là nơi sản xuất các thiết bị công nghệ cho thế giới. Từ đó, có thể thấy trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ ở Việt Nam chẳng thua kém quốc gia nào trong khu vực.

Năm 2020 đánh dấu mốc quan trọng khi Việt Nam bắt đầu khởi động chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trong mọi ngành nghề, lĩnh vực mà các doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò quan trọng khi tạo ra những sản phẩm do người Việt Nam làm chủ.

Sản phẩm xe ôtô "Make in Viet Nam" của VinFast gắn với một câu chuyện đầy tự hào, truyền cảm hứng cho các đơn vị, doanh nghiệp công nghệ thông tin nước nhà.

2.2.1.5 Environmental (môi trường)

Việt Nam có vị trí địa - chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếu hàng đầu trên thế giới. Đông Nam Á nằm trên trục đường giao thông quan trọng các tuyến hàng hải, thương mại vào loại nhộn nhịp nhất châu Á, là vùng đất giàu tiềm năng và là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên toàn cầu. Giá trị chiến lược này là lợi thế để Việt Nam phát huy thế mạnh, tiềm lực của mình, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việt Nam nằm ở vị trí huyết mạch của nền kinh tế khu vực nơi có các nền kinh tế phát triển mạnh và năng động, là động lực tăng trưởng của khu vực và thế giới. Là cầu nối giữa hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của các nước Đông Nam Á và châu Á, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực.

Chương trình hành động của Chính phủ về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/08/2019 của Bộ Chính trị, được ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ. Đã khẳng định: “Coi môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố

tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.

Tập trung xử lý ngay ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng không khí, đầu tư xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm tại các bãi thải xung quanh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, không để người dân sinh sống tại khu vực lân cận bức xúc, khiếu kiện do ô nhiễm bãi thải gây ra.

2.2.2 Môi trường quốc tế

Ngày 12/7/2021, Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast đã chính thức đưa các chi nhánh tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan vào hoạt động, nhằm chuẩn bị cho việc ra mắt thị trường, từng bước thực hiện mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng ô tô điện thông minh toàn cầu.

Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan và Đức là 5 thị trường trọng điểm nằm trong kế hoạch mở rộng kinh doanh của VinFast ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp. Để tiếp cận địa bàn, hơn một năm qua, VinFast đã gấp rút hoàn thiện bộ máy, thiết lập nền tảng kinh doanh ở các quốc gia sở tại.

Về nhân sự, cùng với nòng cốt là đội ngũ quản lý cấp cao người Việt, VinFast đã thu

hút nhiều chuyên gia ô tô và kinh doanh giàu kinh nghiệm đến từ các hãng xe hàng đầu như Tesla, BMW, Porsche, Toyota, Nissan... tham gia hoàn thiện hệ thống, mở rộng mạng lưới đối tác, chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường.

Về chiến lược kinh doanh, VinFast đã xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc thù của

từng thị trường. Riêng tại châu Âu, VinFast tập trung vào Pháp, Đức và Hà Lan trước khi nghiên cứu mở rộng ra các nước khác. Các mẫu xe theo đó cũng sẽ được thiết kế phù hợp với nhu cầu khách hàng và điều kiện vận hành tự nhiên tại mỗi nước. Theo kế hoạch, VinFast sẽ chính thức mở bán hai mẫu ô tô điện thông minh VF e35 và VF e36 trên toàn cầu vào tháng 3/2022. Đây là các mẫu SUV điện đột phá với thiết kế

ngoại thất ấn tượng, trang bị tiện ích hàng đầu phân khúc, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất của NHTSA và EURO NCAP. Đặc biệt, VF e35 và VF e36 sẽ được tích hợp các tính năng ADAS (hỗ trợ lái tự động) và Smart Service (hệ thống thông tin giải trí thông minh) do VinFast cùng các đối tác nghiên cứu và phát triển.

Song song với việc mở rộng thị trường, VinFast cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế để nâng tầm chất lượng và đẳng cấp sản phẩm. Các đối tác chiến lược của hãng hiện đều là những tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghệ và công nghiệp ô tô như Pininfarina, ZF, Durr, Bosch, ABB, Faurecia, Dassault, Google…

Nhân dịp này, VinFast cũng chính thức công bố sự kiện VinFast EV Day 2021 sẽ được tổ chức vào tháng 10/2021 để giới thiệu danh mục sản phẩm ô tô điện hoàn thiện ở tất cả phân khúc. Hiện VinFast đang là nhà sản xuất ô tô điện tiên phong trên thế giới triển khai mô hình cho thuê pin, với chi phí thuê bao hàng tháng hấp dẫn cùng nhiều quyền lợi thiết thực, mang lại sự an tâm lớn cho khách hàng trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài ra, ô tô điện VinFast còn được áp dụng chính sách bảo hành toàn cầu và chế độ hậu mãi tốt nhất tại từng thị trường. Định hướng của hãng là cung cấp cho người tiêu dùng toàn thế giới các dòng sản phẩm đẳng cấp, tích hợp công nghệ hiện đại, phục vụ nhu cầu di chuyển hàng ngày với chi phí hợp lý.

Trước đó, mẫu ô tô điện đầu tiên của VinFast là VF e34 đã lập kỷ lục tại thị trường Việt Nam khi nhận được hơn 25.000 đơn đặt cọc chỉ sau một thời gian ngắn mở bán.

2.2.3 Ma Trận EFE

Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan

trọng

Hệ số phản ứng

Điể m

Toàn cầu hóa 0.08 2 0.16

Chi phí cho ô tô ngày càng cao 0.05 2 0.1

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 0.1 4 0.4

Nền chính trị ổn định, được Nhà nước hỗ trợ 0.05 4 0.2

Người tiêu dùng thích hàng ngoại 0.08 3 0.24

Cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng phát triển 0.1 3 0.3

Chính phủ hạn chế nhập hàng ngoại, đề cao sử dụng hàng hóa trong nước

0.12 4 0.48

Thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao 0.15 3 0.45

Ngành công nghiệp phụ trợ trong nước yếu 0.05 4 0.2

Tiêu chuẩn về khí thải được nâng cao 0.07 2 0.14

Tổng 1 3.27

Nhận xét:

Với tổng điểm 3 cho thấy khả năng phản ứng của Vinfast là rất tốt. Vinfast đang xếp hạng cao trong ngành ôtô Việt Nam.

Qua ma trận EFE, ta có thể nhận thấy các yếu tố chính trị, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xu hướng thay đổi của thế giới và việc thu nhập của người dân ngày càng cao mở ra nhiều cơ hội cho Vinfast.

Tuy nhiên bên cạnh đó, việc thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ khiến Vinfast còn phải lệ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các linh kiện ôtô, từ đó giá ôtô cũng tăng lên khiến người mua e ngại.

2.3 Môi trường bên trong2.3.1 Nguồn lực RBV 2.3.1 Nguồn lực RBV 2.3.1.1 Nguồn lực hữu hình

   

Nguồn lực công nghệ

Là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, VinFast đã hợp tác với các nhà sản xuất ô tô đến từ Mỹ, Châu Âu và Siemens để xây dựng nhà máy chế tạo ô tô trong vòng 21 tháng.

VinFast đã dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của Siemens để tận dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Điều này tạo ra một hệ thống sản xuất khép kín sử dụng các bản sao số của sản phẩm, quy trình sản xuất và hiệu suất sản xuất và sản phẩm.

VinFast đang sử dụng các giải pháp toàn diện của Siemens như phần mềm Quản lý Vòng đời Sản phẩm (PLM) với danh mục hàng đầu Tecnomatix và phần mềm Quản lý

Hoạt động Sản xuất (MOM), cho tới danh mục tổng thể mới, hài hòa của phần mềm Siemens Opcenter để hiện thực hóa quy trình sản xuất tinh gọn qua tất cả các khâu, và giải pháp Tự động hóa Tích hợp Toàn diện (TIA) cho các khâu tự động hóa, bao gồm robot, băng tải, máy ép và máy phay. VinFast đã triển khai thiết bị tự động hóa hoàn

chỉnh của Siemens cho các dây chuyền sản xuất của mình tại tất cả các phân xưởng, từ xưởng ép đến sơn, xưởng thân vỏ, lắp ráp phụ trợ và xưởng động cơ.

Cách tiếp cận toàn diện này đã tăng tốc độ và tính linh hoạt trong việc phát triển, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu khắt khe trong sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đồng thời giúp cho toàn bộ nhà máy có thể chủ động sẵn sàng cho việc mở rộng hơn nữa và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong tương lai.

Và Vinfast củng đã mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BMW để phục vụ việc phát triển các dòng xe của hãng. Như vậy, sau khi ký kết hợp tác những thương hiệu lớn trong lĩnh vực ôtô như Magna Steyr, AVL, BOSCH, Siemens... BMW là đối tác tiếp theo của Vinfast.      Nguồn lực vật chất

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh sản xuất và kinh doanh vinfast (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)