Nguyên nhân sức ép về môi trường từ phát triển hoạt động chăn nuôi liên quan đến về dân số, di cư và quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 30)

chăn nuôi liên quan đến về dân số, di cư và quá trình đô thị hóa

Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng nhanh tại các khu vực đồng bằng, do vậy về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi trang trại, tập trung đến các vùng trung du, miền núi là xu thế tất yếu.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2010-2016 của tỉnh Thái Nguyên diễn biến tương đối ổn định, bình quân giai đoạn vào khoảng 10%, riêng năm 2015 sơ bộ ước đạt khoảng 9,89%. Dân số Thái Nguyên năm 2015 là 1.238.785 người; năm 2016 là 1.246.000 người. Cơ cấu dân số thành thị của Thái Nguyên năm 2010 là 25,95%, năm 2015 là 34,11% (còn lại là nông thôn); Đã có sự dịch chuyển tăng về cơ cấu dân số thành thị và giảm về dân số nông thôn. Nhu cầu về thực phẩm cũng tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng dân số cơ học tại các KCN đang phát triển của tỉnh như KCN Yên Bình và Điềm Thụy (trong 5 năm từ 2013-2017 tăng hơn 100 nghìn người lao động tập trung tại các KCN này). Do vậy, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vừa có động lực, vừa

là cơ hội để đầu tư phát triển mở rộng chuỗi cung ứng thực phẩm nhưng cũng là thách thức đối với quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi.

Trên địa bàn huyện Đại Từ, với đặc thù là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, các ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác mỏ, không nhiều các đơn vị sản xuất công nghiệp tập trung. Địa hình có điều kiện phát triển hoạt động chăn nuôi, do vậy trong tương lại hoạt động chăn nuôi sẽ phát triển gia tăng về quy mô số lượng trên địa bàn này; theo đó, sức ép về môi trường từ hoạt động chăn nuôi sẽ có chiều hướng gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 30)