Những vấn đề cơ bản về tài sản nợ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 26 - 29)

Tài sản nợ là kết quả của việc huy động vốn của ngân hàng từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm tạo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm: Vốn điều lệ (Statutory Capital) và các quỹ dự trữ (Reserve funds); Vốn huy động (Mobilized Capital); Vốn đi vay (Borrowed Capital); Vốn tiếp nhận (Trust capital); Vốn khác (Other Capital)

Quản trị tài sản nợ là quản trị nguồn vốn của ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng luôn có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển một cách hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp nhất. Vì chiếm phần lớn trong tổng tài sản nợ của ngân hàng là vốn huy động, do vậy, quản trị cơ cấu tài sản nợ ở các ngân hàng thương mại thường tập trung vào việc quản trị cơ cấu vốn huy động với mục tiêu là đưa ra và thực hiện các biện pháp để thay đổi cơ cấu vốn huy động một cách có hiệu quả nhất, sao cho nguồn vốn của ngân hàng có tính ổn định cao và chi phí thấp nhất.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc quản trị tài sản nợ tốt sẽ giúp các ngân hàng khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, giúp nâng cao thị phần và tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được các mục tiêu trên, việc quản trị tài sản nợ của các ngân hàng thương mại phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

trong quá trình huy động vốn ngân hàng như: Tỷ lệ tối đa được phép huy động so với vốn tự có (nhằm đảm bảo khả năng chi trả), lãi suất huy động phải phù hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của ngân hàng Nhà nước…

Thứ hai, quản trị tài sản nợ của Ngân hàng thương mại phải đảm bảo được 2 yêu cầu: Chi phí huy động thấp và qui mô nguồn vốn huy động cao. Đồng thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, hạn chế đến mức tối đa sự sụt giảm đột ngột về nguồn vốn của ngân hàng; sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng để hạn chế rủi ro và phù hợp với các đặc điểm hoạt động của ngân hàng

Để quản trị tài sản nợ, ngân hàng thương mại có thể sử dụng một số các biện pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ để tăng nguồn vốn của ngân hàng

Các chính sách và biện pháp này gồm 3 nhóm biện pháp, đó là: Biện pháp kinh tế; Biện pháp kỹ thuật và biện pháp tâm lý.

Biện pháp kinh tế: Là biện pháp mà ngân hàng dùng những đòn bẩy kinh

tế (lãi suất, quà tặng…) để khai thác và huy động các nguồn vốn cần thiết. Biện pháp này rất linh hoạt, nhạy bén có thể giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn trong trường hợp cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gây ra những tổn hại cho ngân hàng.

Biện pháp kỹ thuật: Đây là biện pháp lâu dài, chủ lực của mỗi ngân hàng

để mang lại hiệu quả cả trong ngắn hạn và dài hạn. Biên pháp cụ thể bao gồm: Trang bị máy móc, công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm đảm bảo cho việc thanh toán được nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn; Đa dạng hóa các hình thức

huy động vốn, tạo ra nhiều sản phẩm huy động vốn để thu hút tiền gửi trên thị trường; Hoàn thiện và phát triển các mạng lưới huy động vốn như mạng lưới truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch,…), mạng lưới hiện đại (mobie banking, internet banking…)

Biện pháp tâm lý: Là biện pháp tác động vào tình cảm, tâm lý của khách

hàng để tạo lập, cũng cố, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài, bền vững giữa Ngân hàng và khách hàng. Để làm được điều này, Ngân hàng cần tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi, đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng vững chuyên môn, có khả năng giao tiếp ứng xử để tạo ra hình ảnh đẹp về ngân hàng cả nội dung và hình thức.

Thứ hai, tối ưu hóa các phương án huy động vốn đảm bảo thanh khoản

Khi phát sinh nhu cầu vốn vượt quá khả năng thanh khoản, ngân hàng cần phải có những phương án huy động vốn vừa đảm bảo về mặt thời gian nhưng cũng đồng thời tối ưu hóa về chi phí. Thông thường các ngân hàng thương mại có ba kênh để tìm kiếm nguồn vốn thanh khoản ngắn hạn bao gồm: Vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng; Thực hiện các giao dịch repo; Vay tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước

Thứ ba, xây dựng kế hoạch nguồn vốn phù hợp và hiệu quả

Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng phải đảm bảo cân đối giữa huy động và sử dụng vốn; giữa tính an toàn và hiệu quả. Do đó, khi lập kế hoạch nguồn vốn nhà quản trị phải xuất phát từ cơ cấu và quy mô tài sản có để quyết định cơ cấu, quy mô tài sản nợ, phù hợp với khả năng quản lý và đảm bảo đợc hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

tổng hợp kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh và hội sở chính. Sau khi kế hoạch được duyệt sẽ giao chỉ tiêu huy động đến từng chi nhánh; Thực hiện công tác điều hành vốn trong toàn hệ thống: giao kế hoạch nguồn vốn cho từng chi nhánh, xác định hạn mức điều chuyển vốn trong nội bộ hệ thống, lãi suất điều chuyển vốn,…; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống; Theo dõi việc thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động của từng chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w