Khả năng giáo dục văn hóa giao tiếp trong môn Tiếng Việt ở tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn tiếng việt ở một số tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 36 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Khả năng giáo dục văn hóa giao tiếp trong môn Tiếng Việt ở tiểu

cho học sinh miền núi

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho hệ thống giáo dục phổ thông. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân

lực, phát triển nhân tài. Đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học tự chủ, sáng tạo, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mỗi môn học ở tiểu học có vị trí và vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Học sinh miền núi tư duy ngôn ngữ còn chậm phát triển nên việc giáo dục văn hóa giao tiếp qua các phân môn của môn Tiếng Việt là điều hết sức cần thiết.

Môn Tiếng Việt bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, Luyện từ và câu và Tập làm văn.

Kể chuyện ở Tiểu học ngoài mục đích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn sống còn nhằm phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Đồng thời mở rộng tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy, nâng cao hiểu biết về đời sống góp phần hình thành nhân cách con người mới. Tiết kể chuyện như tên gọi là đặc trưng kể chứ không phải đọc hay là giảng, là làm bài tập. Khi dạy người giáo viên phải biết hướng dẫn các em kể lại bằng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Biết vận dụng vào các tranh vẽ để nhớ lại nội dung từng đoạn của câu chuyện. Do kể chuyện có tính chất tổng hợp nên tiết kể chuyện yêu cầu các em rèn

+ Kỹ năng ghi nhớ.

+ Kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nói trước đông người. + Kỹ năng đóng vai theo nội dung truyện.

Giờ Học vần không có tiết lí thuyết, vì vậy phương pháp giao tiếp cần được sử dụng thường xuyên. Điều này cũng phù hợp với định hướng giao tiếp của chương trình môn Tiếng Việt. Ví dụ: Hỏi về chủ đề luyện nói hoặc về nội dung câu chuyện đã nghe như: Em tên gì?/ Em mấy tuổi?/Em đang học lớp nào?/Cô giáo nào đang dạy em?...- Chủ đề bé tự giới thiệu, bài 41. Để hoạt động giao tiếp diễn ra thuận lợi và có hiệu quả, học sinh phải được quan sát vật thật hay việc làm mẫu của giáo viên để tiết học diễn ra sinh động, củng cố âm vần sâu sắc hơn.

Giờ học Tập viết yêu cầu học sinh tự nhận xét về chữ viết của mình và nhận xét về chữ viết của các bạn. Giáo viên cần tạo tình huống, nhu cầu nói viết cho học sinh để các em chủ động, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập.

Tiết Chính tả thì hình thức giao tiếp rất đa dạng bao gồm cả nghe, nói, đọc, viết nhưng thao tác viết được sử dụng thường xuyên nhất.

Giờ học Tập đọc thì giáo viên tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi học sinh trong lớp đều được đọc, được trao đổi nhận thức riêng với thầy cô, bạn bè, hướng dẫn học sinh đọc và học thuộc lòng.

Tiết dạy học Luyện từ và câu, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện nhiệm vụ của quá trình giao tiếp. Giáo viên có thể đặt học sinh vào một tình huống giao tiếp giả định để các em thực hiện các yêu cầu của bài tập.

Dạy học Tập làm văn thực chất là rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập lời nói trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói năng.

Như vậy, có thể đi đến kết luận rằng khả năng giao tiếp cho học sinh tiểu học được thể hiện rõ ràng qua phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và Tập làm văn, giúp các em dần dần hình thành giao tiếp và giao tiếp có văn hóa.

Học sinh các lớp đầu bậc tiểu học là những học sinh nhỏ tuổi, vốn ngôn ngữ, vốn giao tiếp và vốn kinh nghiệm sống còn ít nên để có sự giao tiếp ngày một hoàn thiện thì các em phải có một quá trình học tập và rèn luyện. Trong giao tiếp thường biểu hiện bản lĩnh cá nhân, trình độ, khả năng giao tiếp, tính cách và cá tính của người nói. Học sinh tiểu học càng có hiểu biết thì các em sẽ càng mạnh dạn, tự tin khi nói và cũng nhờ đó mà lời nói của các em sẽ rõ ràng, rành mạch và dễ nghe hơn. Dạy học sinh tiểu học giao tiếp thì một bước nâng cao hơn nữa là từ đó giáo dục văn hóa giao tiếp cho các em. Nên môn Tiếng Việt ở tiểu học giữ một vai trò đáng kể trong sự hình thành nhân cách của các em. Thái độ lễ phép, giao tiếp, ứng xử bằng lời nói lễ phép là những yêu cầu không thể thiếu đối với nhân cách của đứa trẻ. Ví dụ trong giao tiếp tiếng Việt,

nói trống không với người trên thường bị coi là vỗ lễ. Nên dùng từ để chỉ người hỏi, người được hỏi cũng là một chuẩn mực trong ứng xử ngôn ngữ.

Trẻ em trước lứa tuổi đến trường đã có vốn tiếng mẹ đẻ được tích lũy. Các em đã mang vốn sống ấy để tiếp tục học tiếng Việt ở trường phổ thông. Nội dung dạy học ở trường tiểu học không chỉ nhằm trang bị tri thức và kĩ năng mới cho học sinh mà còn giúp các em ý thức hóa, hệ thống và nâng cao những hiểu biết về tiếng Việt. Lúc này, nhà trường tiểu học trở thành môi trường giáo dục tốt nhất hướng dẫn trẻ phát triển vốn từ, mở mang hiểu biết về văn hóa giao tiếp và hoàn thiện nhân cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn tiếng việt ở một số tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)