Nhiệm vụ bảo vệ, khắc phụ cô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 50)

b. Hiện trạng chất lượng môi trường các nguồn nước đổ vào hồ Núi Cốc

3.9.3. Nhiệm vụ bảo vệ, khắc phụ cô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ

nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ

Giải pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật: nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến trong hoạt động quản lý chăn nuôi; tập trung vào các công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải trong chăn nuôi áp dụng hiệu quả, tiên tiến, thân thiện môi trường.

Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

Giải pháp về thể chế, chính sách: ban hành cụ thể hóa các quy định pháp luật, vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đảm bảo khả năng quản lý về môi trường.

Giải pháp khác: về quan hệ quốc tế, sử dụng công cụ tài chính (thu phí), tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý…

3.9.3. Nhiệm vụ bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ

a. Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô trung bình trở lên (từ 50 đầu lợn) phải lập chuồng trại cách xa ranh giới khu dân cư, khu thương mại trên 300m để hạn chế phát tán ô nhiễm mùi và phát tán dịch bệnh. Các trang trại chăn nuôi phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt yêu cầu của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN): xử lý CTR, nước thải bằng biogas kết hợp các phương pháp sinh học khác, khử mùi, sát trùng…

b. Đối với chăn nuôi ở quy mô gia đình có thể lập chuồng trại tại khu dân cư nhưng phải sử dụng phun chế phẩm sinh học để khử mùi. Cần xây lắp và hoạt động các hầm biogas ở các hộ có trên 10 đầu lợn; có lộ trình đến năm 2020 sẽ thực hiện chế tài dừng hoạt động chăn nuôi trong nội thành, nội thị, các khu vực tập trung đông dân cư.

c. Các đơn vị khuyến nông cần hướng dẫn về phòng trừ dịch bệnh hại cho vật nuôi để tránh sự lây nhiễm bệnh hại từ vật nuôi đến vật nuôi và từ vật nuôi sang con người.

d. Đẩy mạnh tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng các chất kháng sinh, chất tăng trọng, các hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi cũng như trong bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp.

e. Khuyến khích việc xây dựng các ao, hồ sinh thái vừa có chức năng điều tiết vi khí hậu, tạo cảnh quan, phát triển thủy sản vừa làm nơi tiếp nhận và xử lý nước thải chăn nuôi.

g. Quy hoạch thí điểm một số vùng chăn nuôi lợn tập trung nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi quy mô trung bình và lớn, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các chương trình quản lý an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn.

h. Thiết lập các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung; thiết lập và thực hiện lộ trình đến năm 2020 di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm nằm trong vùng quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, … ra vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 50)