Hiệu lực in vitro kháng nấm hồng Corticium salmonicolor của nano

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 105 - 107)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.9.1. Hiệu lực in vitro kháng nấm hồng Corticium salmonicolor của nano

tỉ lệ bệnh; CSB: chỉ số bệnh; H: Hiệu quả kiểm soát bệnh.

Hình 3.29. Hình ảnh nghiên cứu hiệu lực kiểm soát in vivo bệnh bạc lá trên lúa: a) Bố trí thí nghiệm; b) Khung điều tra; c) Vết bệnh sau khi xử lý nano SiO2/OC; d)

Vết bệnh đối chứng.

Nhận xét: Vật liệu lai nano SiO2/OC3000 là một loại vật liệu có khả năng kiểm soát bệnh gây hại trên lúa do vi nấm Pyricularia oryzae và vi khuẩn Xanthomonas sp gây ra. Ở nồng độ hoạt chất sử dụng 100 mg.L-1 (57,2 mg.L-1 OC và 42,8 mg.L-1 nano SiO2), vật liệu lai nano SiO2/OC3000 đã ức chế được > 85% bệnh đạo ôn và bạc lá gây hại trên cây lúa tương đương với thuốc bảo vệ thực vật thương mại Trizole 75WP và Visen 20SC. Vật liệu lai nano SiO2/OC3000 là vật liệu mới có khả năng ứng dụng cho việc sản xuất nông sản an toàn thay thế thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

3.9. Hiệu lực kháng bệnh nấm hồng Corticium salmonicolor trên cây cao su.

3.9.1. Hiệu lực in vitro kháng nấm hồng Corticium salmonicolor của nano SiO2/OC. SiO2/OC.

Trong hình 3.30 là ảnh chụp sự phát triển của nấm hồng trên đĩa thạch có chứa vật liệu lai nano SiO2/OC3000 với nồng độ khác nhau ở thời điểm 8 ngày sau nuôi cây nấm. Khả năng ức chế nấm hồng Corticium salmonicolor của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 tăng khi tăng nồng độ hoạt chất nano SiO2/OC khuếch tán trong môi trường thạch. Sau thời gian 8 ngày nhiễm nấm tại tâm đĩa thạch, vật liệu lai nano

a)

c)

b)

SiO2/OC3000 tương ứng với các nồng độ 50; 75; 100; 125 và 150 mg.L-1 thì khả năng ức chế sự phát triển của nấm Corticium salmonicolor lần lượt là 25,6%; 38,3%; 47,4%; 70,3% và 84,8% (tính theo đường kính tản nấm).

Hình 3.30. Ảnh hưởng của vật liệu nano SiO2/OC3000 đến sự phát triển của tản nấm sau 8 ngày nhiễm nấm Corticium salmonicolor.

Hiệu quả ức chế nấm hồng phụ thuộc vào nồng độ hoạt chất nano SiO2/OC3000 biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,5623x - 2,4571 (R2 = 0,9865) và biểu diễn bằng đồ thị ở hình 3.31. Từ đồ thị ở hình 3.31 xác định được IC50 (Nồng độ ức chế 50%) của nano SiO2/OC3000 đối với nấm Corticium salmonicolor là 93,3 mg.L-1. Một số loại vật liệu nano cũng có khả năng ức chế sự phát triển của nấm hồng Corticium salmonicolor, ví dụ nano Ag ở nồng độ 100 mg.L-

1 hiệu quả ức chế đạt 81,9% (Đặng Văn Phú và cs, 2010) [123], nano Cu ở nồng độ 7 mg.L-1 đã có hiệu quả ức chế nấm hồng (Cao Văn Dư và cs, 2014) [124]. Đến nay chưa có kết quả công bố nghiên cứu hiệu lực kháng nấm hồng cao su đối với vật liệu nano SiO2/OC3000.

Dựa trên kết quả thí nghiệm ức chế nấm hồng Corticium salmonicolor bằng phương pháp khuếch tán thạch đĩa, hiệu quả ức chế đạt trên 84% với nồng độ hoạt chất nano SiO2/OC3000 150 mg.L-1, nồng độ này được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm khảo sát hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng ngoài đồng ruộng.

Đối chứng 50 mg.L-1 75 mg.L-1 150 mg.L-1 125 mg.L-1 100 mg.L-1 25.6% 38.3% 47.4% 70.3% 84.8%

Hình 3.31. Hiệu quả ức chế nấm Corticium salmonicolor phụ thuộc vào nồng độ của nano SiO2/OC.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 105 - 107)