Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân phường Trà Cổ trước năm 1998

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường trà cổ thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (1998 2018) (Trang 31 - 39)

7. Bố cục của đề tài

1.4. Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân phường Trà Cổ trước năm 1998

Sau khi thống nhất đất nước, trong những năm 1976 -1985, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã cản trở sự phát triển mọi mặt của xã hội. Trong bối cảnh chung của cả nước, kinh tế - xã hội của Trà Cổ chậm phát triển. Cơ sở vật chất bị xuống cấp. Khó khăn lớn nhất là thiếu lao động. Nhà nước phải tổ chức di chuyển một số hộ dân ra Trà Cổ nhưng chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, không phát triển nghề cá. Kinh tế mang nặng tự cấp, tự túc, cơ sở hạ tầng thấp kém, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với trung tâm tỉnh lỵ. Nguồn ngân sách mất cân đối, phần lớn mọi hoạt động của địa phương phụ thuộc vào sự bao cấp từ ngân sách Nhà nước. Thu nhập của nhân dân và trình độ dân trí thấp, văn hóa xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, số hộ đói nghèo chiếm tỉ lệ cao (trên 60%). Trong bối cảnh đó, trên cơ sở đánh giá khách quan những thành tích và hạn chế của địa phương, chính quyền và nhân dân Trà Cổ xác định phương hướng, nhiệm vụ 3 năm 1986 - 1989 là: Thực sự coi nông nghiệp là mật trận hàng đầu. Phát triển nông nghiệp trên cả ba mặt: Diện tích, năng suất và sản lượng. Củng cố, phát triển các phương tiện đánh bắt thủy hải sản, mở rộng diện tích nuôi trồng hải sản.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới, chủ yếu là đổi mới tư duy kinh tế với 3 chương trình kinh tế lớn: Lương thực - Thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Thấm nhuần tư tưởng đổi mới của Đảng, nhân dân Trà Cổ chủ động, sáng tạo, vận dụng vào thực tiễn địa phương. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch, phường đã từng bước bố trí lại cơ cấu đầu tư, giải quyết được những khó khăn gay gắt.

Trong sản xuất nông nghiệp tuy phụ thuộc nhiều vào thời tiết, Trà Cổ chú trọng chỉ đạo hợp tác xã nông nghiệp tăng cường đưa giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất như CR203 qua đó năng suất lúa tăng hơn trước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư đã bộc lộ những hạn chế, không phù hợp với cơ chế thị trường. Để khắc phục những hạn chế của Chỉ thị 100, ngày 5/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10 (gọi là khoán 10). Nội dung Nghị quyết 10 là sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp, củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn thành phần kinh tế, trong đó quy định hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự quản. Dựa vào định hướng này, chính quyền và nhân dân Trà Cổ tiếp tục đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 năm 1989 - 1991 với những nhiệm vụ chủ yếu: Thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ nông dân. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển ngành thủy sản toàn diện, vững chắc. Chăm lo phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội và làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình [2; tr.109]. Thực hiện chương trình lương thực, thực phẩm, trong 2 năm 1989 - 1990, Trà Cổ tiến hành nhiều chủ trương, biện pháp đảm bảo diện tích gieo trồng, thâm canh tăng năng suất cây trồng, củng cố hệ thống thủy lợi. Nhờ giao đất lâu dài cho nông dân, năng suất lúa đạt trên 10 tạ/ha. Đàn gia súc, gia cầm và đàn lợn tăng dần. Ngành thủy sản bước đầu thích ứng và ổn định sản xuất. Phong trào nuôi cua xuất khẩu bước đầu có hiệu quả. Đặc biệt, năm 1989 Nhà nước miễn thuế nông nghiệp cho nông dân một năm, qua đó kích thích nhân dân hăng hái sản xuất [2; tr.109].

Thực hiện Thông báo số 118 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 08 của Hội đồng Bộ trưởng về chủ trương mở cửa biên giới cho nhân dân các xã biên giới hai nước Việt - Trung. Được sự giúp đỡ của huyện, Trà Cổ đầu tư xây dựng một số khách sạn lớn, đầu tư nâng cấp trường học, trạm xá và một số công trình hạ tầng. Qua đó, nhân dân hai

nước đã qua lại thăm thân, trao đồi hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, nhờ đó hoạt động thương mại - du lịch Trà Cổ phát triển, nguồn thu ngân sách tăng lên.

Đời sống văn hóa của cư dân Trà Cổ có sự khác nhau rất rõ rệt trước và sau khoán 10. Trước khoán 10, phong trào văn hóa ở Trà Cổ phát triển khá sôi nổi. Đây là thời kỳ cơ chế bao cấp vẫn ảnh hưởng ở mức độ nhất định trên cả nước nói chung và ở Trà Cổ nói riêng. Nhà nước đã đầu tư kinh phí, xây dựng thiết chế văn hóa cho phường với 1 nhà truyền thống, 1 nhà văn hóa, 2 đội thông tin xã, 4 đội nghệ thuật quần chúng [2; tr. 107]. Các đơn vị văn hóa lưu động của tỉnh cho đội chiếu bóng, thông tin cổ động, tuyên truyền văn nghệ, nghệ thuật quần chúng hoạt động sôi nổi. Chương trình văn nghệ thường là tạp diễn nhưng cũng có lúc chuyên diến về kịch, tuồng, chèo, ca múa nhạc. Hoạt động văn hóa tập trung vào các nội dung thiết thực, thường gắn với nhiệm vụ chính trị, động viên nhân dân địa phương thực hiện tốt đường lối đổi mới của Đảng. Bên cạnh đó, công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân dược làm thường xuyên. Công tác vệ sinh phòng bệnh, tiêm chủng mở rộng được thực hiện nghiêm túc.

Vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào khủng hoảng và sụp đổ, một số người tỏ ra hoài nghi về sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện Chỉ thị 59 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tháng 7/1991, Đại hội Chi bộ Trà Cổ lần thứ XVIII được tổ chức và đề ra phương hướng: Cán bộ, đảng viên và nhân dân Trà Cổ đoàn kết một lòng tiếp tục thực hiện Đường lối đổi mới. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, xây dựng quê hương giàu mạnh [2; tr.110].

Trong những năm 1991-1995, kinh tế Trà Cổ đã đạt dược nhiều thành tựu quan trọng. Ngành thủy sản có nhiều tiến bộ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của địa phương. Năm 1991-1995, ngư dân Trà Cổ đã chuyển từ lao động thô sơ sang đầu tư cơ giới vào đánh bắt, chế biến hải sản, nâng cao năng suất và sản lượng. Trong 2 năm 1994 - 1995, sản lượng khai thác hải sản các loại đạt 400-500 tấn/năm, giá trị ngành thuỷ sản đạt hàng tỷ đồng [2; tr.111]. Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng được khai thác và phát triển, các hộ nuôi trồng thủy sản đã đầu tư hàng trăm triệu đồng đề đào ao, đầm nuôi tôm, cua xuất khẩu. Đến năm 1995, Trà Cổ đã có hàng chục ha ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản góp phần tạo công ăn

việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, ngành thủy sàn còn nhiều hạn chế: Chưa đầu tư đánh bắt xa bờ, cơ sở vật chất còn manh mún, chưa được đầu tư đúng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Trong sản xuất nông nghiệp, việc giao đất lâu dài cho người dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất. Diện tích cấy một vụ là 15,5ha, năng suất 17 tạ/ha. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi tiếp tục được ổn định, phát triển. Đàn lợn năm 1994 có 400 con, năm 1995 tăng lên 500 con, đạt trên 30 tấn lợn hơi. Ngoài ra còn phát triển đàn gà, vịt, dê, bò là thực phẩm tươi sống phục vụ du lịch và đời sống nhân dân [2; tr.111]. Trong 2 năm 1994 - 1995, Trà Cổ đã trồng và bảo vệ 120 ha rừng xanh tốt. Ngoài ra còn trồng hàng ngàn cây bóng mát và cây ăn quả.

Ngành dịch vụ - du lịch dược quan tâm, phát triển. Chính quyền và nhân dân Trà Cổ xác dịnh: du lịch là ngành lợi thế của địa phương, cần khai thác, phát huy để nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân. Chính quyền tạo điều kiện cho nhân dân xây khách sạn, nhà nghỉ hiện đại. Phối hợp với Ban quản lý du lịch huyện chấn chỉnh lại các lều, quán ven biển đảm bảo sạch sẽ, văn minh và hoạt động có nề nếp. Sắp xếp lại các quán ăn, nhà hàng đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hạ thu hút đông khách du lịch. Qua đó, ngành dịch vụ - du lịch đã tạo việc làm cho hàng trăm người lao động, nguồn thu đạt hàng tỷ đồng.

Những năm đầu với “khoán 10” và với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện, đi cùng với đó các hoạt động văn hóa đã có những chuyển biến. Cơ sở vật chất thì vẫn còn nhưng tổ chức thiết chế văn hóa cũ dưới thời bao cấp bị phá vỡ và thay thế bằng hình thức tổ chức theo truyền thống cổ truyền trong điều kiện mới: Nhà văn hóa của xã hoạt động cầm chừng, số tổ đội chiếu bóng phải tự hạch toán kinh doanh nên cũng ít lưu động về các thôn chiếu phim cho dân xem. Phong trào văn nghệ quần chúng chỉ hoạt động vào những ngày hội. Những hủ tục và tệ mê tín dị đoan trong đời sống văn hóa của nhân dân đã một thời gian khá dài bị đẩy lùi thì nay lại có nguy cơ tái phát.

Trong tình hình đó, việc giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội đã được Chi bộ quan tâm và dần dần đạt được kêt quả tích cực. Sự nghiệp giáo dục ổn định, số học sinh trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh khá ngày một tăng. Đặc biệt là xã đã mở 2 lớp xóa mù chữ cho 50 học sinh vùng công giáo. Năm 1995, Trà Cổ là

một trong 5 đơn vị của Móng Cái hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Công tác y tế - dân số kế hoạch hóa gia đình có chuyển biến tích cực. Công tác tiêm chủng mở rộng, phòng, chống các dịch bệnh cho trẻ em; chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được coi trọng. Làm tốt công tác phòng, khám chữa bệnh cho nhân dân; phát động nhân dân đào hàng trăm giếng nước sạch, 70 hố xí tự hoại, góp phần làm tốt công tác vệ sinh môi trường của địa phương. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ phát triển dân số giảm từ 27% năm 1994 xuống còn 10,5% năm 1995 [2; tr.113].

Trong những năm 1991-1995, sau khi đón nhân dân sơ tán về quê lập 2 thôn Tràng Lộ và Tràng Vĩ, chính quyền xã đã triển khai công tác quy hoạch, cấp đất làm nhà ở cho nhân dân trở về, ổn dịnh nơi ăn chốn ở, tích cực khai hoang phục hoá, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhờ đó đời sống nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện, số hộ giàu và hộ khá tăng lên, số hộ nghèo giảm đi (còn hơn 20%), cả xã không còn hộ đói. Trên địa bàn đã có 20 chiếc bè máy, trên 200 xe máy các loại, trên 50% gia đình có tivi, 40 gia đình có máy phát điện và 4 gia đình đã có ô tô. Đời sống tinh thần ngày được cải thiện [2; tr.114].

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới 1986 - 1995, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Trà Cổ đã kiên trì phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, vững bước tiến lên. Kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc, quốc phòng - an ninh không ngừng được tăng cường, giữ vững, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngày 20/9/1995, Đại hội Đảng bộ xã Trà Cổ lần thứ XX (nhiệm kỳ 1996 - 2000), được tổ chức. Từ thực tiễn và yêu cầu của thời kỳ đổi mới, Đại hội xác định phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Du lịch - dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp, trong đó du lịch phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XX, nhân dân Trà Cổ tập trung khai thác mọi nguồn lực, thế mạnh, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp có nhiều tiến bộ. Mặc dù trong cơ cấu kinh tế của địa phương, sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 10%, song nhân dân vẫn đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. Diện tích cây trồng chính là lúa và khoai lang luôn đạt chỉ tiêu đề ra. Năng suất lúa tăng từ 21 tạ/ha

(1996) lên 23 tạ/ha (1998). Tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng bình quân 2,25% [2; tr.119]. Về cơ bản, phường đã tự cân đối được lương thực trong khu vực nông thôn, góp phần điều hoà lương thực, thực phẩm trên địa bàn.

Bảng 1.1. Sản lượng và bình quân lương thực đầu người ở Trà Cổ

Năm Tổng sản lượng lương thực (tấn) Bình quân lương thực đầu người (kg)

1986 278 171

1990 315 168

1995 410 182

1998 507 193

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu trong Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Trà Cổ (1958 - 2008))

Tuy nhiên, kết quả đạt được không đều, dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới, ngành nghề trong nông thôn kém phát triển. Chuyển biến về thâm canh, đổi mới về cơ cấu giống và mùa vụ, đầu tư khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp còn chậm, còn ít. Nhiều vấn đề cho quản lý xã hội ở nông thôn chưa được giải quyết tốt.

Nhằm chuyển chăn nuôi sang sản xuất hàng hóa, các hộ gia đình đã mở rộng chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp như: sử dụng nguồn thức ăn tổng hợp, đẩy mạnh tỷ lệ giống lợn lai, đưa giống lợn hướng nạc vào sản xuất; tiếp nhận các giống gia cầm siêu trứng, siêu thịt vào chăn nuôi trong kinh tế hộ gia đình. Đàn lợn năm 1998 là 800 con, đạt 133% kế hoạch đề ra. Phong trào trồng cây phân tán, cây ăn quả phát triển. Đến năm 1998, Trà Cổ trồng và bảo vệ có hiệu quả 183,4 ha rừng, trong đó đã hình thành khu vừng ven biển phục vụ du lịch.

Trên cơ sở xác định ngành ngư nghiệp là ngành sản xuất chính của địa phương (60% sổ hộ của địa phương tham gia đánh bắt và nuôi trồng thủy sản), phường Trà Cổ tập trung đầu tư chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển nghề cá nhân dân; đầu tư các loại phương tiện và ngư cụ để đánh bắt hải sản. Bè máy tăng từ 20 chiếc năm 1996 lên 150 chiếc vào năm 1998. Sản lượng hải sản khai thác ngày một tăng. Sáu tháng đầu năm 1998 sản lượng hải sản đạt 200 tấn. Riêng sản lượng sứa khai thác 3000 tấn/vụ. Phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển khá, đến tháng 9/1998 Trà Cổ đã có 24,25ha hồ đầm nuôi

tôm, 3ha bãi bồi khoanh nuôi ngao, sò. Doanh thu từ khai thác hải sản đạt gần 4 tỷ đồng. Đến tháng 6/1998, Trà Cổ có 150 hộ khai thác sứa và cá có thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng/hộ. Qua đó, đời sống của ngư dân ổn định, số hộ nghèo giảm, nhiều hộ đã trở lên giàu có [2; tr.120].

Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế ở Trà Cổ có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ. Với sự nỗ lực phấn đấu của địa phương, đến tháng 9/1998, Trà Cổ có 18 nhà hàng, khách sạn và 75 quán dịch vụ ven biển. Năm 1996 - 1998, Trà Cổ đã có 39.509 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát, tắm biển. Trong đó, có nhiều khách mang quốc tịch Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Doanh thu ngành du lịch - dịch vụ đạt trên 5 tỷ đồng/năm [2; tr.120]. Trên cơ sở kinh tế phát triển, năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường trà cổ thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (1998 2018) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)