Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 68 - 73)

- Xử lý khí sau khi quạt hút ra.

3.12.5. Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở

a. Đầu tư trạm quan trắc tự động nước hồ Núi Cốc

Hiện nay, tại khu vực sau đập chính của Hồ Núi Cốc đã có 1 trạm quan trắc tự động nước được đầu tư, hiện tại đang hoạt động tốt, truyền số liệu quan trắc online về Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, trong tương lai cần bổ sung lắp đặt các trạm quan trắc tương tự ở các điểm nước đầu vào hồ Núi Cốc;

đó là các nhánh suối và nước kênh dẫn nước thải các khu vực chảy vào hồ để tăng cường năng lực kiểm soát chất lượng nước Hồ Núi Cốc.

b. Xây dựng các phương án khắc phục ô nhiễm hữu cơ nước các sông suối đổ vào lưu vực và nước hồ.

Đẩy mạnh quy hoạch phát triển các ngành trên lưu vực Hồ Núi Cốc; trong đó cần thực hiện quy hoạch ngành chăn nuôi trên lưu vực hồ

Để duy trì ngành chăn nuôi, đồng thời đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường vùng hồ Núi cốc, cần lập quy hoạch phát triển ngành trong đó.

+ Định hướng phát triển các khu chăn nuôi tại các địa phương có lợi thế về địa hình, điều kiện tự nhiên đảm bảo, đồng thời có khoảng cách phù hợp đối với các nguồn nước mặt trong khu vực, đặc biệt là vùng lòng hồ.

Các khu vực đảm bảo điều kiện để quy hoạch phát triển chăn nuôi bao gồm:

- 5 xã huyện Định Hoá bao gồm Điềm Mạc, Bình Yên, Sơn Phú, Thanh Định, Bình Thành.

- Các xã thuộc huyện Đại Từ bao gồm: Yên lãng, Đức Lương, Phú Xuyên, La Bằng, Na Mao, Phú Lạc, Phú Thịnh, Hoàng Nông, Khôi Kỳ, An Khánh.

Không quy hoạch phát triển chăn nuôi tại khu vực các xã thuộc thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và các xã vùng ven hồ của huyện Đại Từ.

+ Quy hoạch các khu giết mổ tập trung, hạn chế tình trạng giết mổ tự do như hiện nay đang rất phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh nói chung và trên lưu vực nói riêng.

Các điểm giết mổ tập trung có vị trí thuận lợi để tiếp nhận gia súc gia cầm cho việc giết mổ đồng thời thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ. Cũng nên đặt các điểm giết mổ tập trung xa các nguồn nước chính trong khu vực.

+ Gắn kết công tác bảo vệ môi trường trong các quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược cho dự án quy hoạch phát triển ngành để đề ra các biện pháp chăn nuôi trên khu vực.

+ Sử dụng công cụ pháp luật để giám sát việc thực hiện công tác xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường đối các dự án phát triển chăn nuôi trong quy hoạch.

KẾT LUẬN

1. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi đang gây sức ép đối với công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Đại Từ nói chung và quản lý chất lượng nước hồ Núi Cốc nói riêng.

2. Số lượng trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đại Từ không lớn nhưng quy mô chăn nuôi không nhỏ, khối lượng phát thải lớn.

3. Các trang trại chăn nuôi lợn hầu hết đã có hồ sơ bảo vệ môi trường theo quy định nhưng việc xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi chưa đáp ứng hiệu quả xử lý ; nhiều trang trại chăn nuôi có nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.

4. Các giải pháp xử lý môi trường đang áp dụng chủ yếu là các giải pháp truyền thống (hầm khí sinh học bioga) nhưng quy mô nhỏ so với quy mô chăn nuôi và thường xuyên bị quá tải ; chưa có hệ thống xử lý đồng bộ, đặc biệt là chưa có công trình xử lý nước thải sau biogas, chưa áp dụng các giải pháp xử lý tiên tiến; số lượng và năng lực cán bộ quản lý môi trường địa phương còn hạn chế ; giải pháp quản lý chưa đồng bộ ; thiếu nguồn kinh phí để tăng cường năng lực quản lý và hỗ trợ khắc phục ô nhiễm.

5. Giải pháp kỹ thuật đề xuất tại nghiên cứu này áp dụng phù hợp cho quy mô chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ trên cơ sở số liệu nghiên cứu thực tế. Trong đó, các trang trại có quy mô chăn nuôi khác nhau về số lượng đàn, về quy mô diện tích có thể đáp ứng để lựa chọn các quy trình, biện pháp xử lý được đề xuất trong giải pháp kỹ thuật của đề tài để áp dụng cho phù hợp.

6. Giải pháp tuyên truyền cần đi đôi với giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người chăn nuôi; người chăn nuôi ngoài việc được nâng cao nhận thức về pháp lý cần được nâng cao năng lực kỹ thuật ; trong đó cần được hướng dẫn tính toán kỹ thuật theo định hướng chăn nuôi để xây dựng, lắp đặt hệ thống đảm bảo quy mô xử lý chất thải đáp ứng được quy mô chăn nuôi.

7. Kết quả của nghiên cứu này đã đưa ra một số mô hình cụ thể có thể làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động quản lý môi trường, tính toán xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp thực tiễn cho các nhà quản lý và người chăn nuôi.

8. Đây là báo cáo kết quả nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về hiện trạng môi trường trong chăn nuôi trang trại, về hiện trạng công tác quản lý môi trường, xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ và mối liên quan với hiện trạng và chất lượng nước hồ Núi Cốc.

9. Lần đầu tiên hệ thống các giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ được được đề xuất một cách tổng thể ; đây là một đóng góp hữu ích cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển chăn nuôi và bảo vệ môi trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

PHỤ LỤC

Mẫu phiếu điều tra phục vụ Đề tài nghiên cứu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 68 - 73)