- Khách lưu trú ở Hội An Khách lưu trú ở Hội An đạt hơn 1,7 triệu
3.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích cạnh tranh
3.2.1.1. Hoàn thiện công tác phân tích thị trường
Công tác phân tích thị trường du lịch cần bám sát thực trạng hiện nay, cụ thể là:
- Thị trường khách đến đa dạng, do vậy cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách khác nhau; cần giải quyết hài hòa các mâu thuẫn, xung đột về nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn giữa các thị trường khách. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch Hội An cần tập trung chủ yếu vào phục vụ dòng khách đến từ châu Âu, châu Mỹ, Úc... có nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị văn hóa. Khắc phục tính đơn điệu của sản phẩm hàng hóa, thiếu tính đặc trưng địa phương, chưa kích thích được nhu cầu mua sắm, chi tiêu cao của thị trường khách Đông Bắc Á và thị trường khách nội địa,..
- Mặc dù du lịch đã lan tỏa đến tất cả các địa phương của thành phố nhưng chủ yếu vẫn là dịch vụ lưu trú. Cần gắn kết du lịch với nông nghiệp, làng quê, làng nghề thực hiện; chú trọng phát huy tiềm năng và thế mạnh của Hội An về du lịch tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa ẩm thực. Các lĩnh vực vui chơi giải trí, kinh tế đêm, các dịch vụ thể thao biển... vẫn là điểm yếu trong thu hút đầu tư.
với du khách vẫn là Khu phố cổ, việc duy trì quá lâu, làm hạn chế việc quay lại của du khách. Cần xây dựng được hình ảnh và thương hiệu du lịch cho thị trường mới cần hướng đến là khách Đông Bắc Á và khách Việt Nam.
3.2.1.2. Hoàn thiện công tác phân tích sản phẩm du lịch.
Công tác phân tích sản phẩm du lịch cần tuân theo một số những nguyên tắc cơ bản như sau:
Một là, cần phải thay đổi quan điểm, tư duy về cách làm du lịch, từ hệ quản lý, ứng xử với tài nguyên, tổ chức kinh doanh cho đến phục vụ và giao tiếp với khách du lịch. Đặt khách du lịch vào vị trí trung tâm, mọi nỗ lực đều
hướng tới sự hài lòng của khách; Cạnh tranh bằng chất lượng với sự sáng tạo, khác biệt và cảm xúc trong sản phẩm du lịch; Sử dụng nguồn lực hợp lý bền vững tương xứng với lợi ích mang lại cho người cung cấp dịch vụ và trải nghiệm của du khách; Quan tâm đến sự toàn diện với tính nhân văn du lịch cho mọi người; du lịch trở thành một nội dung nhân quyền và chất lượng cuộc sống; thông qua du lịch góp phần hướng tới công bằng xã hội và không ai bị bỏ lại phía sau.
Hai là, cần phải coi trọng lợi ích của người dân Hội An ở phương diện này là chủ nhân của điểm đến và ở phương diện khác là khách du lịch. Nhất
thiết phải tôn trọng, phát huy giá trị văn hóa bản địa; Lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương làm trọng; Mọi hoạch định, chương trình hành động đều xuất phát từ nhu cầu và vì lợi ích của họ; Du lịch phải dựa vào cộng đồng và gắn với phát triển kinh tế địa phương; Lấy giá trị tự nhiên và văn hóa Hội An là nền tảng thế mạnh và là vũ khí chiến lược tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho du lịch Hội An.
Ba là, phải xác định được tầm nhìn phát triển dài hạn với tầm vóc của một ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch trở thành động lực chính cho phát triển các
sống xã hội và tạo ra tổng sản phẩm xã hội có sức lan tỏa lớn nhất; Tầm nhìn phát triển phải được đặt trong bối cảnh và xu hướng phát triển chung của khu vực và trên thế giới, tham gia một cách chủ động vào chuỗi giá trị du lịch toàn cầu; Xác định được hướng đi với những dấu mốc then chốt định hình quỹ đạo phát triển của ngành du lịch trong tương lai.
Với những định hướng đó, Du lịch Hội An nên phân vùng thành 5 cụm phát triển với các chương trình cụ thể gồm: (1) Cụm du lịch di sản thế giới phố cổ Hội An; (2) Cụm du lịch biển Cửa Đại - Cẩm An; (3) Cụm du lịch biển Cù Lao Chàm; (4) Hệ thống chuỗi du lịch sinh thái sông nước Thu Bồn, Cổ Cò, Đế Võng và rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh; (5) Hệ thống chuỗi du lịch cộng đồng gắn với làng nghề, làng quê.