Không gian du lịch dịch vụ gắn với kinh tế đêm: Khu Võng Nhi, Cồn Tiến xã Cẩm Thanh, khối Trảng Sỏi phường Thanh Hà, An Bàng Tân Thành phường Cẩm An, khu vực

Một phần của tài liệu LUAN VAN NGUYEN MINH HAI K18MBA SAU BAO VE (Trang 134 - 136)

Thanh, khối Trảng Sỏi phường Thanh Hà, An Bàng- Tân Thành phường Cẩm An, khu vực dọc sông Cổ Cò thuộc xã Cẩm Hà kết nối với tuyến du lịch đường thủy đi Đà Nẵng…

2. Định vị điểm đến với thương hiệu “Du lịch Xanh”:

Du lịch xanh trong những năm gần đây không chỉ là một khái niệm mà đã trở thành một xu hướng, phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới, ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của khách du lịch, của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

khách sẵn sàng chi trả thêm để ở những khách sạn thân thiện với môi trường và cho các lựa chọn du lịch bền vững (WEF), 50% du khách quốc tế sẵn sàng chi trả thêm cho những công ty mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và hoạt động bảo tồn (CESD và TIES). Trong xu thế hiện nay, khi sự quan tâm của du khách đến môi trường tự nhiên ngày tăng thì việc phát triển những sản phẩm du lịch xanh có chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra tính cạnh tranh và hấp dẫn cao của điểm đến du lịch bên cạnh một số yếu tố khác như mức độ thuận lợi trong tiếp cận điểm đến (thủ tục ra, vào phương tiện); hình ảnh, thông tin về điểm đến.

Cốt lõi của Du lịch xanh là sản phẩm du lịch xanh đạt các tiêu chí sau: được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường; đem đến những giải pháp an toàn đối với môi trường và sức khỏe; giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng; tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe. Như vậy, tất cả các dịch vụ, sản phẩm du lịch như tour, dịch vụ của khách sạn, nhà hàng muốn được công nhận là sản phẩm du lịch xanh đều phải đạt (thực hiện) được các nội dung cơ bản của các tiêu chí trên. Du lịch xanh được áp dụng trong hệ thống khách sạn, đơn vị vận chuyển, kinh doanh lữ hành, nhà hàng bằng các biện pháp bảo vệ môi trường: xử lý nước thải tránh ô nhiễm, thu gom triệt để rác thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi ni lông, trồng cây xanh.

Nâng cao nhận thức và đào tạo về du lịch xanh, trước hết là đối với các nhà quản lý các cấp từ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp của ngành Du lịch và các ngành có liên quan đến du lịch. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức, giáo dục, đào tạo cho cộng đồng về phát triển du lịch xanh, nhất là ở các vùng, các điểm, khu du lịch. Nhận thức trên cần được biến thành hành động cụ thể trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, trong thẩm định và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Những chương trình này cần được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản có định hướng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc thù, đặc biệt chú trọng đến việc khai thác giá trị di sản thế giới gắn với các văn hóa bản địa; các giá trị văn hóa truyền thống của các làng quê; gắn quá trình xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch xanh. Khuyến khích tăng cường tính “xanh” trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong các dịch vụ du lịch với những điều kiện cụ thể ở mỗi nơi như ứng dụng năng lượng gió, mặt trời, sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu tự nhiên, chế biến rác thải, xử lý nước thải, giảm thiểu tiêu hao xăng, dầu trong giao thông, trong tiêu dùng, an toàn vệ sinh thực phẩm… hoặc khuyến khích các chương trình bảo tồn và truyền bá văn hóa dân gian, dân tộc trong phát triển du lịch.

Tích cực tham gia đề xuất cơ quan thẩm quyền cấp trên xây dựng và ban hành “Bộ tiêu chí Du lịch Xanh” để vận dụng trong quá trình đầu tư, quy hoạch và kinh doanh; đồng thời đó cũng là căn cứ để công nhận sản phẩm du lịch xanh như “tour xanh”, “khách sạn xanh”, “nhà hàng xanh”, “khu nghỉ dưỡng xanh”…

Tiếp tục mở rộng, phát triển các ý tưởng và tham gia tích cực vào các hoạt động của Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh. Phối hợp với UNESCO để làm tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá di sản văn hóa và Khu dự trữ sinh quyển ra thế giới. Tiếp cận nhanh những kiến thức xanh và công nghệ sạch của cộng đồng khoa học thế giới, của các nước có nền du lịch xanh phát triển, từ đó vận dụng vào phát triển du lịch xanh ở Hội An. Ứng dụng những thành tựu của cuộc CM 4.0 vào việc quản lý phát triển du lịch xanh, chú ý đến quản lý sức chứa của các

Nhà nước cũng như doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa và đầu tư xứng đáng cho quảng bá, xúc tiến mạnh hơn về du lịch xanh trong phạm vi toàn xã hội, cho khách du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau, phương tiện khác nhau nhằm xây dựng một hình ảnh “Du lịch Xanh”, một điểm đến thân thiện thu hút đối với du khách.

3. Phát triển sản phẩm du lịch:

Nhiệm vụ trọng tâm là phát triển các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, bền vững, gắn với tạo thương hiệu, cạnh tranh lâu dài, dựa trên cơ sở khai thác những giá trị di sản văn hóa nổi bật mang tính toàn cầu (du lịch di sản), giá trị văn hóa dân tộc truyền thống (du lịch cộng đồng, ẩm thực, tâm linh, tín ngưỡng) và những giá trị tự nhiên nổi trội (du lịch biển- đảo- làng quê- sông nước). Thực hiện việc cơ cấu lại hệ thống sản phẩm du lịch theo các cấp độ sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chính và sản phẩm du lịch phụ trợ nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch; trong đó, chú trọng các sản phẩm du lịch đặc thù để hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách du lịch cao cấp có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày.

Nâng cao chất lượng các sản phẩm chủ đạo của du lịch Hội An hiện nay là du lịch văn hóa dựa trên nền tảng các di sản văn hóa và tài nguyên sinh thái- nhân văn, lễ hội- sự kiện, sản phẩm văn hóa, nếp sống con người Hội An.

Địa bàn trung tâm là Khu phố cổ Hội An- Di sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử- văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu. Sản phẩm chính là tham quan quần thể kiến trúc đô thị cổ và các di tích tiêu biểu, khám phá nét độc đáo của đời sống cư dân đô thị cổ; tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống trong khu di sản gắn với du lịch tâm linh, tín ngưỡng và loại hình du lịch gắn với thưởng thức ẩm thực. Làm mới không gian khu phố cổ: “Phố cổ và hoa”, “Nhà có mặt tiền trang trí đẹp”, hẻm phố đặc trưng, xây dựng các tour chụp hình, check in phố cổ, xây dựng thương hiệu “Khu phố cổ- Điểm đến không rác thải nhựa” và “Phố cổ Hội An- 30 phút yên lặng”, xây dựng các chương trình trình diễn nghệ thuật thường xuyên, định kỳ trong khu phố cổ; đầu tư, cải tạo các khu vệ sinh công cộng đạt chuẩn du lịch (rest room); sắp xếp lại các điểm dừng chân phục vụ khách du lịch trong khu phố cổ … Tổ chức lại hoạt động trên Sông Hoài theo hướng chủ đề “Dòng sông nghệ thuật” với các các chương trình văn hóa văn nghệ, giải trí, biểu diễn nghệ thuật nước có định kỳ; sắp xếp hoạt động của ghe bơi du lịch trên Sông Hoài. Thực hiện hoạt động con đường ẩm thực và âm nhạc “Sắc màu hội tụ” tại tuyến đường Nguyễn Phúc Chu, vườn tượng An Hội; quy hoạch khu công viên Đồng Hiệp.

Phát triển các sản phẩm du lịch biển- đảo với những dòng sản phẩm riêng biệt, mang tính chuyên đề. Các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng: Nghỉ dưỡng biển- đảo; hưởng tuần trăng mật; chăm sóc phục hồi sắc đẹp từ các chế phẩm rong, tảo biển, lá rừng…, ẩm thực đặc trưng, sản phẩm chế biến từ yến sào; khám phá hệ sinh thái rừng nguyên sinh và các sinh vật; sáng tác mỹ thuật; phát triển mạnh du lịch thể thao: dù bay, lướt sóng, lướt ván bằng cano kéo, bơi thuyền Kayak, mô tô nước, lặn biển….

Phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch bổ trợ đa dạng có giá trị gia tăng cao:

Một phần của tài liệu LUAN VAN NGUYEN MINH HAI K18MBA SAU BAO VE (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w