Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn tiếng việt ở một số tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2014 - 2015 và học kì I của năm học 2015 - 2016. Đối tượng thực nghiệm được lựa chọn là học sinh lớp 2 và lớp 4- là hai lớp đại diện cho hai kiểu bài dạy học về GDVHGT của chương trình tiếng Việt tiểu học mà đề tài quan tâm. Khi lựa chọn đối tượng thực nghiệm thì chúng tôi lựa chọn tự nhiên với tất cả ưu và nhược điểm, mặt tích cực và hạn chế, mang tính đại diện cho vùng miền núi. Các lớp đối chứng cũng có điều kiện cơ bản tương đồng với các lớp thực nghiệm (về điều kiện dạy học, về năng lực của giáo viên và học sinh,…) để từ đó rút ra sự so sánh, đối chiếu hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng về hiệu quả dạy học, năng lực của học sinh,…mới có ý nghĩa.

Về giáo viên, chúng tôi chọn những giáo viên tiểu học được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn, nắm vững mục đích, yêu cầu thực nghiệm, có khả năng phối hợp một cách hiệu quả với người nghiên cứu.

Địa bàn thực nghiệm dạy học là 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Cạn và Lạng Sơn. Dưới đây là các lớp tham gia thực nghiệm:

(1)Tỉnh Thái Nguyên:

- Trường tiểu học Hóa Thượng - Đồng Hỷ

GV thực nghiệm: Phạm Thị Hương Thu + Lớp thực nghiệm: 2A (30 học sinh) GV đối chứng: Nguyễn Thị Điệp + Lớp đối chứng: 2B (30 học sinh)

GV thực nghiệm: Hoàng Thị Lan Hương + Lớp thực nghiệm: 4A (28 học sinh) GV đối chứng: Nguyễn Thị Anh + Lớp đối chứng: 4B (30 học sinh)

- Trường tiểu học Tràng Xá - Võ Nhai

GV thực nghiệm: Trịnh Thị Tuyết Nhạn + Lớp thực nghiệm: 2A (22 học sinh) GV đối chứng: Nguyễn Thị Toàn + Lớp đối chứng: 2B (22 học sinh) GV thực nghiệm: Hoàng Hồng Nhung + Lớp thực nghiệm: 4A (20 học sinh) GV đối chứng: Nguyễn Thị Thư + Lớp đối chứng: 4C (27 học sinh)

(2)Tỉnh Bắc Cạn:

- Trường tiểu học Lương Hạ - Na Rì

GV thực nghiệm: Lục Vi Nhân

GV đối chứng: Cao Văn Khoa + Lớp đối chứng: 2B (18 học sinh) GV thực nghiệm: Hoàng Văn Hà + Lớp thực nghiệm: 4A (12 học sinh) GV đối chứng: Nông Ngọc Giang + Lớp đối chứng: 4B (14 học sinh)

- Trường tiểu học Đôn Phong - Bạch Thông

GV thực nghiệm: Nông Thị Điềm + Lớp thực nghiệm: 2A (19 học sinh) GV đối chứng: Nông Văn Hợi

+ Lớp đối chứng: 2B (20 học sinh) GV thực nghiệm: Nông Thị Xoan + Lớp thực nghiệm: 4A (13 học sinh) GV đối chứng: Nông Văn Sơn

+ Lớp đối chứng: 4B (15 học sinh) (3)Tỉnh Lạng Sơn:

- Trường tiểu học Tân Thanh - Văn Lãng

GV thực nghiệm: Hoàng Thị Nàng + Lớp thực nghiệm: 2A (30 học sinh) GV đối chứng: Nguyễn Thị Mai + Lớp đối chứng: 2B (31 học sinh) GV thực nghiệm: Lương Thị Huế + Lớp thực nghiệm: 4A (27 học sinh) GV đối chứng: Hoàng Văn Ba

+ Lớp đối chứng: 4B (27 học sinh)

- Trường tiểu học Vân Nham - Hữu Lũng

GV thực nghiệm: Lương Thị Thu Huế + Lớp thực nghiệm: 2A (34 học sinh) GV đối chứng: Lưu Thu Thủy

+ Lớp đối chứng: 2B (31 học sinh) GV thực nghiệm: Vũ Minh Anh + Lớp thực nghiệm: 4A (28 học sinh) GV đối chứng: Dương Thị Thanh + Lớp đối chứng: 4B (27 học sinh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn tiếng việt ở một số tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)