Thiết lập mục tiêu

Một phần của tài liệu LUAN VAN NGUYEN MINH HAI K18MBA SAU BAO VE (Trang 37 - 40)

1.2.2.1. Doanh thu

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phục vụ các nhu cầu khách du lịch trong một thời gian nhất định (bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch của nước ngoài). Phát triển sản phẩm du lịch bảo đảm sự gia tăng nhanh về thu nhập; lấy doanh thu du lịch là chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh tế. Sự tăng trưởng của doanh thu đem lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh, giữ vững an ninh quốc phòng.

1.2.2.2. Phát triển các cơ sở kinh doanh

Sự phát triển cơ sở kinh doanh du lịch thể hiện ở tốc độ tăng trưởng số lượng, quy mô cơ sở kinh doanh du lịch, phân theo các nhóm ngành dịch vụ. Để phân tích sự phát triển du lịch, sản phẩm du lịch của mỗi địa phương, cần phân tích biến động số lượng cơ sở kinh doanh du lịch (doanh nghiệp), sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp phân theo các nhóm ngành dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, nhà hàng…

1.2.2.3. Kết nối thị trường với sản phẩm thông qua định vị điểm đến

Xác định khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, đây là tiền đề cơ bản kích thích sự tăng trưởng cùng phát triển sản phẩm du lịch.

Mỗi điểm du lịch sẽ có những nét hấp dẫn riêng, vậy nên các công ty du lịch sẽ dựa trên các tài nguyên du lịch sẵn có của điểm đến và khả năng của mình để nghiên cứu và tìm ra những điểm thu hút tại điểm đến để thỏa mãn nhu cầu một đối tượng khách mà công ty hướng tới.

Để có thể lựa chọn và mô tả các điểm tham quan du lịch cũng như các yếu tố bao gồm trong sản phẩm du lịch đặc thù khác nhau như lưu trú, ăn uống mà công ty du lịch phải quan tâm để đưa và lịch trình.

trường khách ngày càng quyết liệt, vì vậy từ tầm vĩ mô như ngành du lịch của quốc gia, đến các địa phương, doanh nghiệp, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch đều phải nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm mới. Đây là điều kiện cơ bản để thu hút và giữ chân du khách.

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Theo các chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp, địa phương muốn thu hút khách du lịch, ngoại trừ những điều kiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật thì yếu tố cốt lõi là sản phẩm du lịch phải độc đáo, đa dạng. Cùng một lúc, các loại hình dịch vụ ăn, ở, vui chơi, thăm thú, đi lại... phải đáp ứng tốt nhất. Ngay trong cùng một nhóm sản phẩm, cơ cấu các loại sản phẩm cũng phải phong phú. Chẳng hạn, về sản phẩm quà lưu niệm, ngoài những mặt hàng phổ thông, phải có những mặt hàng cao cấp đáp ứng theo từng phân khúc khách, những sản phẩm phổ thông nơi đâu cũng có yêu cầu bắt buộc phải có đặc sản địa phương, vừa phải đa dạng chủng loại, hình thức... Hay tour du lịch, sản phẩm này tương đối ổn định, nhưng cũng đòi hỏi phải linh hoạt, phong phú. Ngoài những tour được định sẵn, phổ biến, có thể có thêm tour chuyên đề (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo, du lịch mạo hiểm...), tour mở.

Bên cạnh đó, ngành du lịch phát triển không xuất phát từ một đơn vị kinh doanh du lịch mà phải dựa trên sự phát triển tổng thể của các ngành với đa dạng dịch vụ. Do vậy, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần có sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng và cả nhân lực phục vụ du lịch.

Định vị điểm đến du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Việc định vị điểm đến du lịch được tiếp cận theo hai phương pháp. Phần lớn các nghiên cứu dựa trên cách định vị truyền thống, tức là dựa trên đặc điểm hấp dẫn của chính sản phẩm. Một số nghiên cứu khác tập trung vào việc xác định những thuộc tính

trong nhận thức của khách du lịch về điểm đến và coi đây là cơ sở cho việc định vị điểm đến du lịch. Định vị điểm đến theo cách này gắn liền xây dựng một hình ảnh hay thương hiệu cho điểm đến. Điều quan trọng trong việc định vị điểm đến trong tâm trí của khách hàng là trải nghiệm của du khách có đáp ứng được kỳ vọng của họ. Để định vị du lịch địa phương thành công cần kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hình ảnh được nhận thức rõ ràng trong tâm trí của khách hàng về lợi ích được cung cấp bởi các điểm đến. Đồng thời sản phẩm – dịch vụ kết hợp điểm đến có thể được phân biệt với các điểm đến khác. Mục tiêu là để cung cấp cho khách hàng có ấn tượng về hình ảnh tích cực, tốt đẹp của các điểm đến.

Một phần của tài liệu LUAN VAN NGUYEN MINH HAI K18MBA SAU BAO VE (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w