Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong từ năm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 53 - 63)

2017 -2019

tài sản ngân hàng đạt trên 164.596 tỷ đồng; tổng huy động đạt trên 147.785 tỷ đồng; tín dụng tăng trưởng tốt; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,28 %. Đặc biệt, toàn bộ nợ xấu tại VAMC của ngân hàng đã được tất toán. Thành tích ấn tượng này đưa TPBank trở thành một trong những ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Về số lượng khách hàng, Năm 2017 TPBank có 1,7 triệu khách hàng, năm 2018 là 2,3 triệu khách hàng và kết thúc năm 2019 đã đạt tổng số lượng 3 triệu khách hàng cá nhân. Tại Việt Nam, TPBank được ghi nhận là ngân hàng trẻ trung, năng động, tiên phong ứng dụng những công nghệ mới, giúp khách hàng được hưởng những dịch vụ mới mẻ an toàn, tiện ích, hiện đại nhất trên thị trường. Điều này đã giúp TPBank giành được sự ủng hộ của các khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.

Đồng thời, Sau quá trình nỗ lực triển khai và áp dụng, TPBank đã được chuẩn quốc tế Basel II trước thời hạn, trở thành ngân hàng thứ 5 tại Việt Nam sớm chính thức đạt chuẩn này. Sự kiện này cho thấy những nỗ lực đáng nể của một ngân hàng trẻ trên chặng đường phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Tổng quan về các chỉ tiêu tài chính của TPBank trong 3 năm qua (2017 – 2019) được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu tài chính ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng ST T CHỈ TIÊU NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 1 Tổng tài sản 124,119 136,179 164,439 2 Vốn điều lệ 5,842 8,566 8,566 3 Tổng huy động 114,669 118,592 147,785 3.1 Tiền gửi khách hàng 73,780 84,853 106,865

3.2 Tiền gửi & vay TCTD khác 38,261 33,491 40,214

3.3 Vốn tài trợ ủy thác 2,628 247 706

4 Dư nợ cho vay và trái phiếu TCKT 71,296 84,329 101,520

4.1 Cho vay khách hàng 64,007 78,459 96,694

4.2 Đầu tư trái phiếu TCKT 7,289 5,871 4,826

5 Tỷ lệ nợ xấu cho vay 1.08% 1.09% 1.28%

6 Lợi nhuận trước thuế 1,206 2,258 3,868

7 CAR – TT41 >9% >9% 10,7%

8 ROE 15.6% 20.87% 26.11%

Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank

Tổng tài sản của TPBank đến 31/12/2018 đạt 136,2 nghìn tỷ đồng tăng gần 10% so với thời điểm cuối năm 2017. Tổng huy động đạt gần 118,6 nghìn tỷ đồng, trong đó cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn cũng có sự thay đổi về chất khi huy động thị trường 1 đạt 84.853 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2017 (tương đương 11.074 tỷ đồng) giúp cho tỷ lệ đi vay và huy động thị trường 2

giảm từ 33% xuống còn 28% tại thời điểm 31/12/2018. Hoạt động tín dụng của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tốt đồng thời vẫn đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp phép, với tổng dư nợ đạt 84.329 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng của TPBank được kiểm soát chặt, với mức nợ xấu ở mức 1,1% thấp hơn nhiều so với trung bình toàn ngành. Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2018 của TPBank đạt 5.627 tỷ đồng trong đó thu nhập lãi thuần đạt 4.378 tỷ đồng, chiếm 77,8%; thu nhập thuần ngoài lãi đạt 1.249 tỷ đồng, chiếm 22,2%. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro, tín dụng đạt 2.780 tỷ đồng. Trong năm 2018 ngân hàng đã trích lập 522,3 tỷ đồng dự phòng rủi ro trong đó dự phòng cho vay khách hàng 300,4 tỷ đồng (dự phòng chung 105,6 tỷ đồng, dự phòng cụ thể 194,8 tỷ đồng) và 221,9 tỷ đồng dự phòng cho các trái phiếu VAMC. Lợi nhuận trước thuế, sau khi trích lập đầy đủ dự phòng, đạt mức 2.258 tỷ đồng, tăng 1.052 tỷ đồng, tương đương tăng 87% so với năm 2017, đồng thời hoàn thành vượt kế hoạch năm 2018 với tỷ lệ hoàn thành là 102,6%.

Tổng tài sản đến 31/12/2019 đạt 164,4 nghìn tỷ đồng tăng gần 21% so với thời điểm cuối năm 2018. Tổng huy động đạt gần 147,8 nghìn tỷ đồng, trong đó cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn cũng có sự thay đổi về chất khi huy động thị trường 1 đạt 107,3 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 26% so với cuối năm 2018 (tương đương 22.475 tỷ đồng). Hoạt động tín dụng của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tốt đồng thời vẫn đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp phép, với tổng dư nợ đạt 101,5 nghìn tỷ đồng. Chất lượng tín dụng của TPBank được kiểm soát chặt, với mức nợ xấu ở mức 1,28% thấp hơn so với quy định của NHNN. Tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 8.469 tỷ đồng trong đó thu nhập lãi thuần đạt 5.633 tỷ đồng, chiếm 66,5%; thu nhập thuần ngoài lãi đạt 2.836 tỷ đồng, chiếm 33,5%. Lợi nhuận trước thuế đạt mức 3.868 tỷ đồng đạt 121% so với kế hoạch Đại hội cổ đông phê duyệt và tăng 71% so với kết quả năm 2018. Trong năm 2019 Ngân hàng đã trích lập 1.298 tỷ đồng dự phòng rủi ro trong đó dự phòng Cho vay khách hàng 904 tỷ đồng và 394 tỷ đồng dự phòng cho các trái phiếu

VAMC. Ngân hàng đã xóa toàn bộ 756,5 tỷ đồng dư nợ trái phiếu VAMC.

2.2. Thực trạng cơ chế mua bán vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.2.1. Mô hình tổ chức cơ chế mua bán vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Chủ Tịch hội đồng ALCO:

Chủ tịch hội đồng ALCO phê duyệt và ban hành quyết định Biểu Lãi suất mua bán vốn nội bộ giữa Hội sở và ĐVKD dựa trên ý kiến tham mưu của Hội đồng ALCO/MiniALCO từng thời kỳ;

Những trường hợp ngoại lệ ngoài phạm vi biểu Lãi suất mua bán - vốn nội bộ hoặc khung FTP MV – FTP BV đã được phê duyệt, Chủ tịch hội đồng ALCO ủy quyền cho Giám đốc Khối/Phó Giám đốc Khối FA hoặc Trưởng/Phó Phòng ALM – Khối FA phê duyệt trong trường hợp Giám đốc/ Phó giám đốc Khối FA vắng mặt. Vắng mặt là trường hợp nghỉ phép, nghỉ không lương hoặc Khuyết chức danh.

Chủ tịch hội đồng ALCO ra quyết định cuối cùng đối với các khiếu nại về những vấn đề liên quan đến việc áp dụng chính sách mua - bán vốn nội bộ.

Phòng Quản lý Tài sản nợ - Tài sản có (ALM):

- Hỗ trợ Tổng Giám đốc, Hội đồng ALCO, MiniALCO trong việc xây dựng, giám sát và rà soát định kỳ chính sách mua - bán vốn nội bộ,

- Chủ động lấy ý kiến phản hồi từ các ĐVKD, Khối Công nghệ thông tin, Khối Quản trị rủi ro, các phòng ban thuộc Khối FA để đảm bảo cải tiến chính sách Điều Chuyển Vốn Nội Bộ.

suất cho vay Thị Trường 1, đề xuất lên Tổng Giám đốc, Hội Đồng ALCO/MiniALCO mức thay đổi các cấu phần liên quan đến chi phí mua vốn nội bộ, chi phí bán vốn nội bộ hợp lý theo kế hoạch kinh doanh, chính sách khuyến khích huy động/giải ngân từng thời kỳ.

- Xây dựng và kiểm tra dữ liệu quá khứ (back-test) lãi suất mua bán vốn nội bộ trên hệ thống đảm bảo tuân thủ đúng chính sách ban hành.

- Phổ biến chính sách mua bán vốn nội bộ, giám sát việc thực hiện chính sách mua - bán vốn nội bộ, đảm bảo quá trình thực hiện chính sách được minh bạch, công bằng giữa các ĐVKD.

- Nhận ủy quyền của TGĐ từng thời kỳ trong việc phê duyệt lãi suất mua bán vốn nội bộ ngoại lệ theo Khoản 2 Điều 9 so với biểu hiện hành hoặc khung FTP MV – BV đã được phê duyệt.

- Tư vấn và trình chính sách mua - bán vốn nội bộ đối với các sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, chương trình ưu đãi.

- Cập nhật lãi suất mua - bán vốn nội bộ vào hệ thống FTP tại ngày hiệu lực của Quyết định lãi suất mua - bán vốn nội bộ.

Phòng Ứng dụng Core&MIS; Phòng Vận hành ứng dụng; Phòng Hỗ trợ phần mềm – Khối IT

- Phối hợp với nhà cung cấp triển khai bổ sung tính năng mới cho hệ thống khi có yêu cầu từ Phòng ban Nghiệp vụ.

- Quản trị các tham số hệ thống, phối hợp với đối tác xử lý các lỗi phát sinh, - Quản trị phân quyền trên hệ thống FTP.

- Cung cấp khảo sát lãi suất huy động, cho vay TT1 của nhóm các ngân hàng tham chiếu định kỳ hàng tuần hoặc khi có biến động bất thường.

- Phân tích những nguyên nhân có thể làm tăng/giảm lãi suất để làm cơ sở định hướng giúp ALM đưa ra những đề xuất đến Tổng Giám đốc, Hội đồng ALCO/MiniALCO để điều chỉnh phần Biên lãi huy động, ADJ MV, ADJ BV… phù hợp với định hướng kinh doanh của TPBank từng thời kỳ.

- Trong quá trình xây dựng sản phẩm mới, chương trình ưu đãi phải gửi thông báo đến Phòng ALM để có ý kiến về mức lãi suất mua - bán vốn nội bộ phù hợp. Đối với các sản phẩm đặc thù (tài khoản nhận lãi, tài khoản xử lý nội bộ…) phải gửi email thông báo đến Phòng ALM để có ý kiến về lãi suất mua - bán vốn nội bộ.

Trung tâm Quản lý rủi ro thị trường tài chính và đầu tư (MRM) - Khối Quản trị rủi ro: Cho ý kiến độc lập đối với cơ chế lãi suất mua – bán vốn nội bộ đối với các sản phẩm kinh doanh đặc thù, cơ chế ủy quyền phê duyệt của TGĐ đối với các trường hợp ngoại lệ khác biểu hiện hành.

Với các Đơn Vị Kinh Doanh (ĐVKD) khác

- Cung cấp khảo sát lãi suất huy động, cho vay TT1 của nhóm các ngân hàng tham chiếu định kỳ hàng tuần hoặc khi có biến động bất thường.

- Có trách nhiệm theo dõi kết quả kinh doanh từ doanh thu-chi phí mua bán vốn nội bộ của đơn vị mình quản lý và có những kiến nghị đến Phòng ALM để kịp thời điều chỉnh chậm nhất trong vòng 1 tháng kể từ ngày giao dịch phát sinh.

- Đối với các trường hợp phê duyệt khác so với biểu lãi suất mua - bán vốn nội bộ, ĐVKD có trách nhiệm thông báo đầy đủ thông tin liên quan và phê duyệt của cấp có thẩm quyền không muộn hơn 02 ngày làm việc sau ngày phát

sinh giao dịch đến đầu mối Phòng ALM để được gắn lãi suất mua - bán vốn nội bộ đặc thù đã được phê duyệt.

Khối FM

Trung tâm MM, Trung tâm FXD, Phòng FXT:

Có trách nhiệm thông tin lại cho ALM/MIS2/BMU.FM/MRM các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán vốn vốn giữa HO và FM, và giữa MM/FXD/FXT phục vụ việc xác định chi phí vốn định kỳ.

Phòng BMU.FM:

(i) Phối hợp với Phòng ALM, MIS2 trong việc đối chiếu và xác nhận chi phí vốn định kỳ hàng tháng.

(ii) Gửi thông tin lãi suất VNIBOR tới MRM định kỳ hàng tháng để xác nhận mức lãi suất tính toán chi phí vốn giữa HO và FM.

Với cơ chế mua bán vốn tập trung, việc quản lý các rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất sẽ được chuyển về trụ sở chính quản lý. So sánh với cơ chế quản lý vốn phân tán, các chi nhánh hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong vận hành nên sẽ dẫn đến sự phân tán nguồn lực trong quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh. Khi đó, trụ sở chính sẽ không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với cơ chế mua bán vốn tập trung, các chi nhánh chỉ hướng vào công việc chính là kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về trụ sở chính quản lý.

Cũng với cơ chế mua bán vốn tập trung, tất cả mọi giao dịch của chi nhánh đều phải tập trung về trụ sở chính thông qua trung tâm điều hành vốn, khi chi nhánh huy động được nguồn tiền gửi hoặc cho vay khách hàng thì đều thực hiện bán hoặc mua vốn với trụ sở chính. Như vậy, với cơ chế mua bán vốn tập trung thì trụ sở chính đóng vai trò điều phối vốn giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống của ngân hàng với nhau, đảm bảo vấn đề thanh khoản và tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại chi nhánh của mình cũng không còn là bài toán khó nan giải.

Kết quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh được đánh giá mỗi ngày thông qua hệ thống quản lý báo cáo của cơ chế mua bán vốn tập trung được xây dựng rất khoa học với hệ thống công nghệ thông tin để vận hành cơ chế thông suốt. Hiệu suất của mỗi chi nhánh trong hệ thống luôn được cập nhật, một mặt để đánh giá năng lực thực hiện đảm bảo tính công bằng dựa trên những tiêu chí thống nhất, mặt khác tạo sự khuyến khích động viên trong toàn hệ thống để hướng đến mục tiêu chung toàn ngân hàng. Ngoài ra nền tảng vận hành cũng được xây dựng trên bộ máy quản lý gọn nhẹ, khắc phục được những hạn chế từ một số công tác báo cáo thủ công.

Để cơ chế mua bán vốn tập trung đạt hiệu quả, ngân hàng đã phải xây dựng mô hình để định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ của ngân hàng. Mức lãi suất này là

công cụ để điều tiết và quản lý tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng. Thực trạng định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ được tìm hiểu trong phần tiếp theo của chương này

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w