Giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách của quản lý của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 83)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc của NHNN đối vớ

3.3.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách của quản lý của

nước, Chính phủ

- Nhà nƣớc, Chính phủ cần xây dựng chiến lƣợc củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, để làm cơ sở triển khai thực hiện, gắn với Đề án tái cơ cấu các TCTD theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ nói chung và Đề án tái cơ cấu của từng QTDND nói riêng đã đƣợc phê duyệt.

- Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách đảm bảo điều chỉnh, hồn thiện mơi trƣờng pháp lý tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với hoạt động của QTDND.

- Đổi mới cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến chi nhánh theo hƣớng tinh gọn và hiện đại để thực sự chuyển biến về chất, nâng cao uy tín và hiệu lực, hiệu quả của cơng tác quản lý Nhà nƣớc.

3.3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Thuận

Thực trạng hệ thống QTDND trên địa bàn Bình Thuận cho thấy, hệ thống QTDND đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại theo Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, đảm bảo quyền lợi của ngƣời gửi tiền và giữ vững ổn định, an toàn hệ thống. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 57- CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hồn thiện và phát triền hệ thống QTDND theo đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển loại hình TCTD là hợp tác xã, góp phần tạo nguồn vốn phục vụ thành viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; tạo cơng văn việc làm và góp phần xóa đói, giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và ủy quyền của Thống đốc NHNN, NHNN Bình Thuận là đơn vị quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về việc để xảy ra các sai phạm trong hoạt động đối với hệ thống QTDND trên địa bàn, vì vậy ngồi việc thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng, của UBND tỉnh, sự phối hợp của các cơ quan khác có liên quan, nhằm tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống QTDND, đảm bảo cho các QTDND trên địa bàn phát triển lành mạnh, hiệu quả, tổ chức lại một số hoạt động và đổi mới cơ chế quản lý đối với QTDND, nâng cao năng lực quản trị, tự chịu trách nhiệm của từng QTDND, đảm bảo tôn chỉ, nguyên tắc hoạt động theo mơ hình hợp tác xã và tính liên kết ổn định hệ thống và để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 57-CT/TW, khắc phục những yếu kém, sai phạm, hạn chế, đảm bảo cho hệ thống QTDND hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững, đúng mục tiêu, tính chất của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, cần tập trung vào các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các QTDND trên địa bàn nhƣ sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng công tác giám sát; chủ động xây dựng ngƣỡng

cảnh báo và thƣờng xuyên có văn bản cảnh báo các QTDND trên địa bàn có dấu hiệu hoạt động thiếu an tồn; đẩy mạnh cơng tác giám sát, nâng cao khả năng phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro, yếu kém, vi phạm pháp luật trong hoạt động của các QTDND, từ đó xác định trọng tâm, trọng điểm cho công tác thanh tra tại chỗ.

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng cơng tác thanh tra, trong đó:

Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát ngân hàng của năm trƣớc, khai thác các báo cáo về hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và qua các kênh thông tin khác để xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra hàng năm một cách khoa học, hài hòa, cân đối giữa số lƣợng QTDND, giữa QTDND với các chi nhánh ngân hàng, có trọng tâm trọng điểm, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, ngân hàng, trong đó tập trung vào các QTDND

chƣa đƣợc thanh tra ít nhất 02 năm gần đây, các QTDND xếp loại yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn thông qua các kênh nhƣ báo, đài, từ chính các QTDND và các kênh thơng tin khác để có các biện pháp phịng ngừa, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

Trên cơ sở hƣớng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, nghiên cứu chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Nếu đƣợc, đây là một bƣớc chuyển đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong hoạt động thanh tra ngân hàng. Việc thanh tra trên cơ sở rủi ro phải tiến hành xây dựng khn khổ quy trình và phƣơng pháp thanh tra, giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Quy trình thanh tra giám sát rủi ro có tính rõ ràng, hiệu quả và thơng tin đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Bên cạnh việc xây dựng quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, cần phải sớm xây dựng sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, là cẩm nang nghiệp vụ giúp cán bộ thanh tra nghiên cứu, ứng dụng khi thanh tra từng nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là việc đánh giá hoạt động quản trị, điều hành, môi trƣờng kiểm sốt nội bộ, hệ thống thơng tin quản lý, hệ thống quản trị rủi ro của các TCTD...

Quan tâm đến công tác chuẩn bị thanh tra, trƣớc khi thanh tra phải thực hiện bƣớc khảo sát, nghiên cứu trƣớc các nội quy, quy chế, quy định nội bộ do các QTDND ban hành đã gửi. Đồng thời, qua chƣơng trình báo cáo thống kê lấy các số liệu có liên quan đến nội dung thanh tra để phục vụ cho công tác thanh tra một cách tốt nhất.

Do hàng năm số lƣợng các cuộc thanh tra nhiều, các QTDND ngày càng có nhiều sai phạm, thậm chí che giấu hành vi vi phạm pháp luật rất tinh vi, trong khi đó lực lƣợng tại TTGSNH Bình Thuận mỏng lại phân chia ở các mảng khác (quản

lý, giám sát các TCTD, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo…), vì vậy các cuộc thanh tra cần phải đƣợc thực hiện nhiều hơn 05 ngày làm việc (tùy từng QTDND) và số lƣợng Đoàn thanh tra phải từ 03 ngƣời trở lên. Khi bố trí cán bộ thanh tra đi thanh tra trực tiếp tại các QTDND phải lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết sâu về nghiệp vụ, nhất là đối với những cán bộ bố trí làm Trƣởng đồn thanh tra.

Qua cơng tác thanh tra, cần tăng cƣờng xử lý nghiêm theo quy định đối với những QTDND có vi phạm đƣợc phát hiện nhằm đảm bảo tính răn đe, đặc biệt những vi phạm về quản trị, điều hành, cấp tín dụng. Xử lý kiên quyết, áp dụng các quy định về xử lý vi phạm hành chính; chủ động chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu hình sự. Bên cạnh đó, tăng cƣờng cơng tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra để đảm bảo việc chấp hành đầy đủ, nghiêm túc, đúng thời hạn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc.

Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát có năng lực, trình độ

chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu gắn với việc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ.

Cần tập trung tăng cƣờng cán bộ có chun mơn giỏi, có kinh nghiệm cơng tác ngân hàng, có phẩm chất đạo đức để nâng cao cả số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ thanh tra. Tiếp tục chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Thanh tra, giám sát Chi nhánh học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức, trong đó đặc biệt là đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phƣơng pháp thanh tra giám sát ngân hàng mới theo thơng lệ, chuẩn mực quốc tế. Trong đó:

- Ƣu tiên bổ sung cán bộ có trình độ chun mơn, kinh nghiệm công tác, phẩm chất đạo đức và ƣu tiên nam giới cho Thanh tra, giám sát chi nhánh.

- Tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng tham gia các lớp đạo tào nâng cao trình độ; các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ do NHNN Việt Nam tổ chức.

- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng; tổ chức nghiên cứu, thảo luận văn bản pháp luật về thanh tra, giám sát, văn bản quy định hoạt động của ngân hàng để cán bộ thanh tra, giám sát hiểu sâu kỹ hơn quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ và có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

- Đổi mới cách thức phân công công việc tại Thanh tra, giám sát Chi nhánh theo hƣớng khoa học hơn, để cán bộ nắm rõ hoạt động của từng QTDND. Theo đó, cơng việc cần đƣợc phân công lại theo hƣớng mỗi cán bộ chịu trách nhiệm quản lý và tham gia đoàn thanh tra đối với QTDND mình chịu trách nhiệm. Với cách phân công công việc này, từng QTDND sẽ đƣợc quản lý, giám sát chặt chẽ hơn.

3.3.3.3. Giải pháp tăng cường vai trò của LMHTX: cần phải phối hợp với

Liên minh HTX ban hành quy chế phối hợp trong việc quản lý giám sát đối với hệ thống QTDND, trong đó, tập trung phối hợp trong việc đào tạo trình độ Đại học đối với các bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và tổ chức các lớp bồi dƣỡng ngắn ngày hay tập huấn nghiệp vụ nhƣ chăm sóc khách hàng, quan hệ với khách hàng…

3.3.3.4. Giải pháp đối với cấp ủy, chính quyền địa phương: cần nâng cao vai

trò phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý hoạt động của QTDND.

Các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng cần có nhận thức đúng đắn đối với hoạt động của QTDND, phối hợp với NHNN Bình Thuận tăng cƣờng chặt chẽ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý hoạt động của các QTDND. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào Đảng ủy, UBND nơi QTDND có trụ sở trên địa bàn có sự quan tâm thi QTDND nơi đó hoạt động tốt, có hiệu quả, có uy tín với thành viên và ngƣợc lại.

3.3.3.5. Giải pháp khác: thƣờng xun thơng tin tun truyền về mơ hình tổ

thức ngƣời dân nói chung tham gia phát triển QTDND. Bên cạnh đó, chú trọng hƣớng dẫn triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, văn bản chỉ đạo điều hành của Thống đốc NHNN và của địa phƣơng, nhất là các văn bản có liên quan hoạt động của các QTDND.

3.3.4. Khuyến nghị đối với quản lý vĩ mô

3.3.4.1. Đối với Chính phủ

- Hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát ngân hàng. Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Trong đó:

+ Sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã có liên quan đến các QTDND theo hƣớng đảm bảo ngun tắc mơ hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã và cơ cấu tổ chức, nội dung, phạm vi hoạt động loại hình tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

+ Sửa đổi, bổ sung, quy định của Luật Các TCTD có liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của QTDND.

- Chính phủ nghiên cứu cơ chế hỗ trợ đối với các TCTD để có điều kiện thuận lợi trong hoạt động: hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách, hỗ trợ tài chính,...

- Hiện nay Chính phủ quy định mức vốn pháp định quá thấp, đề nghị Chính phủ tăng mức vốn pháp định đối với QTDND cơ sở lên tối thiểu 1 tỷ đồng thay vì 100 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, có nhƣ vậy mới nâng cao năng lực tài chính, khả năng huy động và cho vay vốn của từng QTDND, tạo điều kiện nâng cao số tiền cho vay các thành viên và phù hợp với các quy định về an toàn vốn.

- Thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan

Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN, trong đó thành lập một đơn vị đầu mối, chuyên trách thực hiện chức năng quản lý quản lý vĩ mô trong việc cấp phép, xây dựng cơ chế, chính sách về tổ chức hoạt động, thanh tra, giám sát vĩ mô đối với hệ thống QTDND và giám sát vi mô đối với từng QTDND, xử lý kịp thời mọi yếu kém của từng QTDND.

3.3.4.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan

- Đối với Bộ, ngành có liên quan (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Liên minh HTX Việt Nam)

+ Phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống QTDND về thành lập, tổ chức, hoạt động của QTDND, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hoạt động an toàn, bền vững.

+ Tăng cƣờng cơng tác tun truyền về chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về hoạt động của QTDND, qua đó tạo điều kiện cho nhân dân hiểu biết, tích cực tham gia, giám sát hoạt động QTDND.

- Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

+ Sửa đổi các quy định về cấp phép, tổ chức, hoạt động, điều hành, kiểm soát để đảm bảo đúng định hƣớng đối với mơ hình QTDND, cụ thể:

(i) Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về cấp phép thành lập và hoạt động của QTDND trên nguyên tắc bảo đảm mơ hình HTX, với sự tham gia góp vốn thành lập của pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, hoạt động chủ yếu tai địa bàn một xã phƣờng theo Chỉ thị số 57-CT/TW của Bộ Chính trị. Nội dung hoạt động chủ yếu là hỗ trợ lẫn nhau phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, đồng thời mở rộng các sản phẩm dịch vụ tƣ vấn, tài chính đối với khách hàng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn xã, phƣờng.

(ii) Các quy định về QTDND để nâng cao quy định về điều kiện, trách nhiệm, tiêu chuẩn đối với thành viên HĐQT, Ban điều hành, BKS, một số chức danh khác, thành viên góp vốn của QTDND, đặc biệt là QTDND có quy mơ hoạt

động lớn, từ 200 tỷ đồng trở lên; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ những ngƣời có liên quan, huyết thống, họ hàng tham gia HĐQT, Ban điều hành; nâng cao vai trò, hiệu quả và tính độc lập của BKS đảm bảo tính độc lập của HĐQT, Ban điều hành, BKS trong mọi hoạt động của QTDND;

(iv) Các quy định nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của QTDND; về kiểm toán độc lập đối với QTDND đảm bảo báo cáo tài chính của các QTDND đƣợc kiểm toán hàng năm;

+ Nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập thí điểm mơ hình QTDND ngành nghề để tăng cƣờng tính liên kết hệ thống, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)