Định hướng bảo vệ môi trường nước hồ Núi Cốc đến 2025 liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 52)

b. Hiện trạng chất lượng môi trường các nguồn nước đổ vào hồ Núi Cốc

3.10. Định hướng bảo vệ môi trường nước hồ Núi Cốc đến 2025 liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ

Theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thời gian tới, hồ Núi Cốc được xây dựng thành khu du lịch trọng điểm quốc gia thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Vùng hồ Núi Cốc sẽ trở thành một trong những khu vực kinh tế sôi động và đa dạng của tỉnh Thái Nguyên. Vùng hồ đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng điều tiết nước tưới tiêu, nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận, phát triển kinh tế nông nghiệp, rừng đầu nguồn phòng hộ và đặc biệt là vùng du lịch lớn cả nước. Chính vì vậy, các áp lực về môi trường đối với hồ Núi Cốc là rất lớn.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy được hết tiềm năng đẩy mạnh được sự phát triển kinh tế xã hội khu vực hồ, đồng thời bảo vệ được môi trường nước hồ, bảo vệ được nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Theo phương pháp tiếp cận xây dựng định hướng giải pháp bảo vệ môi trường đã trình bày ở trên một số giải pháp bảo vệ môi trường nước hồ Núi Cốc liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ sẽ tâp trung vào các nội dung sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý cơ sở ô nhiễm trên lưu vực hồ - Tăng cường hiệu quả hệ thống kiểm soát ô nhiễm trên lưu vực hồ: Sửa đổi cơ chế liên quan đến hệ thống kiểm soát; Tăng cường năng lực cán bộ địa phương trong quản lý môi trường nước; Tăng cường hệ thống kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động chăn nuôi trên lưu vực

- Ban hành các văn bản quy định đặc thù phục vụ quản lý môi trường nước trên lưu vực hồ Núi Cốc trên cơ sở thực thi hiệu quả các quy định hiện có

- Sử dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí)

- Áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật mới để cải tiến hoạt động chăn nuôi

- Truyền thông, nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)