Điều kiện để thực hiện hoàn thiện cơ chế mua bán vốn tập trung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 107)

trung

Việc áp dụng cơ chế mua bán vốn tập trung đòi hỏi toàn hệ thống là một ngân hàng duy nhất, xóa bỏ việc điều chuyển vốn nội bộ bằng tiền trong hệ thống chuyển sang áp dụng hệ thống định giá mua bán vốn nội bộ FTP để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của từng chi nhánh, đơn vị kinh doanh và quan trọng là quản lý đƣợc các rủi ro trong công tác quản trị vốn nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản…

Tuy nhiên, để thực hiện áp dụng mua bán vốn tập trung, ngân hàng phải thực hiện các điều kiện sau:

Về cơ sở vật chất: Để thực hiện việc áp dụng công cụ định giá mua bán vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP cần có các điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại.

Về trình độ ứng dụng: Áp dụng mua bán tập trung đòi hỏi mỗi đơn vị,

mỗi cán bộ cần nghiên cứu những kiến thức quản lý ngân hàng hiện đại qua đó nhận thức rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và đơn vị mình trong công tác quản lý và định giá vốn.

Về tổ chức: Áp dụng cơ chế mua bán vốn tập trung đòi hỏi đổi mới mô hình tổ chức cho phù hợp, phân công trách nhiệm quản lý rõ ràng giữa các đơn

vị.

Về chế độ kế toán: Xây dựng chế độ kế toán khoa học theo thông lệ quốc tế. 3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế mua bán vốn tập trung

3.3.1. Giải pháp khắc phục chính sách một giá với các chi nhánh

Việc áp dụng chính sách FTP không xét đến yếu tố vùng miền đã làm giảm đi tính cạnh tranh của các đơn vị trên toàn hệ thống. Ngân hàng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách đưa yếu tố vị trí địa lý vào cấu phần lãi suất FTP. Tuy rằng, hiện nay ngân hàng vẫn có những chính sách FTP ưu tiên để hỗ trợ cho những đơn vị mới thành lập, các chi nhánh ở tỉnh, tuy nhiên nếu đưa yếu tố vị trí địa lý vào cấu phần của lãi suất FTP sẽ là một giải pháp toàn diện hơn so với chính sách cục bộ như hiện tại. Tuy nhiên, việc đưa một nhân tố vào cấu phần lãi suất FTP đòi hỏi có hệ thống để định giá nhân tố đó bằng bao nhiêu để phù hợp với từng chi nhánh, đủ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. Điều này, đòi hỏi TPBank phải có mô hình đánh giá, cơ sở lý luận chặt chẽ, tránh gây ra tác động ngược tới hành vi kinh doanh của hệ thống

3.3.2. Xây dựng chế độ kế toán theo chuẩn quốc tế

Như đã phân tích ở trên, hiện nay TPBank đang không áp dụng giá mua bán vốn nội bộ cho một số khoản mục trên bảng cân đối gây kém hiệu quả khi quản lý bảng cân đối. Nguyên nhân của tình trạng này là do các khoản mục này chưa được phân bổ đến từng đơn vị, ALM không thể quản lý số dư đến từng đơn vị mà số dư đang được hội sở chính theo dõi và phân bổ thủ công. Chính vì vậy để đảm bảo cho việc quản lý tốt tất cả các khoản mục trên bảng cân đối, TPBank phải xây dựng chế độ kế toán theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, một ngân hàng hiện đại cũng cần phải xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả để phân bổ các nguồn lực một cách

hiệu quả. Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán để đảm bảo việc hạch toán kế toán liên quan đến điều chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng sao cho phù hợp với hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ. Bổ sung, sửa đổi hệ thống tài khoản, phƣơng pháp hạch toán kế toán liên quan đến điều chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng.

3.3.3. Xây dựng phương pháp luận chính xác để phát huy hiệu quảcông cụ lãi suất mua bán vốn nội bộ công cụ lãi suất mua bán vốn nội bộ

Nếu nhân lực của ngân hàng không đủ khả năng để đưa ra phương pháp định giá hiệu quả nhất, ta có thể đưa ra phương án thuê tư vấn bên ngoài. Tất nhiên, mọi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng áp dụng với từng hoàn cảnh, ta có thể đưa thêm một số điều kiện để tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng công cụ FTP.

3.3.4. Tăng cường giám sát ở chi nhánh và hội sở chính

Để tránh những sai sót vô tình hay cố tình để hưởng lợi FTP của chi nhánh, phải có bộ phận kiểm soát việc hạch toán của ĐVKD.

Đồng thời, với những đơn vị vi phạm phải có chế tài xử lý để ĐVKD không tái phạm tránh gây ra những sai lệch trong ghi nhận lãi suất mua bán vốn nội bộ của ngân hàng thương mại.

3.3.5. Xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh của ngân hàng. Với hệ thống công nghệ mạnh, hiện đại sẽ xây dựng được hệ thống định giá mua bán vốn nội bộ mạnh, tăng lượng cán bộ truy cập hệ thống nhằm hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ trong việc dự tính giá mua bán vốn cũng như kiểm soát lại các giao dịch đã thực hiện.

Với nền tảng công nghệ thông tin mạnh, hiện đại sẽ giúp ngân hàng mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ với nhiều kỳ hạn giao dịch khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời, hạn chế được tình trạng điều chỉnh thủ công cũng như hạn chế những rủi ro tác nghiệp cho các cán bộ nghiệp vụ tại chi nhánh cũng như tại hội sở chính.

Hiện nay, bên cạnh các báo cáo được xuất ra từ hệ thống FTP, để tăng tính linh hoạt và giảm tải dung lượng đường truyền khi chi nhánh kết xuất báo cáo, hội sở chính sẽ gửi hai báo cáo có dung lượng lớn nhất là “Các khoản tiền gửi còn hiệu lực” và “Các khoản cho vay còn hiệu lực” qua cổng nội bộ hàng ngày sau khi hệ thống FTP mở cửa. Như vậy, với hệ thống công nghệ mạnh thì hệ thống FTP có thể xuất được tất cả các báo cáo tại mỗi chi nhánh mà không cần hội sở chính phải gửi vào hàng ngày cho chi nhánh.

3.3.6. Xây dựng nền tảng để cơ chế mua bán vốn tập trung vận hànhhiệu quả hiệu quả

Đối với hội sở chính.

• Về cơ sở vật chất: Trung tâm công nghệ thông tin cần phải được xây dựng, nâng cấp, vận hành tốt phần mềm hệ thống FTP, phối hợp với các phòng ban có liên quan để giám sát, kịp thời phát hiện và đề xuất các biện pháp xử lý đối với những trường hợp xảy ra có nguyên nhân từ rủi ro tác nghiệp dẫn đến sai lệch giá mua bán vốn vốn nội bộ. Ứng dụng chương trình hiện đại hóa để mã hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Việc mã hóa các sản phẩm phải tuân theo nguyên tắc nhất định, đảm bảo cho việc nhập dữ liệu và quản lý dữ liệu chính xác.

• Về nhận thức: Định hướng kinh doanh của ngân hàng cần hướng tới thông lệ quốc tế. Theo đó, các NHTM cần xác định rõ mục đích của hệ thống

mua bán vốn nội bộ trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống này phù hợp với mô hình quản lý tập trung, các chi nhánh được coi như các đơn vị bán hàng.

• Về tổ chức thực hiện: Các chi nhánh phải tuyệt đối tuân thủ quy định về cơ chế mua bán vốn tập trung nhằm tạo sự thống nhất trong quản lý vốn của toàn hệ thống. Các chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai hoạt động kinh doanh theo các chỉ tiêu được giao miễn không vi phạm các qui định.

• Về nhân lực: Nâng cao trình độ cho các cán bộ tác nghiệp ở các chi nhánh, các đơn vị kinh doanh, các phòng ban có liên quan để họ hiều rõ về hoạt động quản lý tài sản có - tài sản nợ, về hệ thống FTP.

Đào tạo hướng dẫn sử dụng hệ thống FTP cho các đơn vị có liên quan để đảm bảo sự vận hành thống nhất, trôi chảy trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, áp lực tập trung mọi rủi ro tại hội sở chính đòi hỏi các cán bộ bộ phận quản lý nguồn vốn phải có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức và hiểu biết trong công tác cân đối và điều tiết nguồn vốn.

• Về chế độ kế toán: Bên cạnh việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, một ngân hàng hiện đại cũng cần phải xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả để phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả.

Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán để đảm bảo việc hạch toán kế toán liên quan đến mua bán vốn trong hệ thống ngân hàng sao cho phù hợp với hệ thống định giá mua bán vốn nội bộ. Bổ sung, sửa đổi hệ thống tài khoản, phương pháp hạch toán kế toán liên quan đến mua bán vốn trong hệ thống ngân hàng.

Đối với chi nhánh và đơn vị kinh doanh

Đào tạo nguồn nhân lực là cán bộ nghiệp vụ tại chi nhánh

thực hiện kinh doanh vốn với trung tâm vốn và với khách hàng. Các chi nhánh là nơi trực tiếp giao dịch và tiếp xúc với khách hàng, chi nhánh không cần quan tâm đến vấn đề cân đối nguồn vốn nhưng các cán bộ tại chi nhánh phải thương lượng lãi suất với khách hàng sao cho có lợi nhất cho chi nhánh nhưng vẫn làm khách hàng hài lòng và không vi phạm các quy định về lãi suất của NHNN. Vì thế, cán bộ nghiệp vụ tại chi nhánh phải thực sự chuyên nghiệp và có trình độ, không chỉ giỏi nghiệp vụ chuyên môn mà còn có kiến thức trong việc ấn định lãi suất cho các giao dịch vay gửi, áp dụng lãi phạt hợp lý trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn (bù đắp thiệt hai do bị điều chỉnh giảm thu nhập) nhằm đảm bảo thu hút được khách hàng và đảm bảo thu nhập cho ngân hàng (thu nhập từ chênh lệch giữa mua bán vốn với trung tâm và cung cấp dịch vụ ngân hàng). Ngoài ra, cán bộ tại chi nhánh phải biết tổng hòa các lợi ích mà khách hàng có thể mang lại để thương lượng mức lãi suất hợp lý nhất nhẳm thu hút khách hàng.

Tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh tại chi nhánh theo các chỉ tiêu, giới hạn được giao. Các chi nhánh phải tuyệt đối tuân thủ quy định về cơ chế quản lý vốn tập trung, quy chế về định giá giá mua bán vốn và quy trình mua bán vốn tập trung nhằm tạo sự thống nhất trong quản lý vốn của toàn hệ thống. Các chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai hoạt động kinh doanh theo các chỉ tiêu được giao miễn không vi phạm các qui định về cơ chế quản lý vốn.

Nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ thị trường và báo cáo đề xuất với hội sở chính

Cuối cùng, để phát huy lợi ích từ công cụ định giá mua bán vốn nội bộ FTP, việc xem xét những tác động của công cụ mới đối với hoạt động của ngân hàng là hết sức cần thiết nhằm đề ra những biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình vận dụng hoặc đề xuất các biện pháp cải tiến. Việc nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ thị trường được thực hiện thông qua đánh giá tác động của công cụ FTP định kỳ tại chi nhánh.

Thời điểm lấy số liệu so sánh tùy thuộc vào mỗi nhà quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế, nên lấy số liệu của những tháng trước gần kề, vì dễ lấy số liệu và không bị méo mó bởi những biến động của thị trường. Nội dung đánh giá có thể theo mô hình như sau:

• So sánh các chỉ số trước và sau khi áp dụng công cụ FTP • Phân tích tác động của công cụ FTP

• Báo cáo, đề xuất các kiến nghị cải tiến

Nói tóm lại, việc triển khai ứng dụng công cụ định giá mua bán vốn nội bộ FTP trên toàn hệ thống không chỉ đòi hỏi tiềm lực về vốn mà còn về trình độ ứng dụng. Các nhà quản trị ngân hàng, trước khi quyết định triển khai áp dụng công cụ mới, phải chuẩn bị thật chu đáo công tác đào tạo về nhận thức và trình độ ứng dụng cho nhân viên để phát huy tối đa hiệu quả của công cụ.

KẾT LUẬN

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng cơ chế mua bán vốn tập trung và các giải pháp hoàn thiện cơ chế mua bán vốn tập trung tại ngân hàng TMCP Tiên Phong nhằm hỗ trợ có hiệu quả và tăng cường trong công tác quản trị, điều hành vốn cũng như quản trị rủi ro tại TPBank. Với mục tiêu đó, đề tài đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị tài sản có và quản trị tài sản nợ tại ngân hàng thương mại, nghiên cứu lý luận về cơ chế mua bán vốn tập trung và công cụ định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ FTP tại NHTM. Từ đó khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế mua bán vốn tập trung tại ngân hàng.

- Nghiên cứu thực trạng cơ chế mua bán vốn tập trung và định giá lãi suất mua bán vốn nội bộ tại TPBank. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, đề tài đã làm rõ những mặt thành tựu đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản trị và điều hành vốn tại TPBank.

- Trên cơ sở định hướng phát triển của TPBank trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế mua bán vốn nội bộ tại TPBank

Việc ứng dụng cơ chế mua bán vốn tập trung là xu thế tất yếu để hình thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng trong tương lai của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với nguyên tắc mua - bán vốn, công cụ định giá FTP là một giải pháp định giá quản lý vốn khoa học và hiệu quả cho các ngân hàng thương mại trong việc quản lý vốn, quản lý thanh khoản và rủi ro lãi suất trên cơ sở tập trung và thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.

Dưới sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp tại TPBank, tác giả đã hoàn thành

luận văn với các mục tiêu đã đề ra. Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng, quý thầy cô, bạn bè và những người có quan tâm để bản thân có điều kiện nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.

1. Báo cáo quản trị Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2017, 2018, 2019.

3. Basel II

4. Đại học Kinh tế quốc dân (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

5. Đặng Văn Dân (2019), “Cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ của các ngân hàng thương mại: Hạn chế trong triển khai và những đề xuất”, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ

6. Đặng Văn Dân (2019), “Phát triển cơ chế quản lý vốn với định giá điều chuyển vốn nội bộ của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ

7. Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010

8. Nguyễn Minh Khôi (2011), “Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Việt Nam”

9. Peter Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính

10. Trần Thị Ánh Tuyết (2011), “Phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”

11. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w