Nhóm giải pháp về chất lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán (Trang 81 - 82)

Chất lượng xuất khẩu là vấn đề cần xem xét nghiêm túc bởi thực tế tại cả 4 quốc gia thì sản lượng cao su tạo ra phần lớn đều xuất khẩu, tỷ lệ tiêu thụ nội địa vẫn chưa cao cụ thể: Thái Lan (13%), Indonesia (19%), Malaysia (55%), Việt Nam (15-16%). Tại Thái Lan - Indonesia - Malaysia đều quản lý rất nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến thành phẩm đầu ra. Điển hình tại Malaysia, các sản phẩm nếu muốn xuất khẩu đều phải được chứng nhận bởi Viện nghiên cứu cao su qua đ mới được chứng nhận là sản phẩm cao su c nguồn gốc từ Malaysia trước khi xuất bán. Chính điều này là điểm mấu chốt giúp tạo dựng uy tín rất lớn về chất lượng sản phẩm mủ cao su của 3 quốc gia này trên thị trường toàn cầu. Việc quản lý chất lượng cao su tại Việt Nam chưa thật sự chặt chẽ và không nhất quán (phần lớn bị ảnh hưởng bởi khu vực tư nhân, tiểu điều) dẫn đến chất lượng cao su không đồng đều, chưa tạo được uy tín vững chắc trên thị trường quốc tế. Từ đ làm giảm khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường và phần lớn đều phải tham chiếu giá giao dịch của 3 cường quốc trên.

Với những đánh giá và phân tích bên trên c thể thấy vấn đề hiện tại đ là ngành cao su Việt Nam cần c các chính sách phân bổ sản phẩm cao su phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cần c một cơ quan chuyên trách quản lý riêng cho ngành cao su. Đồng thời phải thật sự quyết liệt trong khâu quản lý chất lượng sản phẩm cao su, cần c cơ chế và chính sách cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật gắt gao trong khâu kiểm soát chất lượng mủ đầu vào đến sản phẩm đầu ra, đặc biệt là khâu xuất

khẩu. Nếu làm được việc này, chúng tôi tin chắc rằng không lâu sau uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao su của Việt Nam chắc chắn sẽ được nâng cao đáng kể trên thị trường quốc tế, tạo động lực cho công tác quy hoạch và chiến lược phát triển cao su trong nước.

Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm hoàn thiện hệ thống đo lường sản phẩm. Phát triển các phương pháp, phương tiện và hệ thống kiểm tra nhanh các chỉ tiêu, chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, bảo quản thành phẩm.

Thường xuyên tham gia các hoạt động kiểm tra và tập huấn về chất lượng sản phẩm. Tôn trọng và cam kết bảo đảm chất lượng sản phẩm và hỗ trợ cho các chương trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp.

Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đưa ra chiến lược sản phẩm hợp lý cho doanh nghiệp với các mẫu mã được đa dạng hóa và chủ động tạo ra các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước.

Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với nguyên liệu mủ cao su đầu vào và nhà máy sơ chế cao su.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)