Nguyên nhân hạn chế từ QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 73 - 74)

2.3. Đánh giá kết quả quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống QTDND trên địa bàn

2.3.3.1. Nguyên nhân hạn chế từ QTDND

- Nguyên nhân từ nguồn nhân lực và năng lực quản trị: đa phần cán bộ quản trị, điều hành khơng đƣợc đào tạo chính qui, kiến thức và nghiệp vụ ngân hàng còn hạn chế. HĐQT, BKS, BHĐ đƣợc đại hội thành viên bầu đầy đủ theo quy định nhƣng khơng thực hiện đúng vai trị, chức năng của mình, giao cho một vài cá nhân quyết định công việc, thiếu kiểm tra kiểm soát nên dễ phát sinh tiêu cực. Chủ yếu cán bộ làm việc tại QTDND tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày nhƣng quá trình làm việc luôn phát sinh những vấn đề mới về chuyên môn nghiệp vụ, nếu không thƣờng xuyên bổ túc đào tạo sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Công tác quản trị, điều hành, kiểm sốt nội bộ cịn yếu, trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ một số bộ phận cán bộ còn yếu kém, chƣa nắm bắt đƣợc các quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ chƣa sâu, dẫn đến công tác chỉ đạo điều hành, kiểm sốt cịn hạn chế.

- Nguyên nhân từ năng lực tài chính: hệ thống QTDND chủ yếu hoạt động trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, địa bàn nơng thơn, đặc biệt một số nơi cịn nhiều khó khăn, thu nhập thành viên thấp vì vậy việc thu hút vốn, nhất là từ nguồn vốn huy động là khơng nhiều, mặt khác việc góp vốn điều lệ vào QTDND chỉ để giải quyết nhu cầu vay vốn.

- Nguyên nhân từ công nghệ và ứng dụng cơng nghệ: các QTDND do trình độ cịn hạn chế nên chƣa quan tâm đến việc đầu tƣ vào cơng nghệ thơng tin; chƣa có cán bộ chun trách về cơng nghệ thơng tin, bên cạnh đó năng lực cơng nghệ thơng tin của cán bộ QTDND chƣa đủ để thực hiện các sản phẩm ngân hàng.

+ Một số QTDND có xu hƣớng xa rời mục tiêu, tôn chỉ hoạt động và mơ hình hợp tác xã: với mục đích tƣơng trợ giữa các thành viên có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống và theo quy định của Luật Các TCTD, QTDND do cá nhân, pháp nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để chủ yếu thực hiện huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi từ thành viên và cho vay đối với thành viên. Tuy nhiên, tại hầu hết QTDND trên địa bàn lại không theo mục đích đó, nhƣ việc kết nạp thành viên chỉ khi nào có nhu cầu vay vốn, chƣa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc và phát triển thành viên, đối tƣợng thụ hƣởng từ quỹ phúc lợi tập trung vào số ít ngƣời làm việc tại QTDND; tuyển dụng ngƣời thân, ngƣời nhà vào làm việc tại QTDND...

+ Ý thức chấp hành pháp luật, quy định về hoạt động ngân hàng của một số QTDND rất thấp, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro đạo đức và nguy cơ mất an toàn cao: một số QTDND có cán bộ tham gia quản trị, điều hành, kiểm sốt có mối quan hệ họ hàng, huyết thống dẫn đến có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn đƣợc giao để tham ô, lấy tiền, chỉ đạo làm sai, chạy theo lợi nhuận... Bên cạnh đó, một số cán bộ cố tình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng nhƣ làm giả mạo hồ sơ vay vốn, mƣợn tên ngƣời khác làm khống hồ sơ vay vốn, vay ké, không thực hiện kiểm tra sau khi cho vay, không chấp hành giới hạn hoạt động và các tỷ lệ đảm bảo an toàn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)