Nước thải chăn nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 26 - 28)

a. Thải lượng

Nguồn nước thải chính từ chăn nuôi trên địa bàn huyện là hoạt động chăn nuôi lợn. Các loại hình chăn nuôi khác hầu như không đáng kể.

Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động chăn nuôi lợn gồm có:

- Nước vệ sinh của cán bộ, nhân viên và pha chế thức ăn, thuốc, khử trùng. - Nước tiểu.

- Nước tắm.

- Nước rửa chuồng trại.

+ Từ nguồn tài liệu đã được tính toán và đã công bố: định mức phát sinh nước thải bình quân cho các loại vật nuôi như sau:

Bảng 3.2. Hệ số phát thải nước thải chăn nuôi lợn

Loại gia súc Hệ số phát thải bình quân/con/ngày (lít)

Lợn <10kg 0,3-0,7

Lợn từ 15-45kg 0,7-2

Lợn từ 45-100kg 2-4

Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994 + Từ phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp: tính toán được định mức thải bình quân của lợn: 2lít/con/ngày đêm

Tính khối lượng nước thải chăn nuôi phát sinh theo công thức: M = P x h Trong đó:

M: Khối lượng nước thải chăn nuôi phát sinh (kg/ngày đêm) P: Số lượng gia súc (con)

h: Hệ số phát thải nước thải bình quân (kg/con/ngày đêm).

Như vậy, mỗi năm, nước thải từ hoạt động chăn nuôi lợn của tỉnh thải ra khoảng gần 584 nghìn m3/năm; riêng huyện Đại Từ khoảng 58 nghìn m3/năm. Đến năm 2020, theo quy hoạch đàn, khối lượng nước thải lớn nhất vẫn phát sinh

từ hoạt động chăn nuôi lợn; huyện Đại Từ cũng sẽ phát sinh nước thải chăn nuôi lợn chiếm 1/10 khối lượng toàn tỉnh.

Bảng 3.1. Khối lượng nước thải chăn nuôi lợn phát sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Từ năm 2014-2016

TT Loại vật nuôi

Hệ số phát thải (lít/con/ngày

đêm)

Khối lượng nước thải phát sinh (m3/năm) 2014 2015 2016 2018 1 Lợn (toàn tỉnh) 2 406.011 437.263 379.225 584.000 2 Lợn (riêng huyện Đại Từ) 2 48.012 51.720 56.010 58.400

b. Tình hình thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi

Theo kết quả khảo sát, các trang trại lợn có 5 kiểu điển hình thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi như sau:

(1) Thứ nhất nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra kênh mương (trường hợp này ít gặp, chủ yếu tồn tại ở các hộ chăn nuôi gia đình, quy mô nhỏ dưới 5 con/lứa), chăn nuôi tự do, hộ gia đình;

(2) Thứ hai, nước thải chăn nuôi (có thể lẫn phân hoặc đã được tách phân) được xử lý bằng hồ kị khí có phủ bạt (bioga phủ bạt) sau đó qua áo sinh thái rồi thải ra môi trường;

(3) Thứ ba, nước thải chăn nuôi được xử lý qua hầm biogas, sau đó được thải ra kênh mương;

(4) Thứ tư, là nước thải chăn nuôi (có thể lẫn phân hoặc đã được tách phân) được xử lý bằng hầm biogas, sau đó được xử lý tiếp bằng ao/hồ sinh học;

(5) Thứ năm, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng ổn định kỵ khí, sau đó được xử lý bằng phương pháp lọc sinh học kị khí hoặc aeroten, cuối cùng qua hồ thực vật thủy sinh rồi thải.

Hình 3.1. Sơ đồ mô tả các hình thức thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ

Theo kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi cho thấy phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi phổ biến nhất hiện nay là sử dụng bể biogas sau đó thải ra kênh mương. Tuy nhiên đa số kết quả phân tích nước thải ra không đạt tiêu chuẩn xả thải. Nguồn năng lượng thu được từ hầm biogas có được sử dụng cho hoạt động đun nấu, thắp sáng; hầu như chưa được sử dụng triệt để hoặc không sử dụng, thải ra môi trường. Nhìn chung, vấn đề nước thải chưa được giải quyết triệt để; nhiều khu vực đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối từ nước thải chăn nuôi. Trong thời gian tới, sức ép về môi trường từ nước thải chăn nuôi sẽ tiếp tục gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 26 - 28)