Điều chế oligochitosan khối lượng phân tử từ 3.00 0– 7.000 g.mol-1

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 42 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.2.2. Điều chế oligochitosan khối lượng phân tử từ 3.00 0– 7.000 g.mol-1

Oligochitosan có khối lượng phân tử khác nhau (KLPT1 ~3.000 g.mol-1; KLPT2 ~5.000 g.mol-1; KLPT3 ~7.000 g.mol-1) được điều chế bằng phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa H2O2 kết hợp chiếu xạ tia Co-60 theo 03 bậc (03 lần bổ sung H2O2 đạt 0,5%) cắt đứt liên kết β-1,4 glucozit giữa các đơn phân tử D-glucosamin trong mạch chitosan như sau:

Hòa tan 4,4 g chitosan (chitosan 10% độ ẩm) trong 80 mL dung dịch axit lactic 2%, thêm 3,33 mL dung dịch H2O2 30% để ngâm trong 24 giờ, thêm 1,67 mL dung dịch H2O2 30% và nước cất để thu được 100 mL dung dịch chứa 4% chitosan. Dung dịch trên được chiếu xạ với liều chiếu xạ từ 7 - 49 kGy ở áp suất và nhiệt độ thường

trên nguồn chiếu xạ công nghiệp gamma SVST Co-60/B irradiator với nguồn xạ tia  Co-60 với suất liều là 1,12 kGy/giờ tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ TP.HCM.

Sau mỗi lần chiếu xạ với liều chiếu xạ 7 kGy đều bổ sung 1,67 mL dung dịch H2O2 30% vào dung dịch chitosan để chiếu xạ tiếp cho đến liều chiếu xạ 21 kGy (03 lần bổ sung H2O2 đạt nồng độ 0,5%). Sau liều chiếu xạ 21 kGy thì không bổ sung H2O2. Sau mỗi liều chiếu xạ 7 kGy, mẫu bột oligochitosan thu được từ kết tủa dung dịch oligochitosan bằng cách thêm cồn tuyệt đối 99,5% tỷ lệ thể tích cồn/dung dịch oligochitosan ~ 4/1 và sấy khô ở 60 oC. Mẫu oligochitosan được xác định khối lượng phân tử bằng phương pháp sắc lý lọc gel (GPC), đo phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR) và giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD). Mẫu được bảo quản để làm thí nghiệm tiếp theo.

Hình 2.3. Quy trình điều chế oligochitosan có khối lượng phân tử khác nhau.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 42 - 43)