Kinh tế du lịch dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường trà cổ thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (1998 2018) (Trang 47 - 58)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Kinh tế du lịch dịch vụ

Với địa thế thuận lợi cho phát triển du lịch, ngay tại Đại hội Đảng bộ xã Trà Cổ lần thứ XX (20/9/1995), đã xác định phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng: Du lịch - dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp, trong đó kinh tế du lịch phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kể từ đây, kinh tế du lịch của địa phương được chú trọng đầu tư phát triển.

So với các vùng khác, Trà Cổ có những thuận lợi nhất định để có thể phát triển du lịch. Tạo hóa đã ban tặng cho Trà Cổ một hình thể thật đẹp, một bán đảo ba mặt là nước biển, ngày ngày sóng biển vỗ về những dải cát mịn vàng óng ánh. Bãi biển Trà Cổ trải dài 17km, không khí trong lành, khí hậu mát mẻ. Đặc biệt, bãi biển Trà Cổ - Bình Ngọc, đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực nối liền vịnh Hạ Long hình thành một tiềm năng du lịch rộng lớn. Đặc sản của bãi biển Trà cổ rất phong phú, đa dạng về chủng loại như tôm, cá, mực, cua, ghẹ, ngao, sò, bàn mai, đặc biệt là ghẹ. Những con ghẹ được đánh bắt ở vùng biển Trà Cổ khi luộc chín thịt trắng, ăn có vị thơm và đậm đà.

Trà Cổ không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn đẹp bởi những nét văn hóa truyền thống, một mảnh đất giàu tính nhân văn và mang đậm truyền thống dân tộc. Ở đây có một hệ thống các di tích có giá trị và có lịch sử văn hoá lâu đời như: Đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ, chùa Vạn Linh Khánh, đền Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ngoài ra còn có các thắng cảnh đẹp như biểu tượng ngã ba Trà Cổ - Bình Ngọc, sân golf Vĩnh Thuận, Cụm Thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ.

Trà Cổ cách trung tâm thương mại cửa khẩu Móng Cái 8km, nơi đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Trà Cổ lại giáp Trung Quốc, nên có thể kết hợp cùng tour du lịch quốc tế qua thăm Trà Cổ rồi sang thăm Trung Quốc.

Với tiềm năng về du lịch như đã đề cập ở trên, Trà Cổ là một trong những địa điểm thu hút, hấp dẫn khách du lịch với các loại hình du lịch nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao dưới nước kết hợp tham quan di tích và lễ hội. Thế nhưng hiện nay, do chưa được khai thác hợp lý và qui mô nên lượng khách đến với Trà Cổ còn rất ít và chưa tạo ra được nguồn thu lớn cho địa phương.

Bảng 2.3. Số lượng khách và doanh thu từ du lịch của phường Trà Cổ từ năm 1998 đến năm 2018

Năm 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018

Lượng khách 11.420 33.281 34.623 52.000 30.982 27.662 19.214 27.200 27.253 34.553 37.148

Doanh thu

(triệu đồng) 742 951 1.028 1.825 1.028 1.124 1.359 1.426 1.781 2.041 3.012

(Nguồn: Ban quản lý khu du lịch Trà Cổ)

Năm 1998 - 1999, trong xu thế thực hiện đổi mới kinh tế đất nước, đời sống nhân dân còn khó khăn nên chưa chú trọng đến du lịch. Đồng thời do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở Đông Nam Á và Chính phủ có thay đổi một số chính sách trong du lịch vùng biên nên số lượng khách đến Trà Cổ chỉ đạt 11.420 lượt và doanh thu cũng khiêm tốn ở 742 triệu đồng. Căn cứ vào tiềm năng và tình hình thực tế của địa phương, Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ phường Trà Cổ họp ngày 11/9/2000 đã đề ra chỉ tiêu lượng khách du lịch tăng 10%/năm. Để đạt được mục tiêu này, Đại hội đề ra nhiệm vụ và giải pháp: Tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu vui chơi giải trí tập trung. Quy hoạch cho dân xây dựng ki-ốt làm dịch vụ khu vực ven biển. Nâng cao chất lượng phục vụ. Phấn đấu tỷ trọng kinh tế du lịch chiếm 50 - 55% GDP [2; tr.130].

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XXI, Đảng ủy tập trung lãnh đạo chỉ đạo, kịp thời đề ra chủ trương và biện pháp phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn. Tính đến hết năm 2000, khách du lịch đến Trà Cổ là 33.281 đem lại doanh thu 951 triệu cho địa phương.

Thực hiện thông báo Kết luận số 10-TB/TƯ về một số chủ trương phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ năm 2001 và những năm tiếp theo của Thị ủy; hưởng ứng chương trình du lịch quốc gia “Việt Nam điểm đến thiên niên kỷ mới” do Bộ Văn hóa - Thông tin và Tổng cục du lịch phát động, Đảng bộ xác định dịch vụ - du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Do vậy, ngành du lịch - dịch vụ có sự chuyển

biến tích cực về quy mô và hình thức tổ chức. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ năm 2001 đến hết năm 2003, Trà Cổ đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gần 40 tỷ đồng. Trong đó, nâng cấp Quốc lộ 18A, giá trị 19 tỷ đồng; xây dựng khu Trung tâm du lịch Trà Cổ trên 7 tỷ đồng; làm hệ thống đường dạo ven biển, hệ thống điện chiếu sáng trên 10 tỷ đồng. Nhân dân tập trung, đầu tư xây dựng 22 nhà nghỉ và 26 ki ốt bán hàng ven biển giá trị hàng chục tỷ đồng, nâng số nhà nghỉ toàn phường lên 40 nhà, với 468 phòng. Số lượng khách đến tham quan du lịch tăng từ 36.700 lượt khách năm 2001 lên 52.000 lượt khách vào năm 2004. Phường đã phối hợp với Công ty Du lịch, Ban Quản lý du lịch tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân nâng cao trách nhiệm, hình thức đón tiếp khách chu đáo, an toàn. Đồng thời, mở rộng các lễ hội truyền thống, khai thác các di tích văn hóa của địa phương như đình, chùa, nhà thờ để thu hút khách du lịch. Doanh thu ngành Du lịch các năm đều tăng, hết năm 2004, ngành Du lịch đã mang lại cho phường 1,825 tỷ đồng [2; tr.133].

Ngày 24/7/2005, tại Đại hội Đảng bộ phường Trà cổ lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2005-2010) đã nhận định trong 5 năm 2001-2005, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, hoạt động dịch vụ - du lịch phát triển mạnh, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách địa phương, số thu đạt cao và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách thị xã [2; tr.143]. Đại hội đã chỉ rõ những yếu kém, đó là chưa tổ chức khai thác triệt để những tiềm năng, thế mạnh về du lịch, dịch vụ và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Công tác quy hoạch phát triển du lịch còn chậm. Xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của phường là: Du lịch - dịch vụ - ngư nghiệp - nông nghiệp:“... phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển mạnh du lịch - dịch vụ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới. Tỷ trọng du lịch trong GDP duy trì từ 70% trở lên [2; tr.146]. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Đại hội đề ra một số giải pháp cơ bản: Đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ; phối hợp với các ban ngành của thị xã và với các Công ty du lịch ngoài địa bàn, duy trì nguồn khách du lịch lâu dài.

Thực hiện Nghị quyết trên, Đảng bộ đã cụ thể hóa bằng các chương trình cụ thể. Tuy nhiên, hoạt động du lịch năm 2005 bị ảnh hưởng mạnh do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, lượng khách du lịch đến Trà Cổ giảm đáng kể. Trong năm 2005 đã

phục vụ 33.538 lượt khách. Hệ thống ki-ốt, nhà hàng ven biển vẫn hoạt động nhưng lượng khách thăm quan tắm biển giảm và chủ yếu tập trung ăn nghỉ ở doanh nghiệp tư nhân nên nguồn thu của nhân dân giảm, doanh thu từ du lịch đạt 1 tỷ 450 triệu đồng, giảm 375 triệu so với năm 2004 [17].

Bước sang năm 2006, cơ sở vật chất trang thiết bị được nâng cấp hơn. Toàn Phường có 42 nhà nghỉ, 540 phòng, tăng 1 nhà nghỉ và 40 phòng so với năm 2005. Năm 2006, lượng khách thăm quan, du lịch có 30.982 lượt khách, giảm 2556 lượt so với năm 2005 (33.538). Nguồn thu từ dịch vụ du lịch giảm 500 - 600 triệu. Hệ thống kiốt, cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường ven biển luôn được quan tâm, quản lý, hoạt động theo đúng quy định. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải chưa được xử lý tốt, ảnh hưởng xấu đến môi trường khu du lịch [18].

Năm 2007 là năm toàn Đảng toàn dân tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội khoá XII, năm đầu tiên nước ta thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sau khi ra nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nền kinh tế cả nước đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%). Sự kiện Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, chính trị, xã hội tiếp tục ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững.Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn. Đó là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và cho ngành du lịch nói riêng. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động du lịch tại Trà Cổ cũng khởi sắc. Đến hết năm 2007 đã có 31.026 lượt khách đến tham quan du lịch [2; tr.149]. Tuy nhiên, lượng khách đến Trà Cổ không ổn định. Do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những yếu tố bất ổn, lạm phát leo thang, dịch bệnh, cùng với những thay đổi trong chính sách du lịch của phía Trung Quốc khiến cho lượng khách đến Trà Cổ vẫn ở mức khiêm tốn. Năm 2008 là năm diễn ra cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh mẽ cho nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ phường Trà Cổ đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhà hàng, khách sạn. Tổ chức tốt các lễ hội lịch sử văn hóa tại địa phương để quảng bá thu hút khách du lịch. Đến năm 2008, Trà Cổ có 44 khách sạn, nhà nghỉ với 544 phòng, tăng 86 phòng so với năm 2004. Một số khách sạn có chất lượng tốt như Kim Hoàng, Hải Yến. Lượng khách đến Trà Cổ trong năm là 27.662

người, tính riêng doanh thu từ hoạt động tham quan du lịch đạt 1,124 tỷ đồng. Tổng doanh thu các hoạt động dịch vụ - du lịch năm 2008 đạt 6 tỷ đồng. Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [2; tr.149].

Năm 2009 lượng khách đến Trà Cổ là 19.647 lượt khách, so với năm 2008 giảm 8.015 lượt khách, mức thu bình quân của mỗi hộ từ 55 - 60 triệu đồng. Tổng doanh thu từ ngành dịch vụ-du lịch đạt 5,5 tỷ đồng, giảm từ 500 triệu đồng so với năm 2005 [19]. Bước sang năm 2010, hệ thống nhà nghỉ khách sạn được đầu tư mạnh, nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 2 sao. Trên địa bàn hiện có 45 khách sạn, nhà nghỉ, với 596 phòng đang hoạt động tăng 5 nhà nghỉ với gần 100 phòng so với năm 2004. Tổng số cơ sở kinh doanh hàng ăn uống giải khát và các dịch vụ du lịch khác là 51 cơ sở [21]. Trong năm 2010 đã có 19.214 lượt khách. Tuy nhiên, phần lớn khách đến địa bàn là khách nghỉ điều dưỡng và một phần còn lại nghỉ tại các nhà nghỉ doanh nghiệp, nên các nhà nghỉ tư nhân giảm lượng khách đến lưu trú qua đêm. Doanh thu từ du lịch là 1,359 tỷ đồng. Tổng doanh thu từ ngành dịch vụ - du lịch đạt 9 tỷ đồng [20].

Năm 2011, hoạt động du lịch sôi động hơn so với năm 2010. Lượng khách đến thăm quan Trà Cổ đạt 25.540 lượt khách, tăng 6.326 lượt khách so với năm 2010. Tổng doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch đạt trên 16,5 tỷ đồng [22]. Tốc độ tăng trưởng này vẫn được duy trì trong năm 2012 với 27.200 lượt khách và doanh thu đạt 1,426 tỷ USD. Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động du lịch, năm 2013 tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản liên quan như Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030. Tại địa phương, chính quyền phường Trà Cổ đã tập trung chỉ đạo việc tuyên truyền cho các nhà hàng, khách sạn, tổ chức tốt việc đưa đón khách đến tham quan du lịch. Tuy nhiên, đến hết năm 2013 chỉ đạt 23.937 lượt khách, giảm 3.263 lượt khách so với năm 2012. Nguyên nhân là do tiếp tục bị ảnh hưởng của suy thái toàn cầu, chính sách biên mậu từ phía Trung quốc, kết cấu hạ tầng khu du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, nên lượng khách du lịch giảm [23].

Đầu năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt các tuyến du lịch thành phố Móng Cái gồm 3 tuyến du lịch với 12 điểm, trong đó riêng tuyến du lịch Trà Cổ có 6 điểm, điều này tạo điều kiện để nghành du lịch địa phương phát triển. Đảng ủy đã tập trung chỉ đạo triển khai công tác du lịch - dịch vụ, đón khách đến tham quan du lịch bảo đảm an toàn, văn minh, lịch sự. Tính đến hết tháng 12/2014 lượng khách đến thăm quan du lịch nghỉ lưu trú qua đêm đạt đạt 27.000 lượt. Tổng doanh thu từ dịch vụ - du lịch đạt 29,5 tỷ đồng [24]. Do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch - dịch vụ chưa được đồng bộ, nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do vậy, lượng khách đến du lịch năm 2015 lại giảm 25.145 lượt và tổng doanh thu từ các khoản dịch vụ du lịch là 28,5 tỷ đồng [25].

Từ năm 2016 đến năm 2018, tình hình quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp, biến đổi bất thường của thời tiết, đặc biệt là dịch cúm H1N1, H5N1; sự thay đổi chính sách của Trung Quốc nhất là vấn đề cấp thẻ du lịch cho khách du lịch Trung Quốc, chính sách biên mậu; việc thay đổi một số cơ chế, chính sách của Nhà nước ta đã ảnh hưởng tới hoạt động dịch vụ du lịch tại địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian này hệ thống đường biên giới, đường vành đai biên giới được đầu tư hoàn thiện, đặc biệt là tuyến đường: Lục Lầm - Tục Lãm - Núi Tổ Chim - Sa Vĩ tạo điều kiện đi lại thuận tiện hơn. Do đó lượng khách du lịch đã tăng từ 34.553 lượt khách (2016) lên 37.148 lượt (2018). Tính riêng doanh thu từ tham quan, du lịch đã tăng từ 2,041 tỷ đồng (2016) lên 3,012 tỷ đồng (2018) [26].

Thành phần khách du lịch

(Nguồn: Ban quản lý khu du lịch Trà Cổ)

14.6 9.3 17.5 58.6 Năm 2000 Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc Trung Quốc

Những quốc gia châu Á khác Khách nội địa 16.5 15.3 8.1 60.1 Năm 2018

Biểu đồ 2.3. Thị phần khách du lịch chia theo quốc tịch đến Trà Cổ (ĐVT: %) Qua biểu đồ 2.3, chúng ta thấy Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc chiếm từ 15 đến 16% lượng khách du lịch. Hầu hết khách du lịch đến từ những vùng này là những khách du lịch tiết kiệm hoặc những người trung tuổi khá giả đi du lịch một mình hoặc theo tour, thích được ở trên tàu thuyền, du lịch sinh thái với tự nhiên và trải nghiệm văn hóa tại địa phương. Họ thường du lịch vào thời gian giữa tháng 10 và tháng 4.

Khách Trung Quốcchiếm 9-15% tổng lượng khách du lịch và đang tăng trưởng nhanh chóng. Hầu hết khách du lịch là những người khá giả trong những tour du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường trà cổ thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (1998 2018) (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)