Hiện trạng môi trường nước mặt tiếp nhận nước thải chăn nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 32 - 34)

Trong nhiều năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường theo mạng lưới quan trắc môi trường toàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt. Giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường toàn tỉnh tại Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 15/4/2016, gồm tổng số 147 điểm. Trong đó, có 61 điểm quan trắc nước mặt, gồm có 45 điểm quan trắc nước mặt, 11 điểm nước suối tiếp nhận nguồn thải, 5 điểm trên sông Cầu, sông Công sau điểm tiếp nhận nguồn thải. Tần xuất quan trắc tùy vào từng điểm thực hiện từ 2 đến 6 lần/năm.

Trong số các điểm quan trắc nước mặt trên suối có tiếp nhận nguồn thải trực tiếp từ các trang trại chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi phân bố rải rác rộng khắp trên toàn địa bàn tỉnh, trong đó có trang trại thải ra các lưu vực kênh mương trước khi chảy ra các suối, sông lớn được thực hiện quan trắc nước mặt định kỳ; có trang trại chăn nuôi thải trực tiếp ra suối được quan trắc định kỳ. Tuy vậy, với tổng số điểm quan trắc nước mặt trực tiếp tiếp nhận các nguồn nước thải chăn nuôi chưa phải là nhiều và rộng khắp mà chủ yếu tập trung vào các điểm nóng về môi trường; trong đó có điểm nóng về môi trường chăn nuôi.

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ 2 tháng/lần từ năm 2014 đến nay đã cho thấy, các lưu vực lớn như sông Cầu, sông Công trên địa bàn tỉnh hầu như

không tiếp nhận trực tiếp nguồn thải chăn nuôi mà tiếp nhận gián tiếp từ các phụ lưu cấp 1, cấp 2. Chất lượng nước các sông lớn qua các năm chưa có nhiều biến động gia tăng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi. Nhưng kết quả quan trắc trên một số suối nhỏ (phụ lưu cấp 1, cấp 2) tại các khu vực điểm nóng về môi trường đã cho thấy từ năm 2014 trở lại đây, các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng của lĩnh vực chăn nuôi trong nước mặt được quan trắc đã tăng tần xuất vượt. Nhiều chỉ tiêu vượt hầu hết qua các đợt quan trắc điển hình là BOD5, amoni, coliform. Điều này cho thấy, hoạt động chăn nuôi tại một số khu vực tập trung chăn nuôi quy mô lớn đã làm cho chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận suy giảm.

Một trong các khu vực tập trung chăn nuôi lợn quy mô lớn như tại xã Minh Đức, xã Phúc Thuận của Thị xã Phổ Yên, xã Linh Sơn, Hóa Trung của huyện Đồng Hỷ; xã Cát Nê, Quân Chu, Phục Linh của huyện Đại Từ … đã thải nước thải ra các suối xung quanh khu vực làm cho chất lượng nước các suối càng ngày suy giảm, trong đó một số chỉ tiêu BOD5, amoni, coliform thường xuyên vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; đây là các chỉ tiêu đặc thù của chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn.

Từ năm 2016 trở lại đây, ngày càng có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri, của nhân dân phản ánh đến HĐND các cấp, phản ánh qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo đài, truyền hình), phản ánh qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường, của Sở Tài nguyên và Môi trường về vấn đề gây ô nhiễm môi trường xung quanh ảnh hưởng đến đời sống nhân dân của một số trang trại chăn nuôi lợn. Trong đó, khu vực thường xuyên có phản ánh kiến nghị là khu vực chăn nuôi thuộc xóm Soi Vàng, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên; khu vực xã Minh Đức, Phúc Thuận thuộc Thị xã Phổ Yên; khu vực xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa; xã Cát Nê, Quân Chu thuộc địa bàn huyện Đại Từ và một số khu vực khác thuộc huyện Phú Bình. Điều đó cho thấy, ảnh hưởng do chất thải của hoạt động chăn nuôi đang ngày càng gia tăng, làm tăng bức xúc, phản ánh trong nhân dân.

Trong những năm tới, theo xu thế và động lực phát triển của lĩnh vực chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi treen trên địa bàn huyện Đại Từ nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung sẽ ngày càng mở rộng phát triển về quy mô, chất lượng. Hoạt động bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần phải có kế hoạch, giải pháp trực tiếp và dài hạn nhằm đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động chăn nuôi. Nếu không có giải pháp trực tiếp ngay mức độ ô nhiễm do chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ sẽ không chỉ dừng lại ở một số lưu vực suối nhỏ tiếp nhận nước thải chăn nuôi như đã kể trên mà sẽ lan rộng ra các lưu vực lớn hơn như sông Cầu, sông Công…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)