Bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 49 - 51)

Một cách tổng quát, các ngân hàng đều nhận thức được ý nghĩa của hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ. Tính đến nay, đa số các ngân hàng đều áp dụng các phương pháp này. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có mức độ vận dụng khác nhau, tùy vào tình hình của chính bản thân ngân hàng. Một vài ngân hàng đã áp dụng khá tốt hệ thống này.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), là ngân hàng đầu tiên áp dụng công cụ này. Theo đó, FTP nội bộ của BIDV có những nguyên tắc như: thứ nhất, định giá chuyển vốn được áp dụng trên toán bộ giao dịch phát sinh liên quan đến sự dịch chuyển dòng vốn của ngân hàng với khách hàng; thứ hai, việc định giá chuyển vốn hoàn toàn mang tính chất danh nghĩa nhằm xác định mức đóng góp của các đơn vị kinh doanh trong kỳ mà không có sự dịch chuyển thật của dòng tiền cũng như không là phát sinh bút toán kế toán. Mức độ đóng góp của đơn vị kinh doanh qua hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn phản ánh lợi nhuận của đơn vị đó và là căn cứ để giao chỉ tiêu lợi nhuận, tính toán và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh trong kỳ; thứ ba, để bảo đảm an toàn trong hoạt động, các đơn vị kinh doanh vẫn phải tuân thủ các quy định về giới hạn, hạn mức trong hoạt động cũng như đảm bảo thực hiện hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.

Với ngân hàng Quân đội, MB lựa chọn phương pháp FTP khớp kỳ tái định lãi suất để xác định các mức giá FTP cho hoạt động thị trường 1 dựa trên nguyên tắc như sau:

FTP bán vốn và FTP mua vốn được xây dựng dựa trên nguyên tắc gắn liền với đặc tính của sản phẩm như sau:

- Đối với các sản phẩm huy động/cho vay/ các sản phẩm khác có xác định được kỳ đáo hạn: Thực hiện FTP mua vốn/bán vốn theo phương pháp thông

thường;

- Đối với các sản phẩm huy động/cho vay/các sản phẩm khác không xác định được kỳ đáo hạn: Thực hiện FTP mua vốn/bán vốn theo phương pháp khác được mô tả gắn liền với từng loại sản phẩm;

- FTP mua/bán vốn thông thường áp dụng cho các khoản huy động/cho vay/sản phẩm khác hoặc các luồng tiền phát sinh thực tế ra/vào ngân hàng được xem xét trên 02 (hai) đặc tính: (i) Lãi suất : cố định hoặc thả nổi ; (ii) Gốc: Trả cuối kỳ hoặc trả từng phần;

- FTP mua vốn thông thường được xây dựng thành từng nhóm sản phẩm - FTP mua vốn đối với KKH là FTP riêng ngoài biểu ban hành dựa trên kỳ hạn về phân tích hành vi đối với các nhóm khách hàng: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ban Khách hàng chiến lược, Khách hàng số.

- FTP bán vốn thông thường đối với sản phẩm cho vay có xác định được kỳ đáo hạn theo giao dịch dựa trên 2 đặc tính chung được nêu trên của khoản vay và được xây dựng gắn với từng sản phẩm cho vay từng thời kỳ;

- FTP mua/bán vốn ngoài biểu ban hành dựa trên đặc tính từng sản phẩm mô tả chi tiết ở từng trường hợp cụ thể.

Còn đối với FTP thị trường 2, MB xây dụng trên nguyên tắc:

- Để ra quyết định tổng trạng thái đầu ngày có thể bán vốn (là giá trị còn lại sau khi thu hồi toàn bộ các nghĩa vụ tới hạn của các đơn vị kinh doanh thị trường 2 tại ngày hiện tại) cho các đơn vị thị trường 2 theo từng đồng tiền, phòng Cân đối vốn dựa trên:

+ Các cảnh báo về giới hạn thanh khoản của ngân hàng do phòng Rủi ro thị trường cung cấp hàng ngày

+ Kế hoạch dự kiến sử dụng vốn của các đơn vị thị trường 1 trong tuần/tháng

+ Phân tích, tổng hợp và dự báo của trung tâm kinh doanh và phòng Cân đối vốn về dòng tiền huy động thị trường 1 trong tuần/tháng

+ Dự báo về dòng tiền tới hạn của các đơn vị thị trường 2

+ Quan sát và phân tích diễn biến lãi suất (huy động- cho vay) thị trường 1, thị trường 2

Từ thực tế cơ chế mua bán vốn tập trung của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và ngân hàng TMCP Quân đội (MB) ta rút ra bài học kinh nghiệm khi áp dụng cơ chế mua bán vốn tập trung tại NHTM đó là:

Thứ nhất, phải tuân thủ nguyên tắc của cơ chế, cụ thể là tất cả các khoản mục trên bảng cân đối đều phải được định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ. Điều này sẽ đảm bảo cho việc quản lý bảng cân đối đạt hiệu quả.

Thứ hai, NHTM phải xây dựng một phương pháp luận về cơ chế mua bán vốn tập trung phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng mình.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w