Bài học rút ra cho thành phố Hội An về phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu LUAN VAN NGUYEN MINH HAI K18MBA SAU BAO VE (Trang 51 - 52)

du lịch

- Sản phẩm du lịch mới cần phải thu hút được một đối tượng đáng kể khách khám phá, trải nghiệm; Sản phẩm đó có điểm độc đáo, khác biệt và đã bước đầu phát huy hiệu quả; Có tác động đối với kinh tế - xã hội địa phương; Có khả năng phát triển, liên kết với các ngành, các lĩnh vực khác trong tương lai.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng được tổ chức theo các không gian phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội để tạo dựng thương hiệu từng vùng có sản phẩm điểm đến tổng hợp.

- Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: du lịch MICE Hội họp, Khuyến thưởng, Hội nghị, Triển lãm; du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch thể thao; du lịch dưỡng bệnh; du lịch du thuyền; du lịch làm đẹp…

- Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

- Thông qua những kinh nghiệm nêu trên, chúng ta có thể rút ra cho một số bài học trong quá trình phát triển du lịch và sản phẩm du lịch của Việt Nam.

+ Đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở tầm quốc gia cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.

triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, theo đó, cần xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính.

+ Quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm đến cần có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu, tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch.

+ Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

+ Tạo điều kiện thuận lợi về visa để tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là từ các thị trường du lịch tiềm năng.

+ Xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh phục vụ cho du khách.

+ Hình thành các khu du lịch có sức cạnh tranh mang tầm khu vực và quốc tế; khai thác tốt tiềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; bảo tồn, phát huy các nguồn tài nguyên về văn hóa, lịch sử, tự nhiên, cảnh quan…

Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và tăng cường hội nhập khu vực ASEAN, việc phát triển sản phẩm du lịch yếu tố đặc biệt quan trọng để du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nói riêng khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới. Để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, thành phố Hội An cần khai thác có hiệu quả các giá trị tự nhiên, nhân văn, lịch sử, văn hóa… riêng có, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu LUAN VAN NGUYEN MINH HAI K18MBA SAU BAO VE (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w