Những vấn đề cơ bản về Tài sản có

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 29 - 34)

Tài sản có là giá trị tiền tệ của các tài sản mà ngân hàng có quyền sở hữu (bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định hoạt) một cách hợp pháp, chúng là kết quả của các hoạt động trước đó, hiện đang được sử dụng cho những mục đích khác nhau nhằm mang lại thu nhập cho ngân hàng, tính đến một thời điểm nhất định. Nói cách khác, tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, chúng là những tài sản được hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Tài sản có của NHTM bao gồm một số khoản mục chính như: Ngân quỹ, Cho vay, hoạt động đầu tư và một số Tài sản có khác.

Quản trị Tài sản có là việc quản lý danh mục sử dụng vốn của ngân hàng nhằm tạo ra một cơ cấu tài sản có thích hợp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về tính thanh khoản, khả năng sinh lời và an toàn.

Các khoản mục trong tổng tài sản có với bất kì sự thay đổi nào về tỉ trọng đều ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, mức độ an toàn. Nếu ngân hàng có kết cấu tài sản có tối ưu thì sẽ không chỉ tối đa hoá được lợi nhuận mà còn giảm thiểu được rủi ro trong sử dụng vốn của mình.

Thứ nhất, đa dạng hóa các khoản mục tài sản có để phân tán rủi ro.

Thứ hai, giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời trong một khoản mục tài sản có.

Thứ ba, đảm bảo được sự chuyển hóa một cách linh hoạt về mặt giá trị giữa các danh mục của tài sản có nhằm giúp cho ngân hàng luôn có được một danh mục tài sản có phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh.

Thứ tư, đảm bảo cân đối, phù hợp với cơ cấu tài sản nợ về cấu trúc kì hạn và về loại tiền.

Để quản trị tài sản có, ngân hàng thương mại có thể thực hiện một số phương pháp như sau:

Thứ nhất, phân chia tài sản có để quản lý

Tùy theo đặc điểm, mục tiêu của mình, các ngân hàng có thể phân chia tài sản có theo nhiều cách để quản lý, bao gồm:

Nếu căn cứ vào thứ tự ưu tiên của các khoản mục tài sản có: các khoản mục tài sản có của ngân hàng thương mại có thể phân chia như sau:

Dự trữ sơ cấp: Các khoản dự trữ này được sử dụng để dự trữ theo quy định của Ngân hàng Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất thường về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác trong việc thanh toán giữa các ngân hàng. Gồm tiền mặt, tiền gửi (bao gồm tiền gửi ngân hàng trung ương và tiền gửi vượt mức tối thiểu để duy trì tài khoản tại các ngân hàng khác). Đây là tài sản có không sinh lời nên các ngân hàng chỉ dự trữ vừa đủ.

tiền dể dàng như: trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng... Dự trữ thứ cấp được dùng để hổ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước.

Khoản mục tín dụng: Sau khi đáp ứng các yêu cầu về dự trữ, ngân hàng có quyền tự do cho khách hàng vay. Khoản mục tín dụng bao gồm các khoản cho vay, chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán…

Khoản mục đầu tư: Sau khi các nhu cầu hợp lệ về tín dụng của ngân hàng đã được đáp ứng, các quỹ còn lại có thể dồn vào khoản mục đầu tư. Đây là những khoản đầu tư vì lợi tức gồm các trái phiếu của công ty, xí nghiệp có thời hạn dài, lợi tức cao.

Trong nghiệp vụ tín dụng và đầu tư dài hạn ngân hàng phải thận trọng và phải tính đến nguồn vốn đáp ứng. Nếu như tỉ trọng các nguồn vốn dài hạn thấp trong lúc đó lại cấp tín dụng và đầu tư tín dụng với tỉ trọng cao thì sẽ gia tăng mức độ rủi ro. Vì vậy cần phải tính tỉ lệ hợp lý giữa cho vay và đầu tư dài hạn trong mối tương quan với thời hạn của tài sản nợ.

Tài sản cố định: Đây là ưu tiên thứ 5 trong khoản mục tài sản có của ngân hàng. Khác với các xí nghiệp công nghiệp, tài sản cố định của các ngân hàng thương mại thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 10%) trong tổng tài sản có. Tài sản cố định của ngân hàng thương mại gồm: trụ sở giao dịch, hệ thống thông tin và các trang thiết bị khác.

Nếu căn cứ vào đặc điểm và tính chất của nguồn hình thành tài sản có: Dựa vào những đặc điểm và tính chất của nguồn hình thành tài sản, ngân hàng có thể xây dựng nên khoản mục của tài sản có thích hợp.

thấp nên ngân hàng sử dụng hầu hết cho dự trữ sơ cấp, một phần còn lại dùng cho vay ngắn hạn.

Đối với nguồn vốn huy động có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi ổn định, rủi ro thấp, nhu cầu dự trữ cho loại tiền gửi này tương đối thấp nên phần lớn nguồn này được dùng cho vay trung dài hạn.

Đối với vốn điều lệ và các quỹ: Đây là vốn chủ sở hữu của ngân hàng, tính ổn định lớn nên nhu cầu dự trữ cho nguồn vốn này là không cần thiết, thường được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, góp vốn, liên doanh…

Thứ hai, Quản trị dự trữ

Dự trữ là một bộ phận tài sản của ngân hàng, được duy trì song song với tài sản sinh lời nhằm đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên của ngân hàng. Để làm được điều đó, tài sản có luôn luôn phải lớn hơn tài sản nợ. Nếu xét khả năng chi trả trong ngắn hạn, tài sản có ngắn hạn phải luôn luôn lớn hơn tài sản nợ ngắn hạn. Căn cứ vào yêu cầu dự trữ: gồm dự trữ pháp định và dự trữ thặng dư. Dự trữ pháp định là khoản dự trữ mà ngân hàng trung ương buộc các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trung ương. Dự trữ bắt buộc được duy trì để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng, để đảm bảo cho ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh được khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại nhằm thực hiện chính sách tiền tệ của mình. Dự trữ thặng dư là khoản dự trữ bao gồm khối lượng quỹ vượt quá nhu cầu dự trữ pháp định và bất cứ số vốn bổ sung nào mà các ngân hàng thương mại xem là cần thiết để cung ứng thêm nguồn thanh khoản cho các tài sản nợ.

Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng, do Hội đồng quản trị đưa ra phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng và những quy định pháp lý hiện hành. Chính sách tín dụng được đề ra nhằm cung cấp đường lối cụ thể của ngân hàng cho nhân viên tín dụng và các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Hỗ trợ cho ngân hàng hướng tới một danh mục cho vay có thể kết hợp nhiều mục tiêu khác nhau (tăng lợi nhuận; phòng chống, kiểm soát rủi ro; thỏa mãn các yêu cầu về mặt pháp lý; phù hợp với thế mạnh của ngân hàng).

Việc phân tích tín dụng ở các ngân hàng có thể thực hiện khác nhau nhưng mục đích chung đều là xác định khả năng, thành ý của khách hàng trong hoàn trả tiền vay, lãi vay theo những điều khoản của hợp đồng tín dụng đã được ký kết.

Thứ tư, xây dựng chính sách đầu tư hiệu quả

Để xây dựng một chính sách đầu tư hiệu quả, các ngân hàng dựa vào các nhân tố gồm:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đầu tư của ngân hàng: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư chứng khoán, tỷ lệ thu nhập sau thuế so với tỷ lệ thu nhập trước thuế, các nhân tố rủi ro về lãi suất, rủi ro về tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thu hồi trước hạn của người phát hành chứng khoán, rủi ro lạm phát, rủi ro về kỳ hạn nắm giữ chứng khoán.

- Chính sách đầu tư của ngân hàng: Ngân hàng đều có một chính sách đầu tư riêng, được đa số cổ đông thông qua và ban hành dưới dạng văn bản, bao gồm các nội dung chủ yếu: nêu rõ mục tiêu hoạt động đầu tư của ngân hàng, xác định cơ cấu danh mục chứng khoán, xác định tỷ trọng của khoản mục đầu tư chứng khoán trong tổng tài sản có của ngân hàng, xác định rõ khả năng cầm cố

chứng khoán, chiết khấu hoặc tái chiết khấu khi nhu cầu vốn phát sinh,…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w