Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán (Trang 26)

Hiệu quả tài chính là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp, bởi vậy nâng cao hiệu quả tài chính cũng c ý nghĩa là tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành để tạo ra tích lũy và c điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh góp phần củng cố và nâng cao thương hiệu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, nhằm hạn chế được các hoạt động mang tính chất rủi ro, nhằm bảo toàn vốn nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ các hoạt động SXKD của các doanh nghiệp.

1.2.4.1/ Môi trƣờng kinh tế và sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mội trường kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế có những ảnh hưởng không nhỏ đế các họat động SXKD của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt đông của doanh nghiệp, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường.

Đặc biệt sự phát triển của thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết sử dụng vốn linh hoạt và hiệu quả hơn, khi doanh nghiệp cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, họ có thể phát hành chứng khoán vào thị trường để huy động vốn.Vì vậy phát hành cổ phiếu là kênh huy động vốn hấp dẫn của doanh nghiệp.Tạo sự minh bạch thông tin doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu các khoản chi phí sử dụng vốn và tạo niềm tin với nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác nhau, giúp gia tăng tính hiệu quả cho doanh nghiệp. Một công ty niêm yết khi đạt được kết quả kinh doanh tốt sẽ giúp khuếch trương uy tín công ty, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, từ đ nâng cao giá trị công ty trong mắt nhà đầu tư, thu hút được nguồn vốn dồi dào, tận dụng được các cơ hội đầu tư và tăng lợi nhuận, tăng giá trị công ty, nghĩa là tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết.

1.2.4.2/ Môi trƣờng chính trị và pháp lý

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư n lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả SXKD của các DN.

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của DN như SXKD cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các DN phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với Nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp…) C thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đ ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động SXKD của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động SXKD đều phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí ... thuế là một khoản phải nộp bắt buộc mà các doanh nghiệp c nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nước.

Khi các doanh nghiệp nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước. Tùy từng loại hình sỡ hữu, lĩnh vực hoạt động SXKD mà doanh nghiệp sẽ phải nộp các loại thuế khác nhau, với các mức thuế suất do nhà nước quy định. Nếu doanh nghiệp đang hoạt động trong những ngành nghề SXKD đang được nhà nước khuyến khích thì được ưu đãi, miễn giảm thuế trong thời gian nhất định. Điều này có thể thấy thuế là một công cụ quản lý của nhà nước c tác động đáng kể đến tư duy cũng như hành vi đầu tư của các doanh nghiệp và còn c tính định hướng đối với những lĩnh vự mới như: thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên bằng cách sản xuất những sản phẩm từ các nguyên vật liệu tái chế, sản phẩm sạch... về phía doanh nghiệp thuế phí lệ phí nộp cho ngân sách nhà nước được coi như một khoản chi phí nên khi quyết định phương án kinh doanh doanh nghiệp phải tính toán đến các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước như thế nào là tối ưu nhất.

1.2.4.4/ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Quy mô vốn của doanh nghiệp càng lớn thì quy mô sản xuất kinh doanh càng lớn và doanh nghiệp được đánh giá là lớn mạnh trên thị trường, tạo nên vị thế đối với các nhà đầu tư nên càng có nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển. Vốn luôn là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đ .

Bằng phương thức tài trợ bằng nợ và phương thức tài trợ bằng vốn chủ sỡ hữu, kết hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, sự mạo hiểm của nhà quản trị… tất cả các yếu tố đ sẽ tạo ra sự phân bố giữa nợ và vốn chủ sỡ hữu sao cho hợp lý. Một cơ cấu tài chính an toàn và hợp lý sẽ giảm

thiểu được những rủi ro và mang lại những khoản lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp và cổ đông.

Cơ cấu vốn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp như khả năng phá sản, khả năng sinh lời, chất lượng và cơ cấu tài sản, cơ hội tăng trưởng… Vì vậy cơ cấu vốn hợp lý là sự kết hợp hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp trong từng giai đoạn.chẳng hạn đối với một công ty mới thành lập và mức độ tiêu thụ sản phẩm chưa ổ định thì sẽ là mạo hiểm nếu vốn vay chiếm tới 70-80% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên sẽ là hạn chế nếu một công ty lớn đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh với các sản phẩm được tiêu thụ ổn định mà chỉ sử dụng 20-30% vốn vay trên tổng nguồn vốn. Vì vậy không c cơ cấu vốn chung cho mọi doanh nghiệp.

1.2.4.5/ Năng lực quản trị

Điều hành là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ náy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo năng lực quản trị điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho DN. Để xây dựng mô hình mang lại lợi nhuận cho DN thì đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu đầy đủ tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Nhà quản trị phải nghiên cứu về các nhân tố như lãi suất, mức độ rủi ro, chính sách thuế… và c khả năng nhìn nhận được các dự báo biến động, tất cả các cơ hội kinh doanh và xác định giải pháp nào tốt nhất cho doanh nghiệp, chủ động nắm bắt tất cả các cơ hội để c được một chiến lược tốt.

Nhà quản lý cần phải kiên trì và làm chủ trong mọi tình huống, giữ vững lập trường của mình trước đối thủ cạnh tranh để đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới.

Khả năng chấp nhận rủi ro của lãnh đạo DN cũng ảnh hưởng đến tính chủ quan khi cân nhắc sử dụng một chính sách đưa ra và sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro, dám mạo hiểm thì việc đem lại lợi nhuận sẽ cao, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro đôi khi cũng làm giảm đi khả năng sinh lời của DN, thậm chí ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của DN.

1.2.4.6/ Hệ thống thông tin

Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một doanh nghiệp. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay thì các doanh nghiệp khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn không tiếp cận công nghệ thông tin. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người.

Minh bạch thông tin doanh nghiệp không chỉ giúp cho bản thân doanh nghiệp giảm thiểu các khoản chi phí trong việc sử dụng vốn và tạo lập niềm tin đối với các nhà đầu tư mà còn giúp gia tăng tính hiệu quả cho thị trường, bảo vệ nhà đầu tư khi họ tham gia vào thị trường hay đầu tư vốn vào doanh nghiệp.

Mnh bạch giúp giảm chi phí sử dụng vốn

Minh bạch thông tin doanh nghiệp giúp DN giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và thuận lợi trong việc tiếp cận được các nguồn vốn khác nhau, do đ làm gia tăng mức vốn hóa thị trường của DN. Một khi doanh nghiệp đã tạo được niềm tin với các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh…sẽ tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn đầu tư, tìm kiếm đối tác kinh doanh, vay vốn ngân hàng thuận lợi hơn; mặt khác cũng nâng cao được thương hiệu của DN trên thị trường. Một DN khi đã tạo được niềm tin với khách hàng thì cũng sẽ c điều kiện huy động them một số lượng lớn tiền đầu tư, mở rộng các nguồn vốn ở cả thị trường trong nước và ngoài nước.

Minh bạch là các yếu tố chủ chốt trong việc định giá tài sản hiệu quả và phân bổ nguồn vốn. Giúp DN giảm đi chi phí sử dụng vốn và thuận lợi trong việc tiếp cận được các nguồn vốn khác nhau, do đ làm gia tăng mức vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.

Minh bạch giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu trên khía cạnh lý thuyết đề xuất rằng công ty càng minh bạch và thực hiện quản trị tốt sẽ gia tăng giá trị công ty. Minh bạch thông tin giúp doanh nghiệp tạo lập lòng tin đối với nhà đầu tư. Sự minh bạch là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững, làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Minh bạch là một thứ tài sản rất có giá trị với bản than DN. Việc minh bạch trong hoạt động quản trị sẽ đảm bảo cho DN hoạt động ổn định và tăng trưởng vững chắc. Môt doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt và minh bạch bao giờ cũng c các chính sách quản trị ủi ro thích hợp.

Đối với việc công khai thông tin, một công ty niêm yết khi đạt kết quả kinh doanh tốt sẽ giúp khuếch trương uy tín công ty tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty từ đ nâng cao gia trị công ty trong mắt nhà đầu tư, thu hút được nguồn vốn dồi dào tận dụng được các cơ hội đầu tư và tăng lợi nhuận từ đ tăng giá trị công ty. Đối với các công ty đang trong giai đoạn kh khăn tạm thời, việc công khai những thông tin về các dự án khả thi và định hướng phát triển dài hạn trong tương lai của công ty có thể giúp duy trì niềm tin của nhà đầu tư đưa công ty vượt qua giai đoạn kh khăn.

1.2.4.7/ Nguồn nhân lực

Trình độ, chất lượng của người lao động, nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các doanh nghiệp. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các doanh nghiệp càng phải luôn cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực c đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được những khách hàng trung thành, khách hàng truyền thống, ngăn ngừa

được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, và đây cũng là nhân tố giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.

1.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên SGDCK

Hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu của chủ sở hữu, nhà đầu tư và các nhà quản trị doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đ c cơ hội mở rộng và phát tiển hoạt động SXKD. Do đ nâng cao hiệu quả tài chính là đòi hỏi khách quan và cấp thiết đối với tất cả các DN. Cụ thể nâng cao hiệu quả tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp:

1.3.1 Thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị DN

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa h a giá trị tài sản cho cổ đông (chủ sở hữu). Để đạt được mục tiêu này, DN phải sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực của mình (trong đ c nguồn vốn chủ sở hữu) nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả tài chính là làm tăng khả năng sinh lời của nguồn VCSH, từ đ đem lại lợi nhuận chắc chắn cho doanh nghiệp và gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu một cách bền vững, hay n i cách khác DN đạt được mục tiêu tối đa h a giá trị DN.

1.3.2 Nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và biến động không ngừng, nâng cao hiệu quả tài chính là điều kiện sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của DN. Với điều kiện nguồn vốn có hạn, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn nói chung và VCSH nói riêng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để có lợi nhuận cao từ đ c điều kiện mở rộng SXKD, đầu tư công nghệ hiện đại, rút ngăn quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… Nhờ đ làm tăng khả năng cạnh tranh của DN, tạo long tin đối với khách hàng, nhân viên và các đối tác, khẳng định được vị thế của DN trên thị trường.

Như đã phân tích ở trên nâng cao hiệu quả tài chính nghĩa là hướng đến việc đảm bảo và phát triển nguồn VCSH một cách bền vững, điều đ sẽ đảm bảo được khả năng tự chủ về tài chính cho DN. Một khi DN tự chủ về tài chính, DN sẽ c đủ năng lực để duy trì và kiểm soát các hoạt động của mình, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của DN diễn ra trôi chảy, nhịp nhàng, hạn chế được những kh khăn và rủi ro trong kinh doanh

1.3.4 Nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn cho doanh nghiệp

Ngày nay thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ đã cung cấp cho DN nhiều công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)