Thứ nhất: Doanh thu và lợi nhuận không ổn định
Các doanh nghiệp ngành cao su thiên nhiên đang trải qua giai đoạn kh khăn. Nhưng đây cũng là cơ hội để các DN đổi mới mình nhằm tạo ra hướng phát triển bền vững hơn. Hiệu suất kinh doanh không thấp so với mặt bằng chung. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 2/2011 với mức giá xấp xỉ 6.200 USD/tấn, giá cao su tự nhiên thế giới đã liên tục lao dốc và đến nay vẫn chưa c dấu hiệu dừng lại. Giá cao su XK bình quân 7
tháng đầu năm 2014 đạt 1.870 USD/tấn, giảm 25,76% so với cùng kỳ năm trước và giảm 66% so với mức đỉnh của tháng 2/2011. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của các DN cao su thiên nhiên đã sụt giảm lần lượt 35% và 60% so với năm 2011. Tuy nhiên, nếu nhìn ở mặt tích cực hơn, các DN ngành cao su niêm yết trên sàn chứng khoán chỉ bị giảm lãi, chứ tình hình làm ăn so với mặt bằng chung vẫn khá tốt.
Nguyên nhân là do: Doanh thu và lợi nhuận phụ thuộc mạnh vào biến động giá bán cao su. Trong giai đoạn 2009-2011, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá cao su đã c sự hồi phục ấn tượng nhất trong lịch sử, giá đã tăng từ 1.300 USD/tấn vào đầu năm 2009 lên mức đỉnh điểm là 6.200 USD/tấn vào tháng 02/2011. Nhờ vậy giá bán trung bình của các công ty đã tăng từ mức 32 triệu đồng/ tấn trong năm 2009 lên 90 triệu tấn trong năm 2011. Tuy nhiên sau đ giá cao su thế giới đã giảm lại từ mức đỉnh xuống chỉ còn 2.500 USD tấn trong năm 2013, giá bán của các công ty theo đ đã giảm từ mức 90 triệu đồng/tấn về mức 53 triệu đồng/ tấn trong năm 2013. Kết quả là doanh thu và lợi nhuận của các công ty giảm mạnh trong giai đoạn này.
Thứ hai: Thị truờng tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước tương đối khiêm tốn
Thị truờng tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước tương đối khiêm tốn khi chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15-20% trên tổng sản lượng sản xuất hàng năm. Cao su thiên nhiên tại Việt Nam chủ yếu dùng cho sản xuất săm lốp, linh kiện cao su và phần nhỏ dùng để sản xuất găng tay y tế, nệm mút. Trong năm 2012, lượng cao su thiên nhiên được tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su ước đạt 150 ngàn tấn, tăng 3,4% so với năm 2011 và chiếm khoảng 17,4% sản lượng cả nước.
Thứ ba: Đầu tư ngoài ngành lớn hiệu quả thấp
Ngoài dự án chính tập trung vào hoạt động trồng cao su thì các công ty còn đầu tư vào các lĩnh vực khác : Công ty CP cao su Phước Hòa (PHR) đầu tư vào bất động
sản, khu công nghiệp và thủy điện, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, Thủy điện VRG Ngọc Linh, Thủy điện Geruco Sông Côn và Công ty Đầu tư hạ tầng VRG. Đến cuối năm 2013 tổng giá trị đầu tư của PHR là 511 tỷ đồng trong đ khoản đầu từ ngoài ngành là 350 tỷ, chiếm 10% tổng tài sản Công ty. Tuy nhiên, các khoản đầu tư ngoài ngành này chưa mang lại hiệu quả. Công ty CP cao su Đồng Phú (DPR) đầu tư vào Du lịch, chế biến gỗ, khu công nghiệp … Đến cuối năm 2013 tổng giá trị đầu tư là hơn 173 tỷ đồng, trong đ phải trích dự phòng giảm giá 20,3 tỷ cho việc đầu tư vào công ty CP thương mại dịch vụ du lịch cao su là 18,7 tỷ và công ty CP chế biến gỗ Thuận An là 1,5 tỷ. TRC giá trị đầu tư vào công ty CPTM DV và du lịch cao su là 10 tỷ, mà phải trích lập dự phòng giảm giá 7,5 tỷ, TRC đã thoái thành công vốn tại CT TNHH Đầu tư Hạ tầng VRG với giá trị là 28,6 tỷ đồng. HRC đầu tư ngoài ngành vào công ty CP thủy sản An Phú 11 tỷ, công ty CP khu công nghiệp Long Khánh 14.44 tỷ, công ty CP xây dựng cao su Đồng Nai 2.5 tỷ …
Thứ tư: Xuất khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc
Trung Quốc là nhà nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, với lượng nhập khẩu 3,76 triệu tấn năm 2012, chiếm 39,3% lượng xuất khẩu của các nước. Ngoài Việt Nam, thì đây cũng là nước xuất khẩu chính của các nước sản xuất hàng đầu như Thái Lan (40,9% sản lượng xuất khẩu vào Trung Quốc).Tuy nhiên khác với Thái Lan, Việt Nam lại khá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc do các đặc điểm liên quan đến cơ cấu sản phẩm của cao su Việt Nam.