Tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường trà cổ thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (1998 2018) (Trang 88)

7. Bố cục của đề tài

3.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo

Niềm tin là yếu tố cốt lõi để tạo nên tâm thức tín ngưỡng và được biểu hiện qua các hành vi thờ cúng. Niềm tin tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo là “một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp ta có thể nhìn nhận được những sự vật mà người thường không thấy được, cho ta một sức mạnh “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục” [44; tr.86]. Còn thực hành tín ngưỡng là những hành vi, hành động thờ cúng của con người có liên quan đến niềm tin, nội dung tín ngưỡng, nhằm mục đích cầu xin điều tốt lành hay ngăn cản điều xấu xa, mà bản thân con người mong muốn ở thực thể siêu linh [44; tr.105]. Sự kết hợp giữa yếu tố nông nghiệp trong cội nguồn và ngư nghiệp nơi vùng đất mới trong sinh hoạt và lao động sản xuất đã dẫn đến sự đa dạng trong tâm thức thờ thần của Trà Cổ. Ở cư dân Trà Cổ, niềm tin và thực hành tín ngưỡng được thể hiện như sau:

Tín ngưỡng chung của cộng đồng: Tín ngưỡng chung của cộng đồng cư dân vùng ven biển Trà Cổ hiện nay rất phong phú, đa dạng, bao gồm:

Tín ngưỡng thờ thần biển: Tín ngưỡng thờ thần biển là tín ngưỡng phụng thờ các linh vật, nhiên thần, nhân thần có thần tích, thần phả, truyền thuyết…mang những yếu tố liên quan đến biển, phát huy vai trò, sự linh ứng ở môi trường biển, bao gồm:

Tín ngưỡng thờ Mẫu: Một số làng vùng Trà Cổ đều có đền thờ Mẫu. Các đền thờ Mẫu ở vùng ven biển Trà Cổ, ngoài Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các thiên thần, có cả các Nhân thần. Tục thờ Mẫu và các yếu tố tính Nữ đã xuất hiện từ rất sớm trong đời sống tâm linh người Việt. Sự hình thành của tín ngưỡng thờ Nữ thần/Mẫu thần ở Việt Nam nói chung, vùng đất Trà Cổ nói riêng trước hết được lý giải từ quyền năng sáng tạo sinh sôi của người phụ nữ, đáp ứng khát vọng đủ đầy của con người ở thuở ban

đầu. Với cư dân Trà Cổ, niềm tin với các Mẫu xuất hiện là lẽ đương nhiên để đáp ứng những nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần khi phải đối mặt với những cản trở của tự nhiên trong khi khả năng có giới hạn của mình chưa thể vượt qua.

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng: Thành Hoàng làng là vị thần rất quen thuộc đối với cư dân các làng xã, hay phố nghề (nơi đô thị) ở nước ta, được cư dân xem là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh và thường được thờ ở đình làng. Từ năm 1802 đến năm 1945, nhà Nguyễn cho xây dựng miếu Thành hoàng ở các tỉnh, trong đó có tỉnh Quảng Ninh. Tại Quảng Ninh, miếu Thành hoàng được xây dựng năm Thiệu Trị thứ hai (1842) khi tỉnh còn mang tên Quảng Yên. Tại các địa phương ven biển ở Quảng Ninh, trong đó có Trà Cổ, Thành hoàng được tôn làm thần chủ và có vị trí quan trọng đối với ngư dân ven biển nơi đây. Nổi bật là trong đình Trà Cổ phối thờ nhiều vị Thành hoàng. Trong đình Trà Cổ hiện còn 20 sắc phong với các nội dung sau: 4 sắc phong thời Thiệu Trị đều phong cho Bạch điểm tước chi thần, 2 sắc phong cho Không Lộ Giác Hải và Bạch Điểm tước tôn thần, 4 sắc phong cho Thuyền Quốc Lữ, Quảng Trạch Đại Vương, Không Lộ Giác Hải và Bạch Điểm Tước tôn thần. 4 sắc phong ngày 18/11/1880 (năm Tự Đức thứ 33) phong cho Không Lộ Giác Hải và Bạch Điểm Tước tôn thần; 2 sắc phong ngày 20/5/1922 (năm Khải Định thứ 7) cho Bạch Điểm Tước Tôn thần; 4 sắc phong ngày 25/7/1924 (năm Khải Định thứ 9) cho Thuyền Quốc Lữ thái úy tôn thần, Quảng Trạch đại vương, Không Lộ Giác Hải và Bạch Điểm Tước tôn thần. Trà Cổ là nơi dân Đồ Sơn đến định cư, khởi nguồn từ 6 vị Tiên công. Họ được phối thờ nhưng không có cứ liệu nào khẳng định là được phong thần.

Ở đây duy có thần Bạch Điểm Tước là mới nhưng không lạ vì vốn từ Đồ Sơn được đưa ra đây và được coi là vị thần chủ của vùng đất này. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi về đền thờ thủy thần Đồ Sơn với tục chọi trâu hàng năm vì: “Tương truyền có người bản thổ, đêm đi qua dưới đền, thấy hai con trâu chọi nhau nên hàng năm đến ngày 10 tháng 8 có tục chọi trâu để tế thần. Lịch triều phong tặng là Điểm tước đại vương” [31; tr.424 - 425]. Cư dân gốc Trà Cổ là những người di cư từ Đồ Sơn nên họ đã mang tín ngưỡng từ địa phương đến.

Tục thờ Không Lộ (Khổng Lộ Giác Hải Đại Vương): Đây là vị thần cũng được thờ ở nhiều nơi ven biển vùng duyên hải Bắc Bộ trong các di tích và lễ hội. Thánh

Không Lộ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân các địa phương ở duyên hải Bắc Bộ, trong đó có Trà Cổ. Cuộc đời của Không Lộ còn truyền thuyết hóa qua những câu chuyện về chinh phục tự nhiên (quai đê lấn biển), chinh phục thú dữ (chém đầu ngư công, diệt trừ thủy quái), về đời sống kinh tế như dạy dân đơm đó, trồng lúa, dạy dân nghề đúc đồng hay chữa bệnh cho vua, phù giúp vua chống giặc ngoại xâm. Tại Trà Cổ, việc thờ Không Lộ là vị thần phối hưởng và có vị trí quan trọng trong đời sống cư dân.

Tín ngưỡng trong gia đình

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Từ lâu, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chung, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hoá Việt. Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến của nhiều vùng, miền, dân tộc.

Trong các gia đình cư dân Trà Cổ, xưa cũng như nay, gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên, bàn thờ tổ tiên được bố trí ở nơi trang trọng nhất trong nhà (hoặc thuyền trước đây). Trên bàn thờ tổ tiên, ngoài ngũ sự, một số gia đình thờ ảnh của ông bà, cha mẹ (những người quá cố), thường là ảnh của thế hệ trước đặt ở vị trí cao hơn thế hệ sau. Ngoài thờ cúng tổ tiên, bàn thờ gia tiên còn là nơi thờ gia thần, trong đó vị thần quen thuộc nhất là Táo quân (thần bếp) (cũng có khi đồng nhất thần bếp với thổ công). Cùng với thờ gia tiên, cư dân Trà Cổ còn có nhà thờ họ. Hiện nay, cư dân rất quan tâm đến việc trùng tu, xây dựng nhà thờ họ.

Thờ thần tài: Đối với những gia đình cư dân làm nghề buôn bán, thường có một khám thờ nhỏ đặt ở góc nhà, sát với mặt đất, mặt khám thờ hướng ra cửa chính để thờ thần tài (hoặc ông địa). Mục đích thờ Thần Tài, nhằm cầu mong tài lộc đến với gia đình ngày càng nhiều. Tín ngưỡng thờ Thần Tài chỉ mới xuất hiện ở Trà Cổ, khi mà các nghề dịch vụ xuất hiện và phát triển mạnh ở đây.

Bên cạnh các tín ngưỡng thờ cúng trên đây. Những năm qua, do xuất phát từ lòng ngưỡng mộ, biết ơn sâu sắc tới công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các gia đình đã lập ban thờ Bác Hồ trong gia đình. Ban thờ Bác Hồ được các gia đình thiết lập riêng và đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.

Ngoài những tín ngưỡng trên, tại Trà Cổ còn có hai tôn giáo chính trong đời sống cư dân, đó là Phật Giáo và Công giáo, trong đó, đồng bào Công giáo có 228

hộ/1.058 giáo dân, bằng 21,3% dân số toàn phường, tập trung chủ yếu ở khu Tràng Vĩ [25]. Các Phật tử chủ yếu là các cụ bà cao tuổi, nhàn rỗi, hàng ngày các cụ thường đến chùa thắp hương và ăn chay vào ngày rằm, mồng một hàng tháng để cầu phúc cho con cháu. Còn đối với những gia đình cư dân theo đạo Công giáo trong nhà thường có thờ ảnh chúa Giêsu.

Hiện nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Trà Cổ đã có những điểm mới. Việc coi trọng hoạt động tín ngưỡng của cư dân Trà Cổ được thể hiện ở mức độ thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng có xu hướng tăng lên. Khác với trước đây, sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân tại gia đình hay ở các cơ sở thờ cúng cộng đồng chỉ diễn ra vào các dịp lễ, tết. Nhưng hiện nay, cư dân Trà Cổ thực hành sinh hoạt tín ngưỡng tại cơ sở thờ cúng công cộng, cũng như tại gia đình có tính thường xuyên được thêm vào các ngày Sóc vọng (rằm, mồng một) hàng tháng, và cả những ngày gia đình có việc quan trọng (con cháu thi cử, mua xe, mở cửa hàng, lễ chẵn tháng, lễ chẵn năm. Sự gia tăng thực hành tín ngưỡng của cư dân còn được thể hiện ở phạm vi không gian thực hành có xu hướng vươn rộng ra ngoài làng. Đó là vào dịp đầu xuân, cư dân có nhu cầu đến các ngôi đền miếu có tiếng linh thiêng hoặc có phong cảnh đẹp trong vùng, hoặc của tỉnh khác để tham quan và dâng hương lễ bái. Thực trạng này nói lên cư dân đang rất quan tâm đến đời sống tín ngưỡng, đồng thời cũng thể hiện đời sống kinh tế của cư dân đang ngày một khá giả.

Có thể nói, cũng như cư dân các vùng ven biển khác vùng Đông Bắc, cư dân Trà Cổ “đã thiết lập và xây dựng cho mình một hệ thống niềm tin, nhằm hỗ trợ đắc lực cho công cuộc mưu sinh. Niềm tin tín ngưỡng của người dân Trà Cổ được hình thành từ nhiều nguyên nhân. Niềm tin đó, trước hết xuất phát từ quan niệm “có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Nhất là đối với cộng đồng cư dân sinh sống bằng nghề biển, nhiều rủi ro lắm hiểm nguy, thì quan niệm này lại càng ăn sâu vào trong tâm thức của họ với mục đich nhớ về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn, sau là để cầu xin sự phù hộ để được yên ổn, no ấm.

3.3. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận động được kế thừa từ thành tựu, kết quả từ các phong trào: “Đời sống mới” (năm 1961), xây dựng “gia đình văn hóa”, “làng văn hóa” (năm 1991), phong trào “Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (năm 1995). Đây là một trong 4 nhóm giải pháp lớn nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gồm 7 phong trào cụ thể: Phong trào xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; Phong tào xây dựng gia đình văn hóa; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Phong trào xây dựng làng, thôn, bản, ấp, tổ dân phố văn hóa; Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; Phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; Phong trào học tập lao động sáng tạo.

Ngay từ năm 1998, để bảo đảm cho phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng trên toàn quốc, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 27-CT/TW (1998) mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn dân đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa. Tiếp đó, ngày 12/4/2000, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 01/2000/QĐ-BVHTT về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Để đáp ứng yêu cầu trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, việc nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, đổi mới cơ chế quản lý hệ thống thiết chế này là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các thiết chế văn hóa tại địa phương, năm 2000, phường Trà Cổ đã đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, đã có 2/4 khu xây dựng nhà văn hóa. Đây là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao, thu hút được đông đảo các tổ chức và nhân dân trên địa bàn, 100% hộ dân trên địa bàn được dùng điện thắp sáng. Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân. Số người tham gia rèn luyện thể dục, thể thao ngày một nhiều. Năm 2002, phường Trà Cổ đạt giải nhì, năm 2003 đạt giải ba văn nghệ của thị xã.

Đến năm 2004, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở Trà Cổ phát triển sâu rộng với trên 70% gia đình đạt gia đình văn hóa. Công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ tăng dân số giảm dần. Tỷ suất sinh năm 2001 là 20,81% giảm xuống còn 8,73% năm 2004. Tỷ lệ người sinh con thứ 3 năm 2001 là 5% giảm xuống còn 2,77% năm 2004. Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13,5% năm 2004. Xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em hàng năm từ 5 đến 7 triệu đồng.

Công tác xóa đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm chỉ đạo. Số hộ nghèo giảm từ 24 hộ năm 2001 còn 8 hộ năm 2004 [2; tr.137 - 138]. Năm 2005, Phường đã xây dựng được 1 nhà văn hoá khu Tràng Vĩ trị giá 232 triệu đồng, thời điểm này đã có 3/4 khu có nhà văn hoá. Lắp đặt 1 cụm truyền thanh trị giá 42 triệu đồng. Số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá đạt tỷ lệ 80% [17].

Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa đời sống cho nhân dân địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XXI xác định: Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em. Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, quan tâm cải thiện đời sống cho người nghèo [2; tr.147]. Tiếp đó, Ban thường vụ Thị ủy đã ra Nghị quyết sổ 07 NQ/TU, ngày 25/9/2006 về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa thông tin, thế dục,

thể thao giai đoạn 2006 - 2010”. Do đó phong trào văn hoá có nhiều đổi mới, tiến bộ. Riêng trong năm 2006, phường tổ chức 4 - 5 đợt giao lưu văn hóa, văn nghệ nhân các ngày lễ của dân tộc. Hệ thống truyền thanh được đầu tư, nâng cấp và phủ kín địa bàn dân cư. Tổ chức bình xét gia đình văn hoá tại 4/4 khu dân cư với số hộ được công nhận đạt 87%, vận động nhân dân và các tổ chức cá nhân hảo tâm ủng hộ xây dựng, tu bổ, cải tạo đình Đông Thịnh, đình Tràng Vĩ, nhà văn hoá Tràng Lộ, chùa Nam Thọ [18].

Đến năm 2008, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, xây dựng xứ họ tiên tiến, nhà chùa văn minh được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Năm 2008 có 82,8% gia đình đạt gia đình văn hoá, 3 khu được công nhận khu phố văn hóa cấp thị xã. Đời sống nhân dân tiếp tục nâng cao, số hộ nghèo giảm còn 1,1%. Hết năm 2008, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 58,4% số hộ có nhà kiên cố, còn lại là nhà cấp 4, phường không còn nhà tạm, tranh tre, nứa lá. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Phòng khám đa khoa khu vực Trà Cổ đi vào hoạt động và Trạm y tế phường thực hiện tốt chức năng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2008, Trạm y tế phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ suất sinh năm 2007, đạt 14,11%, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 6,66% [2; tr.154]. Phường hoàn thành khu vui chơi cho thanh thiếu nhi và xây thêm 2 nhà văn hóa, cả 4/4 khu đều có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường trà cổ thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (1998 2018) (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)