Xuất sửa đổi tiêu chí đánh giá mô hình chấm điểm XHTD cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 79 - 91)

Bên cạnh việc hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá định tính theo phương pháp chuyên gia, trong thời gian tới Namabank cần có kế hoạch thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình xếp hạng hỗn hợp kết hợp giữ phương pháp chuyên gia và kết quả mô hình tính toán đáp ứng yêu cầu của Basel II.

Đề xuất sửa đổi tiêu chí đánh giá mô hình chấm điểm XHTD cá nhân vay tiêu dùng của Namabank

Với những hạn chế tồn tại của mô hình chấm điểm XHTD khách hàng cá nhân vay tiêu dùng của Namabank như đã phân tích tại mục 2.4, đề tài nghiên cứu đưa ra những đề xuất sửa đổi bổ sung cho mô hình XHTD cá nhân vay tiêu dùng chi tiết tại Phụ lục 3.1, tác giả xin tóm tắt như sau:

Phần I: Thông tin cá nhân

- Trong phần đánh giá về thông tin cá nhân, tác giả để xuất giảm trọng số đánh giá của chỉ tiêu Tuổi từ 15% xuống còn 10%. Chỉ tiêu tuổi được đánh giá nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của các rủi ro nhân mạng, bệnh tật đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này nên được đánh giá thấp hơn do mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng không quá cao.

- Chỉ tiêu Trình độ học vấn, tác giả đề xuất giảm trọng số từ 15% xuống còn 10%. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ học vấn của khách hàng vay, giúp cán bộ tín dụng đánh giá sơ bộ về nền tảng kiến thức của khách hàng, khả năng tạo ra thu nhập của khách hàng vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này nên được đánh giá thấp hơn do mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng không quá cao.

- Chỉ tiêu Lý lịch tư pháp, tác giả đề xuất giảm trọng số đánh giá từ 10% xuống còn 5%. Chỉ tiêu này được đánh giá nhằm mục đích xem xét rủi ro pháp lý của khách hàng vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này được đánh giá chủ yếu chỉ dựa trên lý lịch trong quá khứ của khách hàng để làm cơ sở đánh giá hiện tại và tương lai, do đó tác giả để xuất giảm.

- Chỉ tiêu Tình trạng hôn nhân, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 5%

lên 10%. Chỉ tiêu này đánh giá nhằm mục đích xem xét tác động của tình trạng hôn nhân của khách hàng vay, tác động gián tiếp đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay. Tình trạng hôn nhân sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Chỉ tiêu Tình trạng nhà ở, tác giả đề xuất giảm trọng số đánh giá từ 20% xuống còn 13%. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ ổn định về nơi cư trú của bản thân khách hàng vay. Việc đánh giá chỉ tiêu này chỉ giúp cho cán bộ tín dụng biết được một phần về khả năng tự chủ tài chính của khách hàng vay, không phải yếu tố quyết định ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Chỉ tiêu Đánh giá gia cảnh so với mức chung của vùng, tác giả đề xuất bỏ ra khỏi chỉ tiêu đánh giá. Tiêu chí này đánh giá so với mức chung của vùng, tuy nhiên mỗi vùng sẽ có gia cảnh khác nhau nên việc đánh giá sẽ không có ý nghĩa.

- Chỉ tiêu Số người phụ thuộc, tác giả đề xuất giảm trọng số đánh giá từ 12%

xuống còn 10%. Chỉ tiêu này đánh giá gánh nặng về mặt tài chính của khách hàng vay, tuy nhiên tỷ trọng nên được giảm bớt.

- Chỉ tiêu Tình trạng nhân thân của người trong gia đình, tác giả đề xuất bỏ khỏi chỉ tiêu đánh giá. Tiêu chí này nhằm xem xét rủi ro pháp lý của người thân

khách hàng vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này được đánh giá chủ yếu chỉ dựa trên lý lịch trong quá khứ của người thân khách hàng để làm cơ sở đánh giá hiện tại và tương lai. Chỉ tiêu này không có ý nghĩa nhiều trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, do đó tác giả để xuất bỏ khỏi mô hình.

- Chỉ tiêu Giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ so với dư nợ, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 3% lên 5%. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng được bồi thường về những tổn thất, thiệt hại trong trường hợp khách hàng vay gặp rủi ro về nhân mạng. Chỉ tiêu này nên được tăng thêm trọng số đánh giá do ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng vay.

- Chỉ tiêu Nghề nghiệp, tính chất nghề nghiệp, tác giả đề xuất đưa từ Phần II – Năng lực tài chính sang Phần I – Thông tin cá nhân và giảm trọng số đánh giá từ 8% xuống còn 5%. Chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định trong nghề nghiệp của người vay, tuy nhiên nên giảm trọng số do không ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Chỉ tiêu Rủi ro nghề nghiệp, tác giả đề xuất đưa từ Phần II – Năng lực tài chính sang Phần I – Thông tin cá nhân. Chỉ tiêu này thuộc về đánh giá thông tin cá nhân của người vay.

- Chỉ tiêu Thời gian công tác hiện tại, tác giả đề xuất đưa từ Phần II – Năng lực tài chính sang Phần I – Thông tin cá nhân. Chỉ tiêu này thuộc về đánh giá thông tin cá nhân của người vay.

- Chỉ tiêu Thời gian trong lĩnh vực chuyên môn hiện tại, tác giả đề xuất đưa từ Phần II – Năng lực tài chính sang Phần I – Thông tin cá nhân và giảm trọng số đánh giá từ 5% xuống còn 3%. Chỉ tiêu này thuộc về đánh giá thông tin cá nhân của người vay, đánh giá mức độ ổn định của công việc hiện tại của người vay, tuy nhiên nên giảm trọng số xuống.

- Chỉ tiêu Hình thức hợp đồng lao động, tác giả đề xuất đưa từ Phần II – Năng lực tài chính sang Phần I – Thông tin cá nhân. Chỉ tiêu này thuộc về đánh giá thông tin cá nhân của người vay.

- Chỉ tiêu Uy tín của khách hàng tại đơn vị, tác giả đề xuất đưa từ Phần II – Năng lực tài chính sang Phần I – Thông tin cá nhân. Chỉ tiêu này thuộc về đánh giá thông tin cá nhân của người vay.

- Chỉ tiêu Quan hệ của khách hàng với cá nhân, tổ chức, tác giả đề xuất đưa từ Phần II – Năng lực tài chính sang Phần I – Thông tin cá nhân. Chỉ tiêu này thuộc về đánh giá thông tin cá nhân của người vay.

Phần II: Năng lực tài chính

- Chỉ tiêu Loại hình cơ quan đang công tác, tác giả đề xuất bỏ ra khỏi chỉ tiêu đánh giá. Chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định của môi trường công việc qua loại hình đơn vị người tham gia trả nợ đang công tác, tuy nhiên chỉ tiêu này được đánh giá trùng lắp một phần với chỉ tiêu Nghề nghiệp, tính chất nghề nghiệp nên tác giả đề xuất bỏ ra khỏi mô hình.

- Chỉ tiêu Tổng thu nhập của người vay và đồng trả nợ, tác giả đề xuất tăng

trọng số đánh giá từ 8% lên 10%. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tài chính của những người tham gia trả nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, do đó tác giả đề xuất tăng trọng số.

- Chỉ tiêu Thu nhập ròng ổn định của người vay, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 5% lên 10%. Chỉ tiêu này đánh giá luồng tiền thuần ổn định của người tham gia trả nợ, nhận định khả năng trả nợ gốc và lãi của người vay để có kế hoạch thu nợ phù hợp, ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng, tác giả đề xuất tăng.

- Chỉ tiêu Tỷ lệ giữa thu nhập ròng và nợ phải trả (gốc và lãi), tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 20% lên 35%. Chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá thông qua thu nhập ròng ổn định trong kỳ của người vay, mức độ phù hợp giữa thời gian có thu nhập và lịch trả nợ (gốc và lãi) của người vay.

- Chỉ tiêu Đáng giá khả năng trả nợ của khách hàng, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 6% lên 10%. Đây là đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng về khả năng trả nợ của khách hàng tại thời điểm đánh giá. Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc khách hàng nhiều nhất và có cái nhìn tổng quan về khách hàng khi đánh giá nên tăng trọng này.

- Chỉ tiêu Thu nhập của người thân có thể trả vay, tác giả đề xuất đưa ra khỏi chỉ tiêu đánh giá. Chỉ tiêu này đánh giá nguồn trả nợ có thể phát sinh trả thay hoặc hỗ trợ cho người vay, đặc biệt là trong trường hợp người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình. Tuy nhiên theo tác giả chỉ nên tập trung đánh giá khả năng trả nợ của người vay và những người tham gia trả nợ.

- Chỉ tiêu Tình hình trả nợ đối với TCTD khác trong 36 tháng qua, tác giả đề

xuất tăng trọng số đánh giá từ 10% lên 25%. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụng đối với khách hàng. Tình trạng nợ tại các tổ chức tín dụng khác giúp cán bộ tín dụng thu thập thêm nhiều thông tin về khách hàng, đánh giá đúng về mức độ rủi ro tiềm tàng và sớm có biện pháp ngăn ngừa rủi ro. Chỉ tiêu này tác động rất lớn đến quyết định cho vay của ngân hàng và đánh giá được thiện chí trả nợ trong quá khứ của khách hàng.

Đề xuất sửa đổi tiêu chí đánh giá mô hình chấm điểm XHTD cá nhân vay kinh doanh của Namabank

Đề tài nghiên cứu đưa ra một số sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân vay kinh doanh chi tiết tại Phụ lục 3.3, tác giả xin tóm tắt như sau:

Phần I: Thông tin chủ hộ kinh doanh

- Chỉ tiêu Tuổi, tác giả đề xuất giảm trọng số đánh giá từ 15% xuống 10%. Chỉ tiêu tuổi được đánh giá nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của các rủi ro nhân mạng, bệnh tật đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này nên được đánh giá thấp hơn do mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng không quá cao.

- Chỉ tiêu Trình độ học vấn, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 7% lên 10%. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ học vấn của khách hàng vay, giúp cán bộ tín dụng đánh giá sơ bộ về nền tảng kiến thức của khách hàng, khả năng tạo ra thu nhập của khách hàng vay. Chỉ tiêu này nên được đánh giá với mức trọng số là 10%.

- Chỉ tiêu Tình trạng hôn nhân, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 8%

lên 10%. Chỉ tiêu này đánh giá nhằm mục đích xem xét tác động của tình trạng hôn nhân của khách hàng vay, tác động gián tiếp đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay. Tình trạng hôn nhân sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Chỉ tiêu Thời gian lưu trú trên địa bàn hiện tại, tác giả đề xuất đưa ra khỏi chỉ tiêu đánh giá. Chỉ tiêu này đánh giá một phần mức độ thuận lợi hoặc khó khăn đối với hoạt động theo dõi, kiểm soát thu nợ khách hàng trong tương tai dựa trên mức độ ổn định về nơi cư trú của khách hàng vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này có thể loại ra và tập trung vào đánh giá chỉ tiêu Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng so với doanh thu và chỉ tiêu Số ngày chậm trả bình quân của các khoản phải thu trong phần đánh giá phương án kinh doanh.

- Chỉ tiêu Đánh giá gia cảnh so với mức chung của vùng, tác giả đề xuất đưa

ra khỏi chỉ tiêu đánh giá. Tiêu chí này đánh giá so với mức chung của vùng, tuy nhiên mỗi vùng sẽ có gia cảnh khác nhau nên việc đánh giá sẽ không có ý nghĩa.

- Chỉ tiêu Thâm niên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hiện tại, tác giả đề

xuất giảm trọng số đánh giá từ 15% xuống 10%. Chỉ tiêu này phản ánh kinh nghiệm chuyên môn của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Thời gian hoạt động càng lâu, khách hàng càng được đánh giá cao về mức độ hiểu biết và trải nghiệm thực tế về lĩnh vực, ngành nghệ mình đanh kinh doanh, nhu cầu thị trường, sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng,... Tuy nhiên trọng số đánh giá nên được giảm xuống mức 10%.

- Chỉ tiêu Quyền Sở hữu đối với địa điểm kinh doanh, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 10% lên 20%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định về địa

điểm hoạt động kinh doanh và khả năng tự chủ tài chính của khách hàng vay. Chỉ tiêu này nên tăng trọng số lên mức 20%.

- Chỉ tiêu Rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh, tác giả đề xuất tăng

trọng số đánh giá từ 8% lên 15%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro chung của ngành. Chỉ tiêu này giúp cán bộ tín dụng đánh giá mức độ ổn định, xu thế phát triển của ngành nghề hoạt động của cơ sở kinh doanh, do đó nên được đánh giá với trọng số cao hơn do ảnh hưởng trực tiếp đến phương án và kết quả kinh doanh của khách hàng.

- Chỉ tiêu Mối quan hệ của chủ hộ kinh doanh với cộng đồng, tác giả đề xuất

đưa ra khỏi chỉ tiêu đánh giá. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ uy tín của khách hàng vay trong xã hội, có thể được phản ánh một phần trong chỉ tiêu Tình hình trả nợ đối với tổ chức tín dụng khác trong 60 tháng qua nên có thể loại ra khỏi mô hình.

- Chỉ tiêu Giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ so với dư nợ, tác giả đề xuất

tăng trọng số đánh giá từ 3% lên 5%. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng được bồi thường về những tổn thất, thiệt hại trong trường hợp khách hàng vay gặp rủi ro về nhân mạng. Chỉ tiêu này nên được tăng thêm trọng số đánh giá do ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng vay.

Phần II: Hoạt động kinh doanh

- Chỉ tiêu Thời gian hoạt động kinh doanh, Loại hình ngành nghề sản xuất kinh doanh, Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh trong năm tới, tác giả đề xuất giảm trọng số đánh giá từ 6% xuống 5%. Các chỉ tiêu này nên được đánh giá với trọng số thấp hơn để có thể tập trung vào đánh giá Tốc độ tăng trưởng doanh thu của khách hàng, chỉ tiêu trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay.

- Chỉ tiêu Báo cáo, ghi chép sổ sách, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 5% lên 8%. Chỉ tiêu này đánh giá tính đầy đủ, minh bạch, rõ ràng của các thông tin tài chính của khách hàng vay, góp phần đánh giá chính xác hơn về năng lực tài chính của người vay.

- Chỉ tiêu Số năm làm việc bình quân của người lao động, tác giả đề xuất giảm trọng số đánh giá từ 6% xuống 5%. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ ổn định của đội ngũ nhân sự của hộ kinh doanh, trọng số đánh giá nên giữ tại mốc 5%.

- Chỉ tiêu Tuổi nghề bình quân của người lao động, tác giả đề xuất giảm trọng

số đánh giá từ 4% xuống 3%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lành nghề của đội ngũ nhân lực của hộ kinh doanh, trọng số đánh giá nên giữ tại mốc 3%.

- Chỉ tiêu Tính ổn định của nhân viên trong cơ sở, tác giả đề xuất tăng trọng số đánh giá từ 4% lên 5%. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định trong hoạt động của cơ sở kinh doanh, một khi nhân sự ổn định thì hoạt động kinh doanh mới có điều kiện để phát triển.

- Chỉ tiêu Mối quan tâm của chủ cơ sở về thương hiệu và chất lượng dịch vụ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)