Quan niệm và đặc điểm cơ chế mua bán vốn tập trung tại ngân hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 34 - 37)

ta thấy được mối liên hệ giữa quản trị tài sản nợ và tài sản có. Ngân hàng phải tìm ra phương thức đạt cần bằng tối ưu giữa tính ổn định và chi phí huy động. Thông thường các nguồn vốn có tính ổn định cao (tiết kiệm có kỳ hạn) thì chi phí cao, các nguồn vốn có tính ổn định thấp (tiền gửi thanh toán) thì chi phí thấp. Sự liên kết giữa quản trị tài sản nợ và có là tiền đề cho việc quản lý vốn tập trung, đảm bảo mối liên kết này có hiệu quả. Một trong những công cụ để quản lý tài sản nợ, tài sản có hiệu quả là việc ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế mua bán vốn tập trung. Cơ chế này đã bộ lộ những ưu điểm vượt trội so với cơ chế mua bán vốn phân tán được áp dụng tại các ngân hàng thương mại. Ta sẽ tìm hiểu cơ chế này ở phần 2 của chương này.

1.2. Khái quát về cơ chế mua bán vốn tập trung tại ngân hàngthương mại thương mại

1.2.1. Quan niệm và đặc điểm cơ chế mua bán vốn tập trung tạingân hàng thương mại ngân hàng thương mại

Cơ chế mua bán vốn tập trung là cơ chế mua bán vốn từ trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội sở chính (thông qua trung tâm vốn) hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với hội sở chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính.

Cơ chế mua bán vốn nội bộ tại ngân hàng thương mại hoạt động theo sơ đồ như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên tắc cơ chế mua bán vốn tập trung tại NHTM

Từ sơ đồ trên, ta thấy Cơ chế FTP vận hành thông qua trung tâm quản lý vốn đặt tại trụ sở chính của mỗi ngân hàng, trên cơ sở các đơn vị kinh doanh trong hệ thống ngân hàng đó sẽ thực hiện mua bán vốn với trụ sở chính thông qua trung tâm quản lý vốn. Dưới góc độ của các trung tâm quản lý vốn, cơ quan này sẽ đứng ra mua lại toàn bộ tài sản nợ từ chi nhánh (ví dụ như các khoản chi nhánh huy động từ khách hàng) và bán vốn để qua đó chi trả cho toàn bộ tài sản có (điển hình như các khoản chi nhánh cho vay khách hàng). Việc mua bán vốn này hình thành nên cơ sở chi phí và doanh thu của chi nhánh, từ đó thu nhập sẽ được xác định thông qua chênh lệch mua bán với trụ sở chính. Trong quá trình này, những vấn đề về thanh khoản, tỷ giá hay lãi suất sẽ được chuyển toàn bộ về trụ sở chính ngân hàng cho việc quản lý tập trung.

Với mô hình hoạt động như vậy, cơ chế mua bán vốn tập trung sẽ có một số ưu điểm như sau:

ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất sẽ được chuyển về trụ sở chính quản lý. So sánh với cơ chế quản lý vốn phân tán, các chi nhánh hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong vận hành nên sẽ dẫn đến sự phân tán nguồn lực trong quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh. Khi đó, trụ sở chính sẽ không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với cơ chế mua bán vốn tập trung, các chi nhánh chỉ hướng vào công việc chính là kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về trụ sở chính quản lý.

Cùng với cơ chế mua bán vốn tập trung, tất cả mọi giao dịch của chi nhánh đều phải tập trung về trụ sở chính thông qua trung tâm điều hành vốn, khi chi nhánh huy động được nguồn tiền gửi hoặc cho vay khách hàng thì đều thực hiện bán hoặc mua vốn với trụ sở chính. Như vậy, với cơ chế mua bán vốn tập trung thì trụ sở chính đóng vai trò điều phối vốn giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống của ngân hàng với nhau, đảm bảo vấn đề thanh khoản và tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại chi nhánh của mình cũng không còn là bài toán khó nan giải.

Kết quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh được đánh giá mỗi ngày thông qua hệ thống quản lý báo cáo của cơ chế mua bán vốn tập trung được xây dựng rất khoa học với hệ thống công nghệ thông tin để vận hành cơ chế thông suốt. Hiệu suất của mỗi chi nhánh trong hệ thống luôn được cập nhật, một mặt để đánh giá năng lực thực hiện đảm bảo tính công bằng dựa trên những tiêu chí thống nhất, mặt khác tạo sự khuyến khích động viên trong toàn hệ thống để hướng đến mục tiêu chung toàn ngân hàng. Ngoài ra nền tảng vận hành cũng được xây dựng trên bộ máy quản lý gọn nhẹ, khắc phục được những hạn chế từ một số công tác báo cáo thủ công.

Tuy nhiên, cơ chế mua bán vốn tập trung ở một góc độ nào đó vẫn bị đánh giá là có những điểm hạn chế nhất định. Đáng kể nhất có thể kể đến vấn đề về

chi phí ứng dụng cao, để đảm bảo triển khai đồng bộ đến tất cả các chi nhánh của ngân hàng trên toàn hệ thống. Ngày nay hầu hết các ngân hàng đều mong muốn sở hữu mạng lưới hoạt động rộng lớn, việc đầu tư cho phát triển công nghệ để ứng dụng cơ chế mua bán vốn tập trung đòi hỏi phải có tiềm lực vốn rất lớn và đây hoàn toàn là một thách thức đối với các ngân hàng nhỏ với nguồn lực giới hạn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w