Mô hình định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 43 - 49)

Việc xây dựng một chế độ kế toán theo chuẩn quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cơ chế mua bán vốn tập trung tiệm cận với chuẩn quốc tế. Do cơ chế mua bán vốn tập trung trực tiếp tính doanh thu chi phí trên các khoản mục bảng cân đối.

1.3. Mô hình định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ tại ngân hàngthương mại thương mại

1.3.1. Khái niệm định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ tại ngân hàng thương mại

Định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ (FTP) là việc định giá cho giao dịch mua bán vốn giữa trung tâm vốn và các đơn vị trong nội bộ tổ chức. Kawano (1990) định nghĩa FTP là hệ thống xử lý vấn đề tính phí ròng cho người sử dụng vốn và cung cấp vốn của trung tâm vốn theo cấp độ sản phẩm và khách hàng.

Hiệp hội Nghiên cứu Thông tin Quản lý trong Dịch vụ Tài chính (AMIfs) (2001)

định nghĩa quy trình FTP định giá giá trị đóng góp của mỗi giao dịch huy động nguồn và sử dụng nguồn dựa trên thuộc tính của mỗi giao dịch tại thời điểm ban đầu. Theo nghiên cứu của AMIfs thì FTP là một phương pháp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán quản trị tài chính và là một thành phần quan trọng của quá trình đo lường khả năng sinh lợi, vì nó phân bổ sự đóng góp của các khoản mục trong bảng cân đối vào lợi nhuận của tổ chức đồng thời phân bổ sự

đóng góp giữa các đơn vị kinh doanh.

Trong khi đó, Cole và Woody (1995) định nghĩa Định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ (FTP) là một hệ thống các cơ chế kế toán – quản lý nhằm đo lường giá trị của chi phí cơ hội của các khoản vốn huy động được và sử dụng đầu tư.

Trong bài viết này, sử dụng quan điểm về định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận từ hoạt động mua bán vốn của từng đơn vị kinh doanh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Theo Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng Số 121. Tháng 6 năm 2012)

Nếu như trong một doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu là một phần của báo cáo lỗ, lãi kinh doanh thì trong ngân hàng, chi phí vốn tương tự như “chi phí của hàng đã bán – giá thành” (ít nhất thì cũng đúng với các sản phẩm tài sản có). Việc định giá vốn điều chuyển chính xác rất quan trọng trong việc xác định đúng khả năng sinh lợi của từng đơn vị kinh doanh, từng sản phẩm, theo từng khách hàng…Ngoài ra, kết quả phân tích FTP có thể giúp xác định bộ phận nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong báo cáo lỗ, lãi.

FTP có mối liên hệ mật thiết với phương pháp và thực tiễn quản lý Tài sản có/Tài sản nợ (TSC/TSN) của một ngân hàng thương mại. Việc hiểu rõ các bộ phận khác nhau trong bảng cân đối kế toán liên hệ qua lại như thế nào là rất cần thiết đối với quản trị ngân hàng thương mại. Một hệ thống FTP được xây dựng tốt sẽ giúp ngân hàng xác định được, định giá được và quản lý rủi ro lãi suất, đưa ra những động lực phù hợp cho các đơn vị kinh doanh, đồng thời nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất trong bộ phận cân đối nguồn vốn.

Bằng việc chuyển giao rủi ro lãi suất sang bộ phận cấp vốn trong ngân hàng, hệ thống FTP giúp trưởng các bộ phận kinh doanh tập trung vào các quyết định kinh doanh cơ bản (bao gồm cả các quyết định về rủi ro tín dụng), chuyển giao việc quản lý đầu cơ lãi suất cho các nhà quản lý rủi ro lãi suất chuyên nghiệp. Tách bạch rủi ro

lãi suất và rủi ro tín dụng là một trong những mục tiêu chủ yếu của quy trình FTP.

1.3.2. Một số phương pháp định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ

Các phương pháp định giá vốn điều chuyển nội bộ có tính chính xác và mức độ phức tạp khác nhau. Sự khác biệt giữa các phương pháp xuất phát từ cách tiếp cận trong việc tính giá chuyển nhượng, hay mức độ phân tích tài sản và nghĩa vụ nợ mà Ngân hàng chấp nhận.

Mỗi sản phẩm ngân hàng có đặc tính lãi suất và thời hạn khác nhau, đó là cơ sở của định giá lãi suất mua bán vốn. Các sản phẩm tốt phổ biến nhất của một ngân hàng thương mại là: cho vay tiêu dùng, vay thương mại, thế chấp, thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng, tài khoản vãn lai, tài khoản tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn… Các sản phẩm khác nhau về kỳ hạn, kế hoạch trả nợ, lãi suất,…

Các khoản vay và tiền gửi có kỳ hạn khác nhau. Chẳng hạn như cho vay thế chấp có thể có thời gian đáo hạn là vài năm, nhưng cũng có thể là một ngày đối với khoản tiền gửi qua đêm. Ngoài ra, mỗi sản phẩm cũng có lịch thanh toán, lịch trả nợ khác nhau, lãi suất cũng được tính theo các cách khác nhau.

Có rất nhiều quan điểm đưa ra các phương pháp định giá mua bán vốn nội bộ. Chẳng hạn như nghiên cứu gần đây, Jean Dermine (5/2012) cho rằng có 2 phương pháp, theo cách tiếp cận nền tảng (foudation approach) dựa vào đặc tính của sản phẩm bao gồm sản phẩm có kỳ hạn cố định (products with fixed maturities) và sản phẩm có kỳ hạn không xác định. Tuy nhiên, từ kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến tác giả quan tâm đến cách tiếp cận mới (Advance approach) bao gồm 5 phương pháp FTP: Sức ảnh hưởng trên thị trường liên ngân hàng (rationing on the interbank market); Sự thiết lập đệm thanh khoản dự phòng theo Basel III (the creation of a Basel III contingency liquidity buffer); Sự cần thiết phải điều chỉnh giá mua bán vốn đến rủi ro tín dụng của các tài sản cụ thể của ngân hàng (the necessity to adjust fund transfer price to the credit riskiness of specific assets of the bank); Sự cần thiết của phí bảo hiểm thanh khoản trong trường hợp nguồn vốn dài hạn (the need to include a

liquidity premium in the case of long-term funding); Sự lựa chọn một phương pháp phù hợp với kết hợp biên tín dụng trong nợ riêng của ngân hàng dựa trên sự nhận thức nguy cơ vỡ nợ ngân hàng (the choice of a consistent methodology to incorporate the credit spread on the bank’s own debt due to the perceived risk of bank default).

Cùng với việc tìm hiểu các nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy việc cân nhắc, lựa chọn các quan điểm cần phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đồng thời thích hợp với thực tiễn nói chung trên toàn cầu. Do đó, nhóm tác giả quyết định lựa chọn quan điểm trước đó của Kawano, Randall T. , làm lý thuyết nền tảng trong việc tìm hiểu về các phương pháp định giá mua bán vốn nội bộ. Cụ thể, bài viết đi sâu vào việc phân tích 3 nhóm phương pháp chính:

- Phương pháp giá mua duy nhất (Single Pool Method - SPM) - Phương pháp đa giá mua (Multiple Pool Method - MPM)

- Phương pháp khớp kỳ hạn (Matched Maturity Marginal Funds Transfer Pricing hoặc Matched Rate Method - MRM).

Khi lựa chọn phương pháp FTP, ngân hàng căn cứ vào tình hình hoạt động, cũng như định hướng trong thời gian sắp tới của ngân hàng, có thể chỉ dựa theo một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.

Phương pháp giá mua duy nhất hoặc một giá (SPM)

Phương pháp này xử lý tất cả các giao dịch thống nhất, đặt chúng trong một nhóm các quỹ. Ngưởi gửi tiền được đưa vào 1 nhóm, và ngân hàng sử dụng tiền từ khoản đó. Theo phương pháp này, một và chỉ một mức giá chuyển nhượng được gán cho tất cả các khoản cho vay và tiền gửi. Không có sự khác biệt trong các sản phẩm dù nó có nhiểu điểm khác nhau.

Cách xác định giá chuyển nhượng thường được tính toán nội bộ - là một mức lãi suất trung bình trên các sản phẩm của ngân hàng. Tại thời điểm tính toán, tất cả tiền lãi nhận được các khoản cho vay và tiền gửi thanh toán điều được gán với một trọng số. Và giá chuyển (TP) chính là tỷ suất lợi nhuận trung

bình trọng của tất cả các tài sản cũng như nghĩa vụ nợ (A&L).

Phương pháp một giá là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện, mà không đầu tư hệ thống dữ liệu. Nó không đòi hỏi nhiều bí quyết hoặc mua các hệ thống IT tốn kém. Trong thực tế, FTP tính toán cho phương pháp này có thể được thực hiện bởi một người trong một bảng tính. Phương pháp này phù hợp với những ngân hàng nhỏ, nguổn vốn ổn định, hoạt động như một đơn vị duy nhất, không có nhiều chi nhánh và lĩnh vực kinh doanh.

Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế, không phù hợp với các ngân hàng thương mại lớn có các sản phẩm đa dạng. Những nhược điểm này bao gồm:

• Không phản ảnh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản và lãi suất của các khoản huy động và cho vay.

• Giá chuyển nhượng là duy nhất làm cho nó không thể tạo ra động lực quản lý để thu hút tiền gửi mà không đồng thời cung cấp cơ chế khuyến khích bán cho vay.

• Một giá trị tỷ lệ duy nhất không cho phép phân biệt kết quả chuyển giao theo cơ cấu danh mục đầu tư dài hạn.

Phương pháp đa giá mua (Multiple Pool Method - MPM)

Theo phương pháp này, tát cả các sản phẩm được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có một tiêu chí riêng. Tiêu chí thường gặp nhất là tổng hợp các sản phẩm dựa trên kỳ hạn của nó. Một cách dễ hiểu hơn chia số dư theo một số kỳ hạn nhất định ví dụ 1 tháng, 2 tháng…, gom tất cả các khoản huy động vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm và áp giá theo kỳ hạn cho tổng số dư của kỳ hạn đó.

Các ngân hàng thiết lập một tập hợp các tỷ lệ chuyển nhượng ứng với mỗi nhóm, phân các sản phẩm ở từng phân khúc hạn mức lãi suất khác nhau. Giá chuyển nhượng được tính cho mỗi nhóm là được dựa trên kỳ hạn của chính nhóm đó và trên giá thị trường hiện hành cho kỳ hạn của sản phẩm đó. Nếu giá thị trường thay đổi liên tục thì TP cũng thay đổi theo.

Phương pháp này khá phù hợp với các ngân hàng có những sản phẩm áp theo lãi suất thả nổi kết hợp với cấu trúc về thời gian của từng sản phẩm. MPM có thể được xem là đề xuất hợp lý cho bất kỳ ngân hàng thương mại, với nhiều chi nhánh, các nguồn tài trợ và danh mục sản phẩm phức tạp. Tuy nhiên, MTM cũng có những hạn chế nhất định.

• Lợi nhuận của các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lãi suất thị trường.

• Lãi suất lịch sử (lãi suất trả cho khách hàng) tại thời điểm định giá không được coi.

• Phương pháp này không thích hợp cho các giao dịch lãi suất cố định lâu dài.

• Tăng chênh lệch giữa giá chuyển và kế toán trong FTP danh mục đầu tư. • Ngân hàng phải tăng thêm nguồn lực công nghệ thông tin cần thiết so với phương pháp một giá (SPM).

Phương pháp tỷ lệ phù hợp (Matched Maturity Marginal Funds Transfer Pricing hoặc Matched Rate Method - MRM).

Khác với phương pháp đa giá (MPM), phương pháp tỷ lệ phù hợp sử dụng giá được phân bổ cho mỗi giao dịch riêng biệt, tức TP lấy chính xác từ lãi suất của khách hàng trong mỗi giao dịch. Hai phương pháp MPM và MRM có nhiểu điểm giống nhau, song, cũng có những điểm khác biệt cơ bản chính là giá chuyển nhượng mà phương pháp này lựa chọn, mỗi giao dịch với một mức lãi suất cố định. Chính vì xuất phát điều chuyển từ chính lãi suất cũng như tính chất của giao dịch (loại sản phẩm, khách hàng…) đã tách rủi ro lãi xuất với rủi ro tín dụng. Đây chính là ưu điểm vượt trội của MRM.

Tuy nhiên, phương pháp này rất phức tạp, rất tốn kém, đòi hỏi chi tiết trong phân tích sản phẩm, do đó, phải có một hệ thống ứng dụng chuyên nghiệp. Chính vì thế, phương pháp này phù hợp với những ngân hàng cực kỳ lớn, có lợi thế về hệ thống công nghệ thông tin. Với tốc độ phát triển của ngày nay, thì việc

hướng đến MRM là một suy nghĩ thông minh đối với các nhà quản trị ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w