Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 46 - 48)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc của Ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Bình

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên

dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

- Giai đoạn trƣớc khi có mơ hình Quỹ tín dụng nhân dân

Ở Việt Nam, loại hình tín dụng Hợp tác xã (HTX) đã hình thành và phát triển từ năm 1956 đến năm 1990. Từ năm 1956, phong trào xây dựng HTX đƣợc quan tâm triển khai thực hiện, theo đó hợp tác xã tín dụng đƣợc thành lập. Từ sau năm 1986, khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển đổi từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trƣờng, hoạt động ngành ngân hàng cũng đổi mới chuyển thành mơ hình 2 cấp, tách bạch giữa quản lý nhà nƣớc với tín dụng thƣơng mại. Các HTX tín dụng đã không chuyển hƣớng kịp với cơ chế mới và khơng có sự liên kết giúp đỡ lẫn nhau nên đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, hàng loạt HTX khơng có khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán phải ngừng hoạt động. Thời điểm này đã có trên 6.000 HTX tín dụng khơng đủ điều kiện đã phải ngừng hoạt động. Từ giữa năm 1993, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã chủ trƣơng thí điểm thành lập mơ hình QTDND, nhằm tổ chức lại và phát huy có hiệu quả hoạt động của HTXTD. Đây là một trong những giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn và cấp bách theo yêu cầu phát triển KTXH, cũng nhƣ yêu cầu triển khai thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn nơng nghiệp - nơng thơn.

Tại tỉnh Bình Thuận, HTX tín dụng ra đời vào năm 1983 (cuối năm 1987 có 162 đơn vị). Do cơ chế hoạt động cho các HTX tín dụng chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời và vai trò kiểm tra, giám sát của NHNN bị hạn chế, dẫn đến lâm vào tình thế khó khăn, vốn huy động quá lớn so với vốn điều lệ; cho vay khơng thu hồi đƣợc nợ; lỗ lớn, khơng có khả năng chi trả và đổ vỡ hàng loạt (cuối năm 1990 chỉ còn 22 HTX tín dụng và 2 TCTD cổ phần đơ thị). Đến cuối năm 1991, sau hơn một năm củng cố chấn chỉnh và xử lý tồn tại, còn 2 HTX tín dụng có khả năng khắc phục để đƣợc cấp phép hoạt động là La Gi và Liên Hƣơng.

Ngày 27/7/1993, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 390/TTg về triển khai Đề án thí điểm thành lập QTDND theo mơ hình 3 cấp: QTDND cơ sở, QTDND khu vực và QTDND trung ƣơng (về sau sáp nhập QTDND khu vực vào QTDND trung ƣơng). QTDND gồm QTDND Trung ƣơng và QTDND cơ sở, quan hệ giữa hai bên không phải là quan hệ cấp trên, cấp dƣới trong một hệ thống, mà liên kết hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Với vai trò là tổ chức đầu mối, QTDND Trung ƣơng đã thực hiện chức năng điều hồ vốn và hỗ trợ tích cực cho các QTDND cơ sở.

Đến cuối năm 1997, Bình Thuận thành lập đƣợc 19 QTDND cơ sở ở 07 huyện, thành phố, trong đó: huyện Tuy Phong có 03 Quỹ, huyện Bắc Bình có 01 Quỹ, huyện Hàm Thuận Bắc có 05 Quỹ, huyện Hàm Tân có 01 Quỹ, thị xã La Gi có 01 Quỹ, huyện Đức Linh có 06 Quỹ, huyện Tánh Linh có 01 Quỹ và thành phố Phan Thiết có 01 Quỹ.

- Giai đoạn củng cố, hoàn thiện và phát triển (2000 - 2012)

Trên cơ sở Chỉ thị số 57-CT/TW của Bộ Chính trị, hệ thống QTDND trên địa bàn đƣợc củng cố, hoàn thiện và phát triển. Từ tháng 7/2008 đến nay, NHNN Bình Thuận tiếp tục lần lƣợ cấp phép thành lập mới 06 QTDND cơ sở gồm: Phú Bình, Đức Tài, Thuận Đức, Hàm Minh, Chợ Lầu, Lạc Tánh, nâng tổng số QTDND trên địa bàn lên con số 25. Bên cạnh đó, các QTDND Phƣớc Thể, Hàm Thắng, Hàm Hiệp, Hàm Chính, Chí Cơng, Chợ Lầu hoạt động tốt đƣợc xem xét mở rộng địa bàn hoạt động sang các xã liền kề.

- Giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến nay

Kể từ tháng 04/2012, hệ thống QTDND trên cả nƣớc nói chung và Bình Thuận nói riêng triển khai thực hiện Đề án “cơ cấu lại hệ thống TCTD” của Thủ tƣớng Chính phủ. QTDND Trung ƣơng đƣợc chuyển đổi sang mơ hình NHHTX cho phù hợp với Luật Các TCTD 2010. Tên gọi các QTDND cơ sở đƣợc rút gọn lại là QTDND. Sau khi NHNN ban hành Thông tƣ 04/2015/TT-NHNN quy định về QTDND, NHNN Bình Thuận đã chỉ đạo các QTDND triển khai thực việc điều

chỉnh phƣơng án cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, và xây dựng kế hoạch thực hiện, rà soát các các nội quy, quy chế, quy định và Điều lệ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Thông tƣ 04 và các quy định pháp luật hiện hành. Kết quả 23/25 QTDND xây dựng xong Phƣơng cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020, trừ 02 QTDND đang bị kiểm sốt đặc biệt (Chí Cơng, Đức Hạnh) cịn gặp nhiều khó khăn, diễn biến khó lƣờng. Hoạt động kinh doanh của 23 QTDND tiếp tục có sự phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả; tiếp tục quan tâm kiểm soát tốt nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu thấp (đến 31/12/2017, tỷ lệ nợ xấu là 1,9%), chỉ tiêu chất lƣợng tín dụng nhìn chung đạt yêu cầu, hạn chế nạn cho vay nặng lãi và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xố đói, giảm nghèo ở nơng thơn góp phần tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phƣơng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)