8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng không cần kịch bản trước.
Phương pháp đóng vai là một phương pháp trong nhóm phương pháp thực hành. Học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp này mà quan trọng nhất là phần thảo luận sau phần diễn ấy.
Cách tiến hành:
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó, có quỹ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận
chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. Lớp thảo luận, nhận xét, giáo viên kết luận.
Ví dụ: Có tình huống giao tiếp đơn giản sau: Em hãy đóng vai một bạn học sinh mới vào lớp để tự giới thiệu về mình với cô giáo và các bạn (Tình huống giao tiếp được xây dựng trên bài luyện nói theo chủ đề “Bé tự giới thiệu” [16, tr.85]. Muốn thực hiện tình huống giao tiếp trên, học sinh dù không gặp tình huống đó trong thực tế nhưng ở tình huống giả định này, vẫn phải mặc nhiên coi mình là người mới vào lớp học. Từ đó học sinh suy nghĩ, lựa chọn lời giới thiệu phù hợp nhất với tình huống trên. Bằng lời nói ấy, học sinh đã thực hiện cuộc hội thoại theo đúng ngữ cảnh và đạt mục đích giao tiếp do đề bài đặt ra. Đây thực sự là một lớp kịch thật ngắn, chỉ thực hiện một lời đáp. Ở các đề bài phức tạp hơn, các tình huống giả định là tình huống mở, tính chất kịch, phương pháp đóng vai càng bộc lộ rõ và phát huy tác dụng. Ví dụ: Em hãy cùng các bạn chơi đóng vai gọi điện thoại trong mỗi tình huống sau: Em gọi điện cho một người bạn nhưng bố (hoặc mẹ) của bạn ấy cầm máy, em xin phép để được nói chuyện với bạn của mình.
Đây là tình huống giao tiếp mở vì nó không chỉ đòi hỏi một đoạn thoại mà hoàn tất cuộc giao tiếp. Muốn đạt đến đích (nói chuyện với bạn), cuộc giao tiếp phải trải qua nhiều đoạn thoại liên tiếp (chào hỏi, xin phép bố hoặc mẹ của bạn) theo một quy tắc nhất định. Nói cách khác, đây không còn là một lớp kịch đơn giản nữa mà là một màn kịch với nhiều lớp kịch khác nhau.
Để cho việc hội thoại diễn ra tự nhiên, giáo viên chỉ cần thống nhất với cả lớp các yếu tố chi phối cuộc thoại đã quy định trong đề bài. Còn các hoạt động hội thoại như lời nói, nét mặt, cử chỉ…, quá trình hội thoại diễn ra như thế nào và giao tiếp như thế nào thì để cho các nhân vật giao tiếp tự sáng tạo. Sau đó, cả lớp nhận xét, đánh giá, đồng thời đề xuất cách khắc phục. Đây là quá trình trao đổi kinh nghiệm sử dụng giao tiếp của học sinh với nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhờ đó, các em tích lũy được vốn từ, vốn sống, vốn kinh nghiệm xử
thế của các bạn khác để làm giàu thêm vốn từ, vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân mình. Ví dụ: Trong bài “Chào hỏi, tự giới thiệu” [30, tr.20] có bài tập: Nhắc lại lời các bạn trong tranh. Đây là bài tập nhằm giúp học sinh quan sát các giao tiếp, tập nói lại các giao tiếp này, từ đó làm cơ sở để học sinh tập nói các lời nói ấy trong giao tiếp.