Tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán (Trang 73 - 74)

- Công tác quản lý cán bộ và đào tạo vẫn còn bất cập. Chúng ta chưa c cơ chế phát triển nhân tài để bổ sung nguồn cán bộ các cấp, từ nông trường đến công ty, chủ yếu chỉ qua mối quan hệ. cần phải quan tâm công tác qui hoạch cán bộ, mạnh dạn luân chuyển cán bộ, tách vai trò quản trị và vai trò điều hành trong quản lý cán bộ.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động là cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là nhiệm vụ rất quan trọng của mọi doanh nghiệp. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp cũng cần được cập nhật kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các kh a tập huấn ngắn ngày (từ 2 tuần đến 1 tháng).

Nên áp dụng những biện pháp dưới đây:

+ Tập trung công tác tuyển chọn và mở lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ, mời giảng viên bên ngoài kết hợp với kỹ sư trong doanh nghiệp giảng dạy. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí vừa gắn với hoạt động sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp. Một số vấn đề mới, phức tạp nên kết hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện nghiên

cứu khoa học kết hợp với chuyển giao công nghệ, đào tạo ngay trong quá trình tổ chức triển khai.

+ Phối hợp với các trường đại học mở những khóa bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý, kỹ thuật tiếp thị, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ doanh nhân ngành công nghiệp chế biến. Hình thức đào tạo phải xác định cho phù hợp từ các lớp ngắn hạn theo những chuyên đề, những lớp bồi dưỡng giám đốc, các đợt tập huấn cho đến CBCNV.

+ Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất nội quy của doanh nghiệp, quy định về an toàn lao động, kiến thức cơ bản về chất lượng sản phẩm, quy trình quy phạm sản xuất thông qua hình thức đào tạo tại chỗ, kèm cặp trong quá trình sản xuất, các điển hình tiên tiến…hoặc tại các trường công nhân kỹ thuật. Ngoài ra, nên tổ chức định kỳ các đợt thi tay nghề, nâng bậc thợ, các hội thi “bàn tay vàng” nhằm gắn trách nhiệm người quản lý với việc giáo dục, huấn luyện cấp dưới.

- Xây dựng quy chế cụ thể về phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi (nghỉ mát, nghỉ bệnh, khám sức khỏe…), bảo hiểm (xã hội, y tế) nhằm kích thích nhân viên tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đây là giải pháp tạo động lực rất lớn để động viên người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)