1.1.4.1. Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch
Theo Peter MacNulty (2013), phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình trong đó tài nguyên của điểm đến được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế và trong nước [8].
Nếu xét trên phạm vi rộng, phát triển sản phẩm du lịch gồm tất cả các thành phần mà khách tham gia trong quá trình du lịch tại một điểm đến như cơ sở hạ tầng, nhân viên phục vụ, cơ sở lưu trú, điểm tham quan và các hoạt động giải trí, các tiện ích kèm theo. Nếu xét trên phạm vi hẹp hơn, tập trung hơn vào lĩnh vực du lịch thì phát triển sản phẩm du lịch chỉ bao gồm những điểm tham quan, các hoạt động và cơ sở vật chất được phục vụ riêng cho khách du lịch.
Qua phân tích trên, luận văn tiếp cận phát triển sản phẩm du lịch theo phạm vi hẹp, tập trung vào lĩnh vực du lịch. Chính vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch được hiểu là một quá trình trong đó tài nguyên du lịch được sử dụng, góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách như sản phẩm lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí ….
Phát triển sản phẩm du lịch hiện nay không chỉ chú trọng đến phát triển về quy mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch…; kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc tế, mà chuyển trọng tâm sang nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung. Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm
du lịch cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch, công tác quản lý điểm đến.
1.1.4.2. Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch
Trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu của thị trường khách du lịch và khả năng cung cấp sản phẩm du lịch của điểm đến, có thể xác định được các yêu cầu và nguyên tắc sau đối với việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch:
- Các yêu cầu và nguyên tắc đối với việc xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch tổng thể:
Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tổng thể là phát triển bền vững: thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tương lai.
Để đảm bảo yêu cầu này phát triển sản phẩm phải tuân thủ nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc phát triển hệ thống: sản phảm phải được phát triển một cách hệ thống và đồng bộ, đúng với chức năng được qui định trong hệ thống. Tránh sự phát triển manh mún, trùng lặp ảnh hưởng đến sức hấp dẫn tổng thể và sự bền vững về cấu trúc.
+ Nguyên tắc kinh tế thị trường: được thể hiện ở chỗ sản phẩm phải có nét đặt thù riêng biệt để tạo ra thương hiệu và sức cạnh tranh lớn trong thị trường khu vực. Sản phẩm phải đáp ứng được toàn diện các nhu cầu đa dạng của thị trường mục tiêu (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận). Sản phẩm phải phù hợp với điều kện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao.
xã hội). Sản phẩm phải góp phần bảo tồn và tôn vinh được các giá trị tài nguyên và môi trường khu vực.
Sản phẩm phải tạo điều kiện cho các ngành nghề địa phương cùng phát triển và cuốn hút được người dân tham gia vào quá trình đầu tư sản xuất.
- Các yêu cầu và nguyên tắc đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch:
Yêu cầu chung đối với tất cả các loại hình dịch vụ du lịch là thông qua các hoạt động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên du lịch. Các yêu cầu riêng đối với từng loại dịch vụ là:
+ Dịch vụ lữ hành: phải hoàn chỉnh và đầy đủ ở mức tối đa, phối hợp nhịp nhàng các dịch vụ đơn lẻ theo những cách phù hợp để thỏa mãn hoàn toàn được các thị trường đa dạng của nó.
+ Dịch vụ vận chuyển: cần tạo khả năng tiếp cận tốt nhất với tài nguyên, không gây khói bụi và tiếng ồn và chất thải môi trường. Qui mô và kiểm dáng hài hòa với cảnh quan.
+ Dịch vụ lưu trú: có số lượng và qui mô phát triển đáp ứng được nhu cầu khách mà không vượt quá sức chứa môi trường. Đảm bảo các yêu cầu sự dụng thuận lợi, tiện nghi, vệ sinh. Qui hoạch thiết kế công trình kiến trúc phải tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cho điểm đến và đáp ứng tốt tâm lý thẩm mỹ của từng đối tượng thị trường khách.
+ Dịch vụ vui chơi giải trí: ưu tiên đầu tư các loại hình vui chơi giải trí gắn với việc khai thác đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trưng riêng biệt. Vị trí, qui mô công trình phải hài hóa với cảnh quan, không vượt khả năng chịu tải của môi trường.
+ Dịch vụ ăn uống: ngoài tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng thực phẩm, các dịch vụ ăn uống cần phải thông qua hoạt động của mình để giới thiệu với du khách về phong tục, tập quán và văn hóa ẩm thực của địa
phương.
+ Dịch vụ hàng hóa: phù hợp với nhu cầu của khách về nội dung, chất lượng, thẩm mỹ. Hàng hóa lưu niệm phải mang đậm nét đặc trưng bản địa mà các địa phương khác không có.