Hoàn thiện kế hoạch hành động và kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu LUAN VAN NGUYEN MINH HAI K18MBA SAU BAO VE (Trang 112 - 118)

- Khách lưu trú ở Hội An Khách lưu trú ở Hội An đạt hơn 1,7 triệu

3.2.4. Hoàn thiện kế hoạch hành động và kiểm tra đánh giá

3.2.4.1. Xây dựng kế hoạch hành động để triển khai

Rà soát lại danh mục, loại hình sản phẩm du lịch

Tiến hành rà soát lại danh mục, loại hình sản phẩm du lịch nhằm phục vụ cho phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hội An dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch: Cụm du lịch Khu di sản văn hóa thế giới; Cụm du lịch biển đảo; Cụm du lịch Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh và Không gian du lịch sinh thái vùng sông nước; Không gian du lịch cộng đồng gắn với làng nghề, làng quê, kết hợp nông nghiệp; Không gian du lịch dịch vụ gắn với kinh tế đêm;…

Đảm bảo chất lượng lao động phục vụ cho phát triển sản phẩm du lịch

có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chất lượng của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển ngành du lịch của nhà nước, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội của đất nước…Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố rất quan trọng trong phát triển Du lịch. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cần được thành phố Hội An quan tâm. Trong đó, thành phố nên tập trung vào các giải pháp chính như sau:

- Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch.

- Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.

- Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng phát triển du lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động.

- Thay đổi những chính sách đối với lực lượng lao động trong ngành du lịch như:

+ Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi truờng trong doanh nghiệp du lịch;

+ Đề ra nhưng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động.

+ Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động; + Bố trí và phân công lao động thích hợp.

Ngoài ra còn thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch như: liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo

lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, liên kết tuyển dụng,đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch. Đối với đào tạo tại chỗ: Thành phố có thể chọn các địa phương là vùng đệm du lịch, tổ chức các lớp học ngắn ngày, đưa chuyên gia du lịch tới giảng bài, hướng dẫn cách làm du lịch cho người dân bản địa ở các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Phối hợp với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh…tại các xã, thôn có điểm du lịch cùng vào cuộc tham gia khai thác, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế tại địa phương bằng cách nuôi trồng cây con đặc sản, phát triển nghề truyền thống, tạo sản phẩm bán cho du khách. Khuyến khích các hộ dân có đủ điều kiện làm dịch vụ lưu trú homestay cho du khách.Thường xuyên thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch

Mặc dù Hội An đã được du khách trong và ngoài nước biết đến khá nhiều, đã khẳng định được vị thế, chỗ đứng trong thị trường du lịch quốc tế nhưng thành phố còn thiếu sự đồng bộ trong đầu tư hạ tầng du lịch.

Trong thời gian đến, thành phố cần tiến hành rà soát các Quy hoạch chung, quy hoạch Kinh tế- xã hội, quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An...để làm căn cứ phân định quỹ đất dành cho du lịch, từ đó xây dựng các đề án, dự án công trình phục vụ cho phát triển du lịch.

* Về hệ thống giao thông

- Đường bộ. Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ có trọng điểm, kết nối chặt chẽ giữa hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại; Xây dựng tuyến xe bus điện giữa các điểm sản phẩm du lịch, tạo ra những tuyến thông suốt trong ngày, tạo điều kiện cho du khách si chuyển, tham quan giữa các điểm

sản phẩm du lịch được thuận lợi; Trên cơ sở các tuyến đường tỉnh lộ ven biển 603B tuyến Sơn Trà- Điện Ngọc, Hội An và tuyến đường ven biển Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai đây là 2 tuyến đường quan trọng kết nối giữa 2 sân bay Đà Nằng và Chu Lai. Ngoài ra cần được nâng cấp các tuyến đường nông thôn tạo sự thông suốt, kết nội giữa các vùng, xã phường trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các sản phẩm du lịch lại với nhau.

- Đường thủy. Đường Cửa Đại, Cù Lao Chàm: Quy hoạch phát triển cảng Cửa Đại và Cù Lao Chàm thành bến cảng chuyên dụng về vận tải khách du lịch, tàu vận tải công suất lớn có cabin phủ kín đảm bảo rút ngắn thời gian vận tại khách; Đường thủy nội địa: Phối hợp chặt chẽ với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để quản lý các tuyến đường sông trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh, nhằm xây dựng phương án vận tải hợp lý và tổ chức khai thác hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tiếp tục đầu tư cải tạo một số tuyến sông chính, ưu tiên đầu tư khai thông sông Cổ Cò để tăng cường năng lực vận tải giữa thành phố Đà Nẵng và Hội An tỉnh Quảng Nam phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Thường xuyên đầu tư nạo vét luồng lạch, các bãi cạn, bố trí phao tiêu, tín hiệu, bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến sông.

* Về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

- Quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thống nhất, đồng bộ. Triển khai việc ngầm hóa mạng cáp viễn thông, chỉnh trang hệ thống các cột anten theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo yêu cầu về cảnh quan, môi trường, quy hoạch đô thị và an toàn kết cấu hạ tầng viễn thông.

- Mở rộng quy hoạch các trạm phát wifi miễn phí tại các điểm du lịch ngoài trung tâm phố cổ, tao sự đồng bộ, kết nối trong các điểm du lịch lại với nhau. Giúp cho du khách có cơ hội lựa chọn các điểm tham quan phù hợp.

viễn thông và dùng chung hạ tầng kỹ thuật công cộng liên ngành nhằm bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng.

* Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Thành phố Hội An cần hoàn chỉnh việc sửa chữa, nâng cấp, xây mới cầu tàu, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố. Kiến trúc nhà vệ sinh, quy mô bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu cần thiết kế phù hợp với không gian, cảnh quan từng khu, điểm du lịch và điều kiện của mỗi địa phương. Ngoài ra, các hạng mục cần đạt những tiêu chuẩn như sau:

- Bãi đỗ xe: Bãi đỗ xe tại điểm du lịch: diện tích tối thiểu 500 m2, có mái che; Bãi đỗ xe tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 200 m2, có mái che.

- Nhà đón tiếp: Nhà đón tiếp tại điểm du lịch diện tích tối thiểu 200 m2; Nhà đón tiếp tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 160 m2; Cầu tàu: Cầu tàu tại các điểm du lịch có diện tích khoảng 200 m2

- Nhà vệ sinh công cộng: Nhà vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2,5m, tường ốp gạch men và sàn lát bằng gạch chống trơn. Diện tích tối thiểu một buồng vệ sinh 2,5m2; Có khu vực phòng vệ sinh và khu vực rửa tay dành riêng cho nam và nữ; …; Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thông gió, cung cấp nước sạch 24/24h, có người phục vụ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở các khu và không có mùi hôi; Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và xung quanh nhà vệ sinh có đường dẫn (dành cho xe lăn).

Ứng dụng khoa học công nghệ du lịch

Nhanh chóng đưa vào sử dụng phần mềm du lịch thông minh của tỉnh Quảng Nam; Phát triển các tiện ích quảng bá du lịch trên các trang mạng xã

hội, định vị thống nhất hình ảnh quảng bá du lịch Hội An. Đồng thời tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc chống ngập lụt khu phố cổ; Chống xói mòn, sạt lỡ; Bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ; Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; Quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản và phát triển làng nghề;…

Nâng cao năng lực và tạo lập sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia hoạt động du lịch

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển với tư cách là ngành động lực tạo sự lan tỏa cho các ngành, lĩnh vực cùng phát triển để từ đó huy động nguồn lực liên ngành phục vụ phát triển du lịch. Phát triển mở rộng và đi vào chiều sâu hoạt động mô hình liên kết công - tư trong việc huy động nguồn lực xã hội để tăng cường đầu tư cho xúc tiến, quảng bá điểm đến, phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Hội An.

Chủ động thiết lập, mở rộng các mối quan hệ hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương trong và ngoại tỉnh; giữ gìn và bồi đắp mối quan hệ truyền thống quý báu với các địa phương kết nghĩa. Đẩy mạnh thực thi việc liên kết, tương hỗ với thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên và các địa phương trong Tỉnh, trong liên vùng phát triển theo quy hoạch của Trung ương và Tỉnh. Phát triển các tuyến/tour du lịch dọc sông Thu Bồn, Hoài Giang, Đế Võng; kết nối các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở Triêm Tây, Bàn Thạch, Điện Dương và các vùng phía Nam, phía Tây của tỉnh để mở rộng không gian du lịch. Cụ thể hóa chương trình xúc tiến hợp tác phát triển với Thành phố Thanh Hóa, Thành phố Cao Lãnh, huyện Tây Giang và các thành phố của các nước đã có ký kết, thỏa thuận. Tranh thủ sự ủng hộ về nhiều mặt của các cơ quan, ban ngành của Tỉnh và Trung ương đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thành phố nói chung, phát triển du lịch Hội An nói riêng.

Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế, liên kết phát triển du lịch với các tập đoàn, các trung tâm du lịch trong và ngoài nước. Thông qua công tác đối ngoại để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch và nâng cao hình ảnh, thương hiệu Hội An.

Tăng cường liên kết vùng, liên kết địa phương, liên kết ngành, doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng, sản phẩm du lịch, bảo đảm an toàn cho du khách... là những giải pháp trọng tâm. Xác định những sản phẩm đặc trưng, phù hợp, hấp dẫn của từng vùng, tránh việc cạnh tranh bằng các sản phẩm giống nhau hoặc gây xung đột.

Đảm bảo chất lượng môi trường cho phát triển sản phẩm du lịch

Cải thiện môi trường đầu tư du lịch, thay đổi, nâng cao vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của thành phố: Đảm bảo môi trường xã hội an ninh, an toàn; Đảm bảo môi trường trật tự văn minh đô thị; Đảm bảo môi trường cảnh quan xanh- sạch- đẹp; Đảm bảo môi trường kinh doanh, giao tiếp lịch sự, thân thiện; Đảm bảo môi trường thông tin, tiện ích cho du khách.

3.2.4.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá

Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát chất lượng phục vụ của các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của những nơi cung ứng dịch vụ ẩm thực, kiểm tra xuất xứ và chất lượng hàng hóa bán cho du khách, kiểm soát phong cách phục vụ của nhân viên phục vụ khách du lịch, kiểm soát giá bán hàng hóa dịch vụ trong mùa cao điểm...Việc tổ chức đường dây nóng và xử lý kịp thời các vấn đề từ các cuộc gọi của đường dây nóng sẽ góp phần làm giảm bức xúc, tạo an tâm cho du khách đến với khu, điểm du lịch, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quản quản lý, chính quyền địa phương và ban quản lý các khu, điểm du lịch.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu LUAN VAN NGUYEN MINH HAI K18MBA SAU BAO VE (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w