- Khách lưu trú ở Hội An Khách lưu trú ở Hội An đạt hơn 1,7 triệu
3.2.3. Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
Thực tế chất lượng sản phẩm du lịch của Hội An trong thời gian qua từng bước được nâng lên đáng kể, có nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành. Tuy nhiên, trình độ nhân viên tại các khu, điểm du lịch chưa đồng đều khiến chất lượng phục vụ khách không đảm bảo tiêu chuẩn. Sự phát triển lộn xộn, thiếu giám sát của một số vùng đã dẫn đến có những công trình không phù hợp về kiến trúc, phá vỡ cảnh quan môi trường gây tác hại lâu dài rất khó khắc phục. Công tác bảo vệ môi trường vẫn là điểm yếu. Để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố Hội An cần phát triển theo chiều sâu, hướng nâng cao chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp và coi du lịch là chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố. Theo đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong thời gian tới Hội An cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, giảm thiểu tính mùa vụ. Đẩy mạnh các dịch vụ chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu du lịch MICE, trong đó có vai trò quan trọng của các khách sạn, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm, điểm tham quan.
Hai là, có kế hoạch ứng phó hợp lý với những vấn đề bất khả kháng về môi trường. Mỗi cơ sở dịch vụ du lịch, mỗi cơ quan và chính quyền địa
phương cần nghiên cứu đầy đủ, thực hiện nguyên tắc Quản lý thích ứng, có phương án ứng phó khả thi với hậu quả của sự biến đổi khí hậu, như sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, lở đất, xâm thực... Thay đổi sản phẩm và hình thức du lịch cho phù hợp với những biến đổi đó.
Ba là, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, chú trọng khu vực biển đảo. Tăng cường tập huấn cho người dân tại chỗ, tạo cơ chế thu hút lao động
có chuyên môn nghiệp vụ từ vùng khác. Đẩy mạnh đào tạo nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tiếng Anh cho nhân viên tiếp xúc trực
tiếp với khách du lịch.
Bốn là, khắc phục điểm yếu về hệ thống thông tin du lịch, chỉ dẫn du lịch. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện của khu, điểm du lịch cần được triển khai và thường xuyên cập nhật. Hệ thống thông tin, chỉ dẫn cần được đầu tư bằng ngôn ngữ của các thị trường trọng điểm để khách tiện tra cứu, dễ dàng tt́m đường, tự đi tham quan. Các cơ sở dịch vụ phải đầu tư hệ thống công nghệ tốt, mạng wifi, internet không dây nên được cung cấp miễn phí.
Năm là, chú trọng công tác truyền thông. Thành phố cần Truyền thông
và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn ngành, quy định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và đăng ký áp dụng, công nhận chất lượng trong kinh doanh du lịch.
3.2.3.2. Hoàn thiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch
- Hoàn thiện công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch. Quảng
bá truyên truyền là mảng hoạt động rất quan trọng và cần phải được đầu tư mạnh, thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức; lựa chọn các kênh quảng bá quan trọng nhất, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Đẩy mạnh quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, tập trung các thị trọng điểm, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu làm trọng tâm. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa
Tập trung phát triển thương hiệu du lịch Hội An trên cơ sở phát triển thương hiệu các điểm đến và không gian du lịch chuyên đề, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển những thương hiệu du lịch có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương trong việc
xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.
- Tổ chức cho các hãng lữ hành và đơn vị truyền thông, báo chí trong nước, nước ngoài vào Hội An khảo sát điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch mới. Tổ chức những ngày văn hóa Hội An tại các thành phố lớn là thị trường du lịch nội địa mục tiêu của Hội An như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Cần Thơ, Ninh Bình...
- Phối hợp và cùng tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch, giới thiệu điểm đến Hội An, tham gia thường xuyên các hội chợ du lịch quốc tế ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng: ở hai đầu đất nước, ở các nước có thành phố kết nghĩa, hợp tác với Hội An như thành phố Nagasaki, Naha...của Nhật bản, Wernigerode của Đức, khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Tây Âu và Đông Âu với quy mô mở rộng, hình thức và nội dung đa dạng hóa, phong phú như: Hội chợ du lịch ITE- thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch quốc tế (VITM) Hà Nội, Hội chợ du lịch JATA Nhật Bản...
- Hỗ trợ việc xúc tiến thành lập Quỹ phát triển du lịch theo quy định của Luật du lịch 2017. Xây dựng và quảng bá bộ nhận diện thương hiệu du lịch Hội An đối với thị trường khách du lịch nội địa và định hướng du lịch Xanh.
- Thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù và tạo dựng thương hiệu du lịch Hội An.
Trong vài năm trở lại đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước. Con số 4 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan thành phố năm 2019 là minh chứng cho sức hấp dẫn của thương hiệu du lịch này. Không gian du lịch Hội An không chỉ là Phố Cổ mà còn được mở rộng đến các làng quê, làng nghề, biển đảo…Điều này đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách từ nghỉ dưỡng, khám phá đến trải nghiệm, vui chơi…Để có hướng đi đúng và bền
vững trong thời gian đến Hội An cần đa dạng hóa các loại hình du lịch, khai thác hợp lý các điều kiện hiện có để tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm chất riêng Hội An.
+ Phát triển chợ phiên làng chài Tân Thành.
Chợ phiên làng chài Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An do Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức. Phiên chợ đầu tiên ra mắt vào ngày 26/9/2020, thành viên chính là những hộ kinh doach dịch vụ lưu trú, nhà hàng và người dân bản địa trên tuyến đường Nguyễn Phan Vinh, khối Tân Thành, phường Cẩm An. Đây hoạt động phục hồi du lịch sau dịch Covid-19 nhằm thu hút khách trở lại Hội An.
Chợ phiên làng chài Tân Thành diễn ra vào ngày thứ 7 hằng tuần vào lúc 8 giờ đến 21 giờ cùng ngày, Trong thời gian diễn ra cho phiên tất cả các loại phương tiện xe máy không được lưu thông, chỉ có người đi bộ, là nơi để người dân và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trao đổi, mua bán, thanh lý sản phẩm đồ cũ, đồ tái chế, sản phẩm địa phương vùng biển, đồ handmade do chính người dân bản địa làm ra, hàng hóa đảm bảo theo tiêu chí sạch. Đặc biệt, ở đây người mua, kẻ bán đều sử dụng lá chuối và túi giấy để gói sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường.
Phiên chợ có quy mô gần 100 gian hàng, là điểm gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, mua bán, thanh lý đồ dùng cũ hoặc mới, có thể chưa sử dụng và ẩm thực địa phương….Ngoài ra tại phiên chợ còn có giao lưu văn nghệ, nhảy rumba, giữa chủ cơ sở kinh doanh, người dân và du khách đến tham quan chợ.
Sự kiện được tổ chức nhằm khơi dậy giá trị sinh hoạt mang tính văn hóa của cộng đồng, vừa góp phần tạo thu nhập trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được khôi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, đây là hoạt động nên được tổ chức thường xuyên, vào ngày thứ 7 hằng tuần.
+ Đa dạng hóa các hoạt động vui chơi giải trí.
Hoạt động vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm là nhu cầu chính đáng và rất lớn của khách du lịch, đặc biệt là khách đến từ các quốc gia lệch múi giờ và khách đến từ các thành phố lớn của Việt Nam. Thành phố cần phát triển và đầu tư mạng lưới khu vui chơi giải trí sẽ góp phần gia tăng sức hấp dẫn của thành phố.
Một số hoạt động vui chơi giải trí có thể phát triển như sau:
* Tổ chức biểu diễn thời trang. Chương trình biểu diễn thời trang nên được tổ chức vào tối chủ nhật hàng tuần theo từng chủ đề khác nhau tại các tuyến đường trong khu phố cổ hoặc các tụ điểm du lịch ở chợ phiên Tân Thành, Cù Lao Chàm… như: Trang phục truyền thống, trang phục cưới, đầm dạ hội …do các cửa hàng thời trang buôn bán tại Hội An thiết kế và biểu diễn. * Tổ chức các hoạt động du thuyền ẩm thực. Hoạt động du thuyền ẩm thực đã có tại Hội An nhưng do số lượng hoạt động ít nên cũng chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác quảng bá, giới thiệu để tạo nên một sản phẩm du lịch phục vụ khách.
* Tổ chức các khu kinh doanh bar. Để phục vụ nhu cầu giải trí của du khách cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội, không ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trong khu vực, cần phải hình thành khu kinh doanh nhà hàng – bar, bar chuyên doanh và vũ trường tập trung. Vị trí tổ chức có thể ở phường Cẩm Nam hoặc dọc theo chiều dài bãi biển đoạn bãi tắm An Bàng, Cửa Đại.
* Tổ chức khu trò chơi dành cho thanh thiếu niên và trẻ em. Hiện nay, xu hướng đi du lịch gia đình vào các dịp nghỉ lễ, tết đang có xu hướng gia tăng. Do đó, việc lựa chọn điểm đến có các dịch vụ phục vụ thanh thiếu niên, trẻ con sẽ được ưu tiên lựa chọn trong chuyến hành trình của nhóm du khách này. Khu trò chơi có thể da dạng, gồm: Trò chơi dân gian, trò chơi điện tử
hiện đại, sân trượt patin, khu chiếu phim 4D …
* Tổ chức hoạt động cà phê – giao lưu ca nhạc và phòng trà ca nhạc. Các hoạt động này nên được tổ chức xem lẫn trong các khu dân cư có nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú để phục vụ nhu cầu của du khách.
* Tổ chức không gian đọc, dạy vẽ tranh. Với lợi thế của một không gian phố cổ, phố không có tiếng động cơ và xe máy, việc lựa chọn ngôi nhà cổ để sử dụng làm không gian đọc miễn phí, dạy vẽ tranh sẽ là một dịch vụ, tiện ích riêng có của Hội An trong việc thu hút khách. Hoạt động này có thể tổ chức tại các nhà là điểm dừng chân du khách do thành phố quản lý.
+ Cù Lao Chàm đang là điểm đến yêu thích, nhưng hàng lưu niệm dành cho du khách khi đến tham quan tại đây còn nghèo nàn, đơn điệu. Thành phố nên phát triển một số sản phẩm từ nguyên liệu riêng có ở Cù Lao Chàm. Trong đó, tập trung chủ yếu là các sản phẩm ẩm thực và hàng tiểu thủ công nghiệp như: bánh in ngô đồng, tương ngô đồng, hạt ngô đồng rang, nước yến tinh, rong biển tẩm, mứt rong biển, tranh ngô đồng và một số mặt hàng lưu niệm từ sợi vỏ cây ngô đồng, vỏ sò, vỏ ốc, rượu trứng yến, các loại hải sản tươi, khô... Hàng lưu niệm rất cần yếu tố độc đáo, mang tính đặc trưng của vùng, miền. Mặt khác, chính sự di chuyển của du khách cũng đòi hỏi mặt hàng này cần có yếu tố gọn, nhẹ, giá cả hợp lý.
+ Dịch vụ vận chuyển. Hội An hiện có rất nhiều loại phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, để làm phong phú hơn, thành phố có thể tham khảo và đưa vào sử dụng các loại phương tiện sau:
+ Matatus. Matatus rất phát triển ở Kenya. Nó là những chiếc xe buýt dạng nhỏ, nhưng đã bị “độ” và mang một phong cách hoàn toàn mới. Những chiếc xe được trang trí đủ màu sắc sặc sỡ theo nhiều chủ đề, có chiếc theo chủ đề hoạt hình có chiếc lại theo phong cách Transformer đầy cá tính. Đối với Hội An, thành phố có thể trang trí những chiếc xe theo nhiều chủ đề để góp
phần quảng bá vẻ đẹp du lịch Hội An đến du khách.
+ Thuyền độc mộc. Thuyền độc mộc là loại thuyền được đục từ những thân cây nguyên khối và dùng mái chèo để di chuyển trên mặt nước. Đây là một phương tiện giao thông rất độc đáo bởi ngồi thuyền độc mộc ngao du sơn thủy chắc chắn là những trải nghiệm thú vị và mới lạ mà bất kỳ du khách nào cũng không thể quên.
Ngoài ra, Cù Lao Chàm đang là điểm đến yêu thích, nhưng hàng lưu niệm dành cho du khách khi đến tham quan tại đây còn nghèo nàn, đơn điệu. Thành phố nên phát triển một số sản phẩm từ nguyên liệu riêng có ở Cù Lao Chàm. Trong đó, tập trung chủ yếu là các sản phẩm ẩm thực và hàng tiểu thủ công nghiệp như: bánh in ngô đồng, tương ngô đồng, hạt ngô đồng rang, nước yến tinh, rong biển tẩm, mứt rong biển, tranh ngô đồng và một số mặt hàng lưu niệm từ sợi vỏ cây ngô đồng, vỏ sò, vỏ ốc, rượu trứng yến, các loại hải sản tươi, khô... Hàng lưu niệm rất cần yếu tố độc đáo, mang tính đặc trưng của vùng, miền. Mặt khác, chính sự di chuyển của du khách cũng đòi hỏi mặt hàng này cần có yếu tố gọn, nhẹ, giá cả hợp lý.
- Chú trọng thông tin phản hồi của khách du lịch. Cần thu thập các
thông tin phản hồi khi thương mại hóa sản phẩm. Phụ thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm du lịch, các thông tin phản hồi: mức độ đáp ứng tài nguyên du lịch của điểm đến, mức độ và khả năng thực hiện chương trình của công ty du lịch, của của các nhà cung cấp các dịch vụ có liên quan; mức độ và khả năng của khách du lịch. Thu thập các thông tin phản hồi này sẽ giúp các nhà cung cấp các dịch vụ có liên quan hoàn thiện hơn chương trình du lịch. Các nguồn thông tin có thể tham khảo: địa phương, nhân viên, quản lý, giám sát, điều hành trong công ty, khách du lịch, đối tác.
3.2.3.3. Hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
Cần có định hướng cụ thể là phát triển các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, bền vững, gắn với tạo thương hiệu, cạnh tranh lâu dài, dựa trên cơ sở khai thác những giá trị di sản văn hóa nổi bật mang tính toàn cầu (du lịch di sản), giá trị văn hóa dân tộc truyền thống (du lịch cộng đồng, ẩm thực, tâm linh, tín ngưỡng) và những giá trị tự nhiên nổi trội (du lịch biển- đảo- làng quê- sông nước). Thực hiện việc cơ cấu lại hệ thống sản phẩm du lịch theo các cấp độ sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chính và sản phẩm du lịch phụ trợ nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch; trong đó, chú trọng các sản phẩm du lịch đặc thù để hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách du lịch cao cấp có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày.
Nhu cầu sản phẩm du lịch của thị trường
Việc xác định nhu cầu thị trường du lịch của thành phố Hội An cần dựa trên cơ sở khách du lịch đến Việt Nam có xu hướng chọn các tour, các khách