Nguyên tắc xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 26)

Hệ thống XHTD là một công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông quá đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng.

Xếp hạng tín dụng được thực hiện dựa trên nguyên tắc chủ yếu bao gồm phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ khách hàng trong lịch sử,

đánh giá tiềm năng trả nợ qua đo lường năng lực tài chính của khách hàng. Từ đó đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký hiện xếp hạng.

Trong phân tích xếp hạng tín dụng cũng cần chú ý đến phân tích định tính để bổ sung cho những thiếu sót của phân tích định lượng. Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với yếu tố môi trường chung.

Thu thập số liệu để đưa vào mô hình XHTD cần được thực hiện một cách khách quan, linh động. Việc sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của khách hàng vay.

1.2.4. Phƣơng pháp xếp hạng tín dụng theo theo Basel II

Hệ thống XHTD thường được phát triển theo ba phương pháp: phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình và phương pháp hỗn hợp (kết hợp cả yếu tố chuyên gia và kết quả mô hình tính toán); trong đó, phương pháp xếp hạng hỗn hợp được các NHTM sử dụng phổ biến nhất. Các NHTM có thể tự xây dựng hệ thống XHTD (XHTD nội bộ) hoặc sử dụng kết quả XHTD của hãng xếp hạng độc lập (XHTD độc lập) để đánh giá rủi ro tín dụng, trong đó hệ thống XHTD nội bộ có vai trò rất quan trọng, được khuyến khích thực hiện và là trung tâm của công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Đối với XHTD độc lập (còn gọi là phương pháp chuẩn), các NHTM cần lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng tương ứng với mức xếp hạng của các hãng XHTD độc lập.

Đối với XHTD nội bộ (Internal Rating Based Approach, IRB) Basel II nêu hai phương pháp: phương pháp XHTD cơ bản (Foundation Internal Rating Based Approach) và phương pháp XHTD nâng cao (Advanced Internal Rating Based Approach).

1.2.4.1. Phƣơng pháp chuẩn

Phương pháp chuẩn trong Basel II về cơ bản giống phương pháp trong hiệp ước Basel I (1988), được Ngân hàng nhà nước quy định trong Thông tư 02/ 2013/

TT-NHNN ngày 21/01/2013 với những nội dung yêu cầu, hướng dẫn cụ thể về hệ thống XHTDNB. Tuy nhiên có một số điểm về hệ thống XHTDNB trong Basel II thay đổi so với Basel I, cụ thể:

 Cách đánh giá: có thể sử dụng các đánh giá ngoài của các tổ chức có

uy tín.

 Việc cho vay được đảm bảo đầy đủ bằng nhà ở cầm cố được người

vay chiếm giữ hoặc cho thuê sẽ được đánh giá trọng số rủi ro là 35%. NHNN cần đánh giá xem các trọng số rủi ro này đã phù hợp chưa, từ đó có thể yêu cầu các ngân hàng tăng các trọng số rủi ro đó cho phù hợp.

 Các khoản cho vay được đảm bảo bằng bất động sản thương mại như

hàng hóa, nguyên vật liệu,... được đánh giá có trọng số rủi ro là 100%.

 Các khoản vay không được đảm bảo bằng bất kỳ tài sản nào mà quá

hạn 90 ngày, mức dự phòng lúc này được sử dụng để xác định trọng số rủi ro như sau:

- Trọng số rủi ro là 150% khi các khoản dự phòng là nhỏ hơn 20% số dư của

khoản vay.

- Trọng số rủi ro là 100% khi các khoản dự phòng là từ 20% số dư của khoản

vay trở lên.

 Trong trường hợp các khoản vay cầm cố bằng nhà ở đủ điều kiện, khi

các khoản vay đó là quá hạn hơn 90 ngày, chúng sẽ được cân đo rủi ro trọng số 100%. Nếu các khoản vay này quá hạn, nhưng dự phòng từ 20% số dư khoản vay trở lên, trọng số rủi ro áp dụng cho phần còn lại của khoản vay có thể được giảm đến 50% tùy theo sự thận trọng quốc gia.

1.2.4.2. Phƣơng pháp xếp hạng tín dụng nội bộ - IRB (cơ bản và nâng cao)

Tổ chức đánh giá

Phương pháp này cho phép các TCTD tự xác lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng nhưng phải trình diễn cho cơ quan giám sát biết để được chấp thuận. Hệ thống này được xây dựng phù hợp với cơ cấu và mô hình hoạt động riêng của

từng TCTD, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu trong Hiệp ước Basel II. Sau khi hệ thống được xây dựng hoàn thiện, các TCTD sẽ phải trình lên cho cơ quan giám sát để tiến hành đánh giá, xem xét và ra quyết định xem có thể cho phép TCTD áp dụng hệ thống XHTDNB vào thực tế hay không.

Mô hình đánh giá

Theo phương pháp XHTD nâng cao với khách hàng cá nhân, các TCTD ước lượng xác suất vỡ nợ, các tham số tổn thất vỡ nợ, rủi ro vỡ nợ và kỳ đáo hạn hiệu dụng theo từng rổ khách hàng. Cách tiếp cận IRB được dựa trên các đo lường tổn thất không kỳ vọng và tổn thất kỳ vọng. Các hàm trọng số rủi ro tạo ra các yêu cầu vốn đối với phần tổn thất không kỳ vọng. Các tổn thất kỳ vọng được xác định bằng tích số của rủi ro vỡ nợ, xác suất vỡ nợ và các tham số tổn thất vỡ nợ. Trong các trường hợp các xử lý IRB không được chỉ rõ, trọng số rủi ro đối với các rủi ro khác là 100% và các tài sản có trọng số rủi ro nhận được chỉ được giả thiết cho đo lường tổn thất không kỳ vọng.

Cách phân loại rủi ro

Theo cách tiếp cận IRB, các ngân hàng cần phải phân loại rủi ro sổ sách vào các loại tài sản rộng rãi với các đặc trưng rủi ro ràng buộc khác nhau. Một số ngân hàng có thể sử dụng các định nghĩa khác nhau trong quản lý rủi ro và các đo lường nội bộ của họ. Các ngân hàng được yêu cầu áp dụng cách xử lý phù hợp cho từng loại rủi ro đối với mục đích về rủi ro yêu cầu vốn tối thiểu. Các ngân hàng cần phải trình diễn cho các tổ chức giám sát rằng phương pháp luận của họ đối với việc xác nhận các rủi ro theo các loại tài sản khác nhau là phù hợp và nhất quán theo thời gian. Trong phạm vi phân loại tài sản bán lẻ, các ngân hàng được yêu cầu nhận dạng một cách riêng biệt 3 nhóm phụ của rủi ro bán lẻ: (a) các rủi ro có đảm bảo bằng tài sản nhà ở, (b) các rủi ro bán lẻ quay vòng đủ điều kiện, (c) tất cả các rủi ro bán lẻ khác.

Các rủi ro được phân loại là rủi ro bán lẻ nếu đáp ứng tất cả các tiêu chí dưới đây:

- Các rủi ro theo các cá nhân như các tín dụng quay vòng và các dòng tín dụng

(ví dụ: thẻ tín dụng, thấu chi và các năng lực có đảm bảo bằng các công cụ tài chính) cũng như các khoản cho vay cá nhân và thuê mua (ví dụ các khoản cho vay từng lần, cho vay ô tô và thuê mua, cho vay sinh viên và đào tạo, tài trợ cá nhân và các rủi ro khác có đặc trưng tương tự).

- Các khoản cho vay cầm cố nhà ở (bao gồm các quyền sở hữu tài sản, các khoản cho vay kỳ hạn) là hợp lệ miễn là tín dụng được mở rộng đến cá nhân là người sở hữu tài sản. Các cơ quan giám sát có thể đặt các hạn mức đối với số lượng tối đa về các đơn vị nhà ở có rủi ro.

Đối với danh mục phụ để được xem là rủi ro bán lẻ quay vòng đủ điều kiện cần phải thoải mãn các tiêu chí dưới đây:

- Các rủi ro là quay vòng, không có bảo đảm và không cam kết (cả theo hợp

đồng và trong thực tế). Trong bối cảnh này, các rủi ro quay vòng được xác định là loại mà ở đó các cân đối hiện hành của khách hàng bị cấm không được biến động dựa trên các quyết định vay và hoàn trả của khách hàng, tăng đến hạn mức do ngân hàng xác lập.

- Các ngân hàng cần phải trình diễn rằng việc sử dụng hàm trọng số rủi ro QRRE bị ràng buộc theo các danh mục đã công bố tính biến động thấp về tỷ lệ tổn thất, liên quan đến mức bình quân của chúng về các tỷ lệ tổn thất xuyên suốt các danh mục phụ QRRE, cũng như đối với danh mục QRRE tổng hợp và dự định chia sẻ các thông tin về các đặc trưng của các tỷ lệ tổn thất QRRE xuyên suốt trong các phán xét.

- Số liệu về các tỷ lệ tổn thất đối với danh mục phụ cần phải được giữ lại để

cho phép phân tích tính biến động của các tỷ lệ tổn thất.

- Tổ chức giám sát cần phải đồng tình rằng cách đối xử như với rủi ro bán lẻ

quay vòng đủ điều kiện là nhất quán với các đặc trưng rủi ro ràng buộc của danh mục phụ.

Thiết kế hệ thống đánh giá

Các kích cỡ đánh giá đối với các rủi ro bán lẻ: các hệ thống đánh giá đối với các rủi ro bán lẻ cần phải được định hướng theo cả hai chiều rủi ro người vay và rủi ro giao dịch, và cần nắm bắt được tất cả các đặc trưng người vay và giao dịch. Các ngân hàng cần phải ấn định từng rủi ro nằm vào phạm vi của định nghĩa về bán lẻ đối với các mục đích IRB thành mảng phần đặc biệt. Các ngân hàng cần phải trình diễn rằng quá trình đó cung cấp đầy đủ sự phân hóa về rủi ro, cung cấp đầy đủ việc phân nhóm các rủi ro đồng nhất thích đáng và cho phép sự xác lập chính xác và nhất quán về các đặc trưng tổn thất tại mức độ mảng. Tối thiểu, các ngân hàng cần phải xem xét các rủi ro dưới đây khi ấn định các rủi ro vào mảng phần:

- Các đặc trưng rủi ro người vay (ví dụ như dạng người vay, các đặc trưng nhân chủng học như tuổi, nghề nghiệp,...)

- Các đặc trưng rủi ro giao dịch, bao gồm sản phẩm và các dạng thế chấp (ví

dụ như khoản vay theo sự đo lường giá trị, mùa vụ, các vật đảm bảo và thứ bậc). Các ngân hàng cần phải đặc biệt chú ý đến các dự phòng thế chấp.

- Sự không đúng hạn của rủi ro: các ngân hàng cần phải nhận dạng tách riêng

các rủi ro loại đúng hạn và không đúng hạn.

Cơ cấu đánh giá đối với các rủi ro bán lẻ

Đối với một mảng tương đồng, ngân hàng cần phải có khả năng cung cấp các giải pháp lượng hóa về các đặc trưng tổn thất (PD, LGD và EAD) đối với mảng đó. Mức độ phân hóa đối với các mục đích IRB cần phải chắc chắn rằng số lượng các rủi ro trong mảng đã cho là đủ, như vậy cho phép lượng hóa đầy đủ về các đặc trưng tổn thất tại mức độ của mảng. Cần phải có sự phân bổ đầy đủ về những người vay và các rủi ro xuyên suốt các mảng. Một mảng phần đơn lẻ cần phải không tập trung thái quá về tổng rủi ro bán lẻ của ngân hàng.

Các tiêu chí đánh giá

- Ngân hàng cần phải có các định nghĩa đánh giá cụ thể, các quá trình và các

định nghĩa đánh giá và các tiêu chí cả hai cần phải rõ ràng trực quan và cần phải dẫn đến sự phân hóa đầy đủ của rủi ro.

+ Các mô tả cấp độ và các tiêu chí cần phải được chi tiết hóa đầy đủ để cho phép trả phí với các đánh giá ấn định, để ấn định nhất quán cấp độ tương tự cho những người vay hoặc năng lực có rủi ro giống nhau. Tính nhất quán này cần tồn tại xuyên suốt các dòng kinh doanh, các ban và các vùng địa lý. Nếu các tiêu chí đánh giá và các quy trình là khác nhau đối với các dạng người vay hoặc năng lực khác nhau, ngân hàng cần phải thanh tra đối với tính nhất quán có thể có, và cần phải thay đổi các tiêu chí đánh giá để nâng cao tính nhất quán cho phù hợp.

+ Các định nghĩa đánh giá đã được viết cần phải rõ ràng và chi tiết đủ để cho phép phía thứ ba hiểu sự ấn định của các đánh giá, như kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận độc lập ngang đồng cấp và các tổ chức giám sát, để tái đánh giá tính phù hợp về các ấn định cấp độ/mảng.

+ Các tiêu chí cũng cần phải nhất quán với các tiêu chuẩn cho vay nội bộ của ngân hàng và các chính sách của nó để đối xử với những người vay.

- Để chắc chắn rằng các ngân hàng nhất quán về các thông tin phù hợp, ngân

hàng cần phải sử dụng tất cả các thông tin tương ứng và thực chất trong ấn định cách đánh giá cho những người vay, các thông tin cần phải cập nhật. Ngân hàng có càng ít thông tin, các quyết định rủi ro của ngân hàng càng phải thận trọng hơn về các cấp độ người vay và năng lực hoặc các mảng phần. Đánh giá bên ngoài có thể là yếu tố cơ sở xác định sự ấn định đánh giá nội bộ, tuy nhiên, ngân hàng cần phải chắc chắn rằng ngân hàng xem xét các thông tin tương ứng khác.

Các giới hạn đánh giá ấn định

- Mặc dù giới hạn thời gian được sử dụng trong xác lập PD là 1 năm, các ngân

hàng được kỳ vọng sử dụng giới hạn thời gian dài hơn trong ấn định các đánh giá.

- Đánh giá người vay cần phải thể hiện sự đánh giá của ngân hàng về khả năng

và sự mong muốn thực hiện theo hợp đồng của người vay, cho dù các điều kiện kinh tế bất lợi hoặc các sự cố không kỳ vọng xảy ra. Ví dụ, ngân hàng có thể dựa vào các đánh giá ấn định trên các kịch bản cụ thể, phù hợp chắc chắn. Ngược lại,

ngân hàng có thể tính đến các đặc trưng người vay, phản ánh về tính dễ bị tổn thương của người vay theo các điều kiện kinh tế bất lợi hoặc các sự cố không kỳ vọng, không cần kịch bản chắc chắn xác định rõ ràng. Hàng loạt các điều kiện kinh tế được xem xét khi thực hiện các đánh giá cần phải nhất quán với các điều kiện hiện hành và các điều kiện có thể xảy ra trong chu kỳ kinh doanh trong phạm vi ngành/ vùng địa lý tương ứng.

- Cho trước các khó khăn trong dự báo các sự cố tương lai và sự ảnh hưởng

mà chúng sẽ có trong điều kiện tài chính nào đó của người vay, ngân hàng cần thực hiện sự kiểm tra thận trọng về các thông tin dự kiến. Xa hơn, ở nơi mà các số liệu hạn chế, ngân hàng cần phải thông qua xu hướng thận trọng cho sự phân tích của ngân hàng.

Sử dụng các mô hình

Các mô hình chấm điểm tín dụng và các quy trình đánh giá khác, nhìn chung chỉ sử dụng tập con về các thông tin thích hợp. Mặc dù các quy trình đánh giá có thể thỉnh thoảng tránh được một số lỗi thuộc tính do hệ thống đánh giá thực hiện, mà trong đó sự phán xét của người đánh giá đóng vai trò lớn, việc sử dụng các thông tin hạn chế cũng là nguồn của các lỗi đánh giá. Các mô hình chấm điểm tín dụng và các quy trình khác là chấp nhận được như là cơ sở sơ cấp hoặc một phần của các ấn định đánh giá và có thể đóng vai trò trong xác lập các đặc trưng tổn thất. Sự phán xét thích đáng và sự giám sát của con người là cần thiết để chắc chắn rằng tất cả các thông tin thích hợp và thực chất, bao gồm các thông tin nằm ngoài phạm vi của mô hình cũng được thu thập vào sự xem xét và mô hình được sử dụng một cách phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)