7. Bố cục của đề tài
2.1.2. Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản
Phát huy những lợi thế của địa hình, bên cạnh đánh bắt thủy hải sản tự nhiên, nhiều cư dân kết hợp trồng lúa nước và khoanh vùng nuôi thủy sản. Ao, hồ, đầm phá không chỉ nuôi và cung cấp nguồn thức ăn cá tôm cho họ mà còn phục vụ cho thị trường. Việc nuôi thủy sản đã đem lại nguồn lợi lớn cho cư dân và các doanh nghiệp ở Trà Cổ. Bởi vậy, nhiều khi họ vẫn đưa lên vị trí hàng đầu“nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền”. Một số dạng nuôi trồng tồn tại ở địa phương như nghề nuôi nhuyễn thể đem lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi nghêu, nuôi ốc, tu hài, nuôi trai nhân tạo, nuôi cá lồng, cá bè.
Ngay từ những năm 1990, ở Trà Cổ đã có một số hộ gia đình nuôi tôm sú xuất khẩu và thu được lợi nhuận cao. Đại hội Đảng bộ phường Trà Cổ lần thứ XXI (9/2000) đã đề ra nhiệm vụ quy hoạch bãi bồi và chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp thuận lợi sang nuôi trồng hải sản, chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thủy hải sản theo hướng kinh tế thị trường [2; tr.130]. Đến năm 2003, Trà Cổ đã có dự án do tỉnh đầu tư nuôi cá lồng bè, nuôi tôm sau đó chuyển sang nuôi tôm hùm. Tuy nhiên trong dự án này chỉ có hơn 10 hộ tham gia (đối tượng nuôi là cá hồng, cá song, tôm hùm).
Biểu đồ 2.1. Số hộ gia đình chuyên canh nuôi trồng thủy sản ở Trà Cổ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên các báo cáo hàng năm của địa phương)
Năm 2004, thực hiện Kết luận số 09-TB/TU về một số chủ trương, biện pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của Thị ủy, Đảng bộ phường Trà Cổ có nhiều chủ trương khuyến khích nhân dân đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Do đó, phong trào nuôi trồng thủy sản tăng nhanh (15 hộ), nhiều hộ đầu tư nuôi tôm, sò, vạng...với tổng diện tích 45ha, sản lượng đạt 34 tấn/năm, mang lại giá trị kinh tế cao [2; tr.134].
Biểu đồ 2.2. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Trà Cổ
(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên báo cáo hàng năm của Đảng bộ phường Trà Cổ)
8 10 15 16 23 21 31 31 26 30 25 28 26 29 27 34 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1998 2003 2004 2005 2006 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 21.34 32.82 47.46 33.13 34.8 28.6 46.71 35 42 65 87 100 76 94 0 20 40 60 80 100 120 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1998 2000 2005 2008 2010 2015 2018
Sau khi Chính phủ ban hành Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg về chính sách phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo, các hộ gia đình ở Trà Cổ đã đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tính hết năm 2005, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 47,46ha với tổng sản lượng 2 vụ đạt trên 65 tấn [17]. Tuy nhiên bước sang năm 2006, do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh tôm phát triển, lây lan khiến cho 80% số hộ bị thua lỗ. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm này chỉ đạt 39,5ha với 23 hộ nuôi, sản lượng đạt 58 tấn, giá trị sản lượng đạt khoảng 2 tỷ đồng, giảm so với năm 2005 [18]. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến cho đầu ra ngành thủy sản gặp khó khăn, do vậy trong năm này chỉ có 21 hộ tham gia nuôi trồng với diện tích là 33,13ha nhưng sản lượng lại tăng, đạt 87 tấn [2; tr.151]. Năm 2009, tổng số hộ nuôi trồng là 31 hộ, tăng so với năm 2008 là 10 hộ. Diện tích 34,8ha tăng 1,67ha so với năm 2008. Các hộ nuôi trồng chủ yếu là nuôi giống tôm trắng. Sản lượng đạt được 100 tấn, giá trị nuôi trồng thủy sản là trên 3 tỷ đồng [19]. Quy mô nuôi trồng này vẫn được duy trì trong năm 2010. Nhưng năm 2011, số hộ nuôi trồng hải sản giảm xuống còn 26 hộ, nguyên nhân là do một số hộ có diện tích đầm nằm trong dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp của công ty than Đông Bắc. Diện tích nuôi trồng đạt 45,5ha, sản lượng thu hoạch đạt 60 tấn, giảm so với năm 2009 và 2010 [22]. Năm 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặc dù tăng 47,1ha nhưng sản lượng chỉ đạt 55 tấn [23]. Năm 2014, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 26,1ha và sản lượng đạt 135 tấn [24]. Đến năm 2018, số hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 34 gia đình, diện tích nuôi trồng là 46,71ha và sản lượng đạt 94 tấn.
Từ kết quả trên, có thể thấy hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ở Trà Cổ trong thời gian qua đã có sự khởi sắc, mang lại nguồn thu đáng kể cho các gia đình, thể hiện sự sáng tạo, cần cù lao động của cư dân địa phương trong điều kiện môi trường tự nhiên ở Trà Cổ. Một điểm đáng chú ý là trong khi diện tích nuôi trồng tăng chậm thì sản lượng và giá trị lại tăng nhanh. Điều đó cho thấy các hộ nuôi trồng đã tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Thực tiễn cho thấy ở một số địa phương, hình thức nuôi quảng canh, xen canh đã, đang dần thay thế bằng hình thức chuyên canh, bán công nghiệp hay công nghiệp. Cư dân vùng Trà Cổ đã thể nghiệm, lao động cật lực trong việc nuôi trồng thủy sản để cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, khách quan mà nói, hầu hết hoạt động nuôi trồng vẫn ở quy mô nhỏ và mang tính không ổn định. So với các địa phương ven biển khác ở Quảng Ninh, hoạt động nuôi trồng
thủy sản ở Trà Cổ giá trị chưa cao, chưa tận dụng được tiềm năng, cơ sở để nuôi trồng nên hiệu quả còn thấp, phụ thuộc vào thiên nhiên.
Để khai thác tốt tiềm năng kinh tế ngư nghiệp tại Trà Cổ, chúng tôi cho rằng biện pháp cần thiết đó là phải thành lập các hội nghề để hỗ trợ cho người dân những hiểu biết cần thiết về kinh tế ngư nghiệp, như xây dựng các tổ, nhóm học tập kinh nghiệm, tri thức bản địa và tri thức khoa học cho người dân với sự tham gia của những người già trong làng am hiểu tri thức dân gian và các nhà khoa học để phổ cập cho cộng đồng ngư dân những hiểu biết cần thiết về nghề cá, về biển đảo.