Nhận định về những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán (Trang 60 - 64)

Thứ nhất: Nền tảng tài chính an toàn và lành mạnh

Cùng với những thành công của quá trình đổi mới các doanh nghiệp Nhà Nước, cơ cấu vốn của các công ty cao su cũng đã đạt được một số chuyển biến theo hướng tích cực, dần từng bước cải thiện tình hình tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty sau khi cổ phần hóa. Cụ thể là:

Trên thị trường chứng khoán hiện có 5 công ty cao su đang niêm yết với tổng mức vốn h a đến ngày 31/12/2013 là 6.679 tỷ đồng. Trong đ Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) là cổ đông lớn nhất và nắm tỷ lệ chi phối 4 Công ty với tổng vốn là 6.409 tỷ đồng. Chỉ có công ty cổ phần cao su Thống Nhất trực thuộc UBND Tỉnh Bà Rịa.

Các cổ phiếu cao su có mức định giá thấp so với thị trường chung. Mức định giá của các công ty niêm đang ở mức PE từ 5x-8x (ngoại trừ HRC). Mức định giá thấp so với mặt bằng chung của thị trường (PE: 12,6x) chủ yếu là do lo ngại về triển vọng kém khả quan khi giá cao su suy giảm liên tục trong năm 2013.

Bảng 2.20: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU

Mã CK

Tên công ty Cổ đông

lớn Tỷ lệ sở hữu Giá trị vốn hóa 2014 (tỷ đồng) Giá ngày 31/12/2014 P/E HRC CTCP cao su Hòa Bình VRG 55% 753 43.600 13.4 DPR CTCP cao su Đồng Phú VRG 57% 1.634 38.000 7.65

PHR CTCP cao su Phước Hòa VRG 69% 2.179 26.800 8.26

TRC CTCP cao su Tây Ninh VRG 62% 852 28.400 6.11

TNC CTCP cao su Thống Nhất UBND Tỉnh 51% 270 14.000 7.1

(Nguồn: thống kê ở trang web cafef.vn)

Quan sát các công ty niêm yết trực thuộc tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ta thấy PHR là công ty lớn nhất trong ngành xét về vốn hóa, quy mô vốn điều lệ, tổng tài sản và doanh thu. Tiếp theo là DPR và TRC ở vị trí thứ hai, và thứ ba, HRC có quy

mô nhỏ nhất. Các công ty cao su có tình hình tài chính lành mạnh an toàn, nợ vay rất thấp và tiền mặt dồi dào. Khả năng thanh toán lãi vay lớn cho thấy khả năng chi trả lãi và vốn gốc của các công ty niêm yết là khá an toàn. Điều này có thể dẫn đến thực tế là khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của các công ty cao su niêm yết là khá dễ dàng.

*Tỷ suất lợi nhuận của các công ty khác nhau do cơ cấu sản phẩm và độ tuổi cây cao su khác nhau.

PHR, HRC có tỷ lệ cây cao su già cao nhất trong khi phần lớn cây cao su của DPR và TRC đang trong độ tuổi c năng suất cao nhất. Do đ tỷ suất lợi nhuận của TRC và DPR là cao nhất với lợi nhuận ròng của DPR lần lượt là 43% và 39% và của TRC là 35% và 38%.

Do doanh thu giảm và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với năm 2011 đã làm cho chỉ số ROA và ROE của các công ty giảm tương ứng. Việc giảm tỷ suất lợi nhuận là tình hình chung của các doanh nghiệp cao su thiên nhiên trong các năm qua. So với các doanh nghiệp trong ngành thì các công ty cao su đã niêm yết có mức tỷ suất lợi nhuận tốt hơn, nhờ kiểm soát tốt chi phí giá thành.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng khá quan tâm đến ngành này khi 3 cổ phiếu TRC, DPR, PHR đều có tỷ lệ nắm giữ khối ngoại trên 20% và đều là những cổ phiếu có EPS thuộc loại cao nhất trong ngành cao su. Đặc điểm chung của nhóm cổ phiếu ngành cao su là dù thị trường cao su chung rất kh khăn nhưng hầu như không doanh nghiệp nào bị lỗ và EPS mỗi năm luôn từ trên 3000-5000 đ. Tốc độ tăng trưởng giá cổ phiếu nhóm ngành cao su trong 3 năm gần đây chỉ khoảng 10%-20% và đặc biệt là thanh khoản khá thấp do tỷ lệ nắm giữ nhà nước khá lớn.

Thứ hai- Ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm

VRG nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty cao su niêm yết trên sàn, vì vậy định hướng phát triển cũng như nhân sự chủ chốt trong công ty đều do Nhà nước quyết

định và dựa trên kế hoạch hoạt động của tập đoàn cao su Việt Nam. Hiện tại các vị trí lãnh đạo tại các công ty đều được bổ nhiệm từ VRG. Các thành viên trong ban lãnh đạo các công ty đều là người có kinh nghiệm trong ngành và có thời gian làm việc lâu năm tại công ty. Do đ ban lãnh đạo có sự am hiểu sâu rộng về ngành nghề kinh doanh và gắn bó chặt chẽ với công ty. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

Thứ ba- Giá thành được kiểm soát tốt

Ngành sản xuất cao su thiên nhiên là một ngành thâm dụng lao động. Phương pháp thông thường trong việc thu hoạch là một lao động sẽ khai thác 2 – 3 ha. Theo đ một công nhân sẽ cạo khoảng 200-300 cây cao su trong khoảng 3-4 giờ và sau đ thu hoạch số mủ cạo được đưa về nhà máy. Do đặc điểm cần nhiều lao động, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành của cao su. Tại PHR, số lượng công nhân đang c đến cuối năm 2013 là 5.888 công nhân, gấp đôi so với TRC và cao hơn 50% so với DPR. Lý đo là diện tích vườn cây của Phước Hoà là lớn nhất.

Do đặc thù của ngành cao su quỹ tiền lương được tính dựa trên doanh thu để trả lương cho người lao động. Tỷ lệ này được thay đổi hàng năm phụ thuộc vào diễn biến giá cao su trên thị trường. Chẳng hạn, trong năm 2011 khi giá bán cao su ở mức cao (94,5 triệu đồng/ tấn), chi phí nhân công được tính ở mức 40% doanh thu, theo đ giá thành bình quân ở mức 54 triệu đồng/ tấn. Sang năm 2012 khi giá cao su suy giảm, tỷ lệ này về mức 34% doanh thu, qua đ giảm giá thành sản xuất về mức 45 triệu đồng/ tấn. Sang năm 2013, giá bán giảm còn 53 triệu/ tấn, tỷ lệ này được điều chỉnh về mức 24% doanh thu và giảm giá thành còn 39 triệu đồng/tấn.

Kiểm soát được giá thành thông qua chi phí nhân công là lợi thế lớn của các công ty cao su, giúp các công ty vẫn duy trì được lợi nhuận trong bối cảnh giá cao su suy giảm. Cụ thể, với mức giá thành ở mức 38-39 triệu đồng/tấn, công ty vẫn tạo ra lợi nhuận ở mức giá bán thấp 53 triệu đồng/tấn trong năm 2013 (giảm 17% so với năm 2012).

Thứ tư - Chính sách cổ tức cao

Các công ty cao su niêm yết trên sàn đều trả cổ tức cao trong 03 năm, mặc dù giá bán giảm dần nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân ở mức 30%. Với mức giá tại thời điểm 2013 bình quân khoảng 42.500 đ/cổ phiếu, tương đương với lợi tức 7% năm, khá hấp dẫn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Năm 2013, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) bình quân đạt 6.200 đồng, trong khi lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận/tài sản (ROA) bình quân đạt lần lượt 16% và 11%. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính vẫn mạnh và đặc biệt là tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính (tỉ lệ vay nợ ngắn hạn và dài hạn trên vốn chủ sở hữu) thấp, dao động ở mức 0,1-0,5 lần (năm 2013). So sánh với DN các ngành khác, liệu có bao nhiêu nh m ngành, bao nhiêu DN trong điều kiện hiện nay có thể đạt được kết quả này?

Thứ năm: Nguồn thu từ xuất khẩu cao su tăng nhanh

Sản lượng xuất khẩu cao su tăng nhanh trong các năm qua với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2008 là 9,2%.

Cao su Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 thị trường, trong đ lớn nhất là Trung Quốc, chiếm tỷ trọng xuất khẩu trên 60% trong năm 2010-2011 và 48% trong năm 2012. Ngoài ra xuất đi Malaysia và Ấn Độ chiếm lần lượt 21,4% và 9,1%.

Các thị trường xuất khẩu khác như Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Mỹ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)